Đổ xô xem cá lóc nổi chữ trên đầu
Trụ trì chùa cùng một người rành tiếng Hán dùng kính lúp để phóng to lên thì phát hiện 18 chữ Hán trên đầu cá.
Trưa 17/5, hàng trăm người dân kéo về chùa Phổ Quang (đóng ở thôn 1, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’ga, Đăk Lăk) để tận mắt chứng kiến hai con cá lóc được cho là nổi chữ Hán trên đầu đang được nuôi tại đây.
Người dân hiếu kỳ tập trung xem cá lạ
Được biết, đây là hai con cá được Phật tử phát hiện và mang lên tặng cho nhà chùa. Mỗi con nặng hơn 3kg, trên đầu có những chấm trắng. Khi sư thầy Thích Tâm Định, trụ trì của chùa cùng một người rành tiếng Hán dùng kính lúp để phóng to các chấm trắng lên lên thì phát hiện 18 chữ Hán trên đầu con cá đực. Tuy nhiên, mới chỉ tạm dịch được 12 chữ.
Video đang HOT
Theo đó, bên trái đầu cá được cho là ba chữ Thủy Hỏa Tương (tạm dịch là nắng mưa tương đồng); bên phải đầu cá là ba chữ Trường Thiên Hạ tạm dịch là mọi người, mọi loài hưng thịnh phát triển; ở giữa đầu cá là bốn chữ Đăng Nguyệt Mỹ Định tạm dịch là (Ánh trăng đẹp khi mặt nước yên lặng); hai bên lỗ mũi là chữ Hỷ và chữ Phúc.
Những chấm trắng trên đầu cá được dịch thành chữ Hán
Sau 3 ngày đưa về nuôi, đã có hàng ngàn lượt người dân hiếu kì đến xem cá. Hiện nay, nhà chùa chỉ bắt cá ra cho người dân chiêm ngưỡng vào 8h sáng và 16h chiều hàng ngày.
Theo ANTD
Có thể sẽ 'khiêng' hai ngôi mộ và giếng cổ về bảo tàng Hà Nội
"Ngoài những hiện vật quý thu được, chúng tôi đang xin phép "khiêng" cả hai ngôi mộ và giếng cổ về trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội", PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho hay.
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường công việc khai quật khôi mộ cổ gần 2.000 năm tuổi tại khu vực Ciputra Hà Nội (thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm) cơ bản đã hoàn thành. Hiện tại, đoàn khảo cổ chỉ còn tập trung khai quật chiếc giếng cổ nằm gần khu vực hai ngôi mộ.
"Miệng chiếc giếng cổ có đường kính khoảng 74 cm. Hiện chúng tôi đã đào sâu được 4m, cộng cả phần bị phá hỏng là khoảng 5m4, tuy nhiên vẫn chưa nhìn thấy đáy. Có thể, chiều sâu của chiếc giếng cổ này lên tới hơn 7m.
Hai ngôi mộ quý có thể được mang về trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội.
Theo khảo sát, chiếc giếng cổ có từ thời Lục Triều. Tuy nhiên, gần khu vực đáy giếng phát hiện những viên gạch có được dùng vào khoảng thế kỷ 7-9. Như vậy, chứng tỏ nó đã được sử dụng trong thời gian rất dài. Qua đó tôi dự đoán, gần khu vực này có thể có cả một ngôi làng ven sông Hồng hoặc bến thuyền có nhiều dân cư", ông Cường cho hay.
Cũng theoTS. Cường, qua 10 ngày khai quật, Viện khảo cổ đã thu được rất nhiều hiện vật quý như: bát đồng, bình gốm, chuỗi hạt bằng thủy tinh...
"Hai ngôi mộ cổ đã được GS Phan Huy Lê, Chủ tịch hội Khoa học lịch sử Việt Nam đánh giá là rất đẹp và còn lành lặn như thế là rất hiếm. Những hiện vật này hiện đang được lưu giữ tại huyện Từ Liêm để tiếp tục nghiên cứu, sau đó sẽ mang về Bảo tàng Hà Nội để trưng bày.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đang làm đơn trình lên TP để "khiêng" hai ngôi mộ và chiếc giếng cổ về Bảo tàng Hà Nội để người dân có thể chiêm ngưỡng. Chúng tôi cũng xác định, việc đưa hai ngôi mộ này về Bảo tàng sẽ mất hơn 1 tháng và tốn nhiều nhân lực", TS. Cường nói.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bí ẩn về hai ngôi mộ cổ ở Ciputra Những ngày qua, việc phát hiện hai ngôi mộ cổ gần 2.000 năm tuổi tại khu vực Ciputra Hà Nội (thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm) với gần 30 món đồ cổ đã làm xôn xao dư luận. Bài viết sau đây của PGS-TS Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học VN, người trực tiếp khai...