Đổ xô tìm loại cây giống với sâm Ngọc Linh, cây lớn bán 70 triệu/kg
Nhiều người ở Kon Tum, Đắk Lắk tìm đến Lâm Đồng săn lùng loại sâm giống với sâm Ngọc Linh về bán với giá cao.
Hạt kiểm lâm huyện Đam Rông (Lâm Đồng) cho biết, hiện trên địa bàn có một số người từ các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk tới rủ rê nhiều người ở thôn 5, xã Rô Men vào rừng sâu, khu vực núi cao, hiểm trở tìm kiếm, đào lấy gốc cây có hình dạng bên ngoài giống với cây sâm Ngọc Linh.
Loại cây này được những người tìm kiếm cho biết thương lái đang thu mua với giá 15 triệu đồng một kg. Với những cây lớn, giá thu mua 40-70 triệu đồng một kg.
Sâm Đam Rông có hình dáng giống với sâm Ngọc Linh.
Video đang HOT
Trước đó, hồi cuối tháng 7 đầu tháng 8, những người này cũng đã chia thành nhiều nhóm tìm cách xâm nhập bất hợp pháp vào địa giới hành chính Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà thuộc huyện Lạc Dương để tìm loại sâm quý vì cho rằng đã có người tìm được loại cây này tại đây. Sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời, những người này đã rời khỏi địa phương.
Theo Hạt kiểm lâm huyện Đam Rông, loài sâm nói trên có tên khoa học Panax vietnamensis var langbianensis, hình dáng tương đối giống với sâm Ngọc Linh nhưng không có các hoạt chất giống như sâm Ngọc Linh, thường phân bố ở khu vực xã Rô Men, Đạ Tông, Đạ Long tại độ cao 1.200 -1.900 m. Thương buôn đã lợi dụng đặc điểm tương đồng này để thu gom rồi bán với giá hấp dẫn so với sâm Ngọc Linh chính gốc ở Kon Tum có giá dao động giá 8 -15 triệu đồng một lạng (đối với loại có trọng lượng 3 củ một lạng).
Cây sâm lớn ở Đam Rông được thương lái mua với giá 40 -70 triệu đồng một kg.
Để kiểm soát tình trạng trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Công an tỉnh chỉ đạo, bố trí lực lượng tiếp tục theo dõi, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng tuyên truyền, vận động người dân không tái diễn tình trạng tìm cách xâm nhập bất hợp pháp vào Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup – Núi Bà, thuộc địa phận huyện Lạc Dương.
Theo Thi Hà (VnExpress)
Trồng sâm trên độ cao 1.400m ở Lâm Đồng, vừa chất vừa năng suất
Mới đây, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Hiệp hội Nhân sâm Hàn Quốc và Công ty CP Sâm Việt VGC đã tổ chức hội thảo quốc tế về "Phát triển sâm Việt Nam công nghệ cao lần thứ nhất tại Lâm Đồng".
Tại hội thảo này, các nhà khoa học cho rằng, sâm Việt Nam nếu trồng bằng hạt trên đất bằng với mái che nhân tạo và công nghệ mới tại độ cao 1.400m ở Lâm Đồng sẽ cho năng suất cao, hàm lượng saponin vượt trội so tiêu chí dược điển Việt Nam.
Theo TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, địa phương có điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nhiều cây dược liệu quý, trong đó có sâm Việt Nam. Những năm qua, sâm Việt Nam là một trong những cây trồng được quan tâm tại địa phương và được nhiều cơ quan, đơn vị nghiên cứu nhân giống bằng in vitro, phân tích, xác định hàm lượng saponin...
Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố với quốc tế, khẳng định đây là cây sâm quý của Việt Nam và trên thế giới. Qua 5 năm thử nghiệm (2014 - 2019) cho thấy, việc trồng sâm Việt Nam tại Lâm Đồng là hoàn toàn khả thi. Cây sâm trồng từ hạt có tỷ lệ nảy mầm, ra hoa, năng suất cây trồng cao.
Việc trồng thành công sâm Ngọc Linh tại Lâm Đồng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của sâm Việt Nam. Ảnh: V.L
GS - TS Nguyễn Minh Đức - Trưởng khoa Dược (Trường Đại học Tôn Đức Thắng), một trong những nhà khoa học trực tiếp trồng Sâm Ngọc Linh tại tỉnh Lâm Đồng cho biết, kết quả trồng cây sâm tại tỉnh Lâm Đồng theo công nghệ mới có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của sâm Việt Nam.
"Lần đầu tiên, cây sâm được trồng đại trà trên cánh đồng phẳng với mái che nhân tạo. Cũng là lần đầu tiên cây sâm được di thực thành công đến Lâm Đồng là nơi có độ cao thấp hơn, khí hậu có nhiệt độ trung bình cao hơn và cách xa vùng sâm bản địa Ngọc Linh. Việc này mở ra triển vọng ở nhiều địa phương cho đất nước ta. Từ Lâm Đồng trở lên với độ cao và nhiệt độ như vậy thì đều có thể trồng sâm" - ông Đức nhận định.
TS Phạm S cũng cho biết, từ những kết quả đạt được, sắp tới, địa phương sẽ giao cho Sở Khoa học và Công nghệ cùng các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu và chuẩn hóa quy trình canh tác theo hướng công nghệ cao. Bên cạnh đó, Sở NNPTNT cũng sẽ tiếp cận quy trình để từng bước chuyển giao phát triển sản xuất quy mô lớn trong thời gian tới tại tỉnh.
Được biết, sâm Việt Nam còn gọi là sâm Ngọc Linh, sâm K5... được phát hiện đầu tiên vào năm 1973, ở độ cao 1.800m tại vùng núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum). Các công trình nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực công bố đến nay đã chứng minh được sâm Việt Nam là loại sâm quý của Việt Nam và thế giới.
Theo Danviet
Nuôi loài cá "lạ" ở chuồng heo cũ, lớn con nào lái khuân đi con đó Gần đây nghề nuôi cá tầm đã thu hút nhiều hộ chăn nuôi ở huyện am Rông (tỉnh Lâm Đồng), bởi hiệu quả đem lại của nó hơn hẳn nhiều loại con vật nuôi ở huyện. Nguồn lợi từ những lứa cá thương phẩm đầu tiên của một số hộ đi tiên phong trong việc nuôi cá tầm ở đây, đã mở ra...