Đổ xô tìm mảnh vỡ thiên thạch tại Nga
Những người sưu tầm thiên thạch đang tới vùng Chelyabinsk của Nga để tìm kiếm mảnh vỡ thiên thạch sau khi một vật thể lớn nổ tung trên trời vào ngày 15/2.
Mảnh vỡ thiên thạch phá vỡ một cửa sổ tại vùng Chelyabinsk của Nga hôm 15/2. Ảnh: RIA Novosti.
Những mảnh thiên thạch bốc cháy lao xuống miền trung nước Nga hôm qua, làm vỡ nhiều cửa kính và khiến hàng trăm người bị thương. Chúng gây thiệt hại vật chất tại Chelyabinsk và ít nhất 6 thành phố khác. Theo RIA Novosti, số người bị thương đã lên tới gần 1.200.
Nhiều nhà sưu tầm thiên thạch trên khắp thế giới đang di chuyển tới vùng Chelyabinsk để tìm kiếm những mảnh vỡ của viên “đá trời” khổng lồ, Livescienceđưa tin.
“Đây là vụ nổ thiên thạch lớn nhất trong cuộc đời của chúng tôi. Nó là sự kiện hiếm hoi đối với cả giới khoa học lẫn giới sưu tầm thiên thạch. Có vẻ như chúng tôi sẽ có cơ hội tìm được nhiều mảnh vỡ”, Michael Farmer, một người tới từ thành phố Tucson, bang Arizona, Mỹ, phát biểu.
Video đang HOT
Một số chuyên gia nhận định vụ nổ thiên thạch tại Nga sẽ khuấy động thị trường thiên thạch toàn cầu. Nhiều người đã rao bán những mảnh vỡ thiên thạch trên trang eBay. Họ khẳng định chúng là những mảnh vỡ của vật thể lao xuống các thành phố của Nga hôm 15/2.
Mặc dù các nhà khoa học Nga chưa xác định được loại đá rơi xuống hôm qua, song các bức ảnh và video trên mạng cho thấy nó là một loại đá màu đen.
“Nó là một khối đá chondrite, chứ không phải thiên thạch sắt”, Marc Fries, một chuyên gia của Viện Khoa học Hành tinh tại Mỹ, nhận xét.
Alan Rubin, một giáo sư địa chất của Đại học California, nói rằng 70% thiên thạch rơi xuống địa cầu được tạo nên bởi đá chondrite.
Theo VNE
Ép thiên thạch bốc hơi để tránh nguy hiểm
Vụ nổ thiên thạch ở Nga khiến hàng trăm người bị thương hôm 15/2 xảy ra chỉ vài giờ trước khi thiên thạch có kích thước to bằng nửa sân bóng bay rất gần Trái đất. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ hành tinh của chúng ta trước những mối đe doạ đến từ không gian.
Hai sự việc xảy ra rất gần nhau như vậy đặt ra nhiều câu hỏi về sự chuẩn bị của con người để đối phó với mối hiểm nguy từ thiên thạch. Một nhóm nhà khoa học vừa đưa ra kế hoạch nghe như trong phim viễn tưởng, với hệ thống có thể làm bốc hơi những thiên thạch bay gần Trái đất.
Các nhà khoa học ở ĐH Santa Barbara, bang California (Mỹ), đề xuất hệ thống hướng năng lượng mặt trời tới các thiên thạch và phục vụ sứ mệnh thám hiểm vũ trụ mang tên DE-STAR. Ý tưởng của các nhà khoa học là thu năng lượng mặt trời để chuyển đổi thành những chùm tia laser cực mạnh có khả năng làm chệch hướng hoặc làm bốc hơi các thiên thạch đe doạ Trái đất.
Hệ thống DE-STAR thu năng lượng mặt trời để chiếu vào các thiên thạch đe doạ Trái đất
"Hệ thống này giống như ý tưởng trong phim Star Trek. Công nghệ chế tạo các thành phần của hệ thống đều đã có, nhưng chỉ là chưa đạt tới quy mô mà chúng ta cần. Việc mở rộng quy mô sẽ gặp nhiều thách thức, nhưng những yếu tố cơ bản thì đều đã có", Gary B. Hughes, nhà nghiên cứu ở ĐH công nghệ bang California, giải thích.
DE-STAR 2 có đường kính 100m, tương đương kích thước của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), có thể đẩy thiên thạch bay chệch quỹ đạo của chúng. Chi phí để thực hiện dự án này có thể tốn hàng trăm triệu USD vì cần phải đưa nhiều bộ phận lên quỹ đạo để lắp ráp.
Hệ thống như vậy có khả năng làm bốc hơi thiên thạch có đường kính 500m trong vòng 1 năm bằng cách mỗi ngày chiếu chùm ánh sáng 1,4 megaton năng lượng vào thiên thạch đó.
Nhóm của Hughes cho rằng ý tưởng của họ còn có thể phục vụ mục đích khai mỏ trên các hành tinh và du hành trong vũ trụ. Hệ thống DE-STAR có thể trở thành công cụ hữu ích để phân tích thành phần của thiên thạch, từ đó tìm ra khoáng sản quý hiếm trên các hành tinh. DE-STAR còn cung cấp năng lượng cho phi thuyền chuyến du hành giữa các vì sao.
"Theo tính toán của chúng tôi, phi thuyền nặng 1.000kg có thể di chuyển rất nhanh để lên đến sao Hoả trong vòng 15 ngày", Hughes nói.
Nhóm của Hughes sắp tới sẽ công bố chi tiết bản kế hoạch DE-STAR để các nhà khoa học cùng lĩnh vực đánh giá.
Theo 24h
10 vụ thiên thạch rơi đáng nhớ nhất Giới khoa học Nga cho biết, trong hai thế kỷ 19 và 20, trên thế giới và ở Nga đã có hàng trăm trận mưa thiên thạch. Vào lúc 9h20 (giờ địa phương) tức 10h20 phút sáng 15/2 (giờ Hà Nội), mảnh vỡ của ít nhất một thiên thạch đã bốc cháy trên bầu trời, sau đó rơi xuống vùng Ural để lại...