Đổ xô lên rừng hái sim, đút túi 700.000 đồng/ngày
Gần một tháng nay, người dân xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) ru nhau lên rừng hái sim. Năm nay trai sim vưa được mùa, ban được giá nên nhiều hộ dân có thu nhập khá.
Thời tiết thuận lợi, cây sim rừng ở xã Mỹ Thành, Yên Thành (Nghệ An) trĩu cành, quả to, mọng nước nên rất được giá. Đây cũng là thời điểm tư người lớn đến trẻ em đia phương ru nhau mang dụng cụ đổ xô lên các triền đồi hái sim rừng tự nhiên để bán cho thương lái.
Hơn một tháng nay, người dân ở xã Mỹ Thành, Yên Thành (Nghệ An) có thêm một nguồn thu nhập đáng kể nhờ thu hái sim rừng. Anh: Lê Tâp
Chị Nguyễn Thị Hương (xóm 9, xã Mỹ Thành) chia sẻ: “Cứ vào dịp tháng 8, bà con trong xã lại kéo nhau lên rừng để hái sim rừng về bán. Sim năm nay trĩu cành, quả đẹp, giá cả cũng cao hơn so với năm trước, với mức giá dao đông tư 13.000 – 15.000 đồng/kg. Tinh ra ba con co thu nhập trung bình 500.000 – 700.000 đồng/ngày. Sim chín kéo dài trong khoảng 1,5 – 2 tháng, mỗi mùa sim nhiều gia đình thu nhập hàng chục triệu đồng”.
Em Nguyễn Thị Hà (xóm 10, xã Mỹ Thành) tâm sự: “Mỗi ngày em và mẹ hái được khoảng 20 – 25kg. Tính đến thời điểm hiện tại, hai mẹ con góp tiền từ bán sim cũng được gần 10 triệu đồng. Số tiền đó em sẽ dành dụm đóng học phí, mua đồ dùng học tập để chuẩn bị cho năm học mới”.
Video đang HOT
Người lớn cho đến trẻ em đều tay xách, nách mang dụng cụ lên rừng hái sim. Anh: Lê Tâp
Chị Phan Thị Sâm (xóm 9, xã Mỹ Thành), người kỳ cựu trong nghề hái sim rừng chia sẻ, các năm trước chỉ hái sim đem ra chợ bán với giá rất thấp, nhưng năm nay thương lái về tận địa phương thu mua. Mới đầu mùa sim, gia đình đã thu đươc trên 1 triệu đồng. Tranh thủ thời gian, chị làm thêm việc làm sạch quả sim, cư 1kg thu 50.000 đồng.
“Hái sim rừng lâu năm nên tôi cũng co ít kinh nghiệm, phải nắm chắc được địa hình, địa thế, chỗ nào cây sim phát triển tốt, trĩu cành, quả to, đẹp mới hái được nhiều, bán được giá cao. Cây sim quả to, mọng nước thường mọc ở những vùng đất ẩm ướt, tơi xốp. Cây sim choằn, lá vàng, quả nhỏ, chín không đều có vị chát thường mọc ở những vùng đất khô cằn nên bán giá thấp. Theo kinh nghiệm của tôi, sau một đợt nắng nóng, sim rừng chín rất nhiều, ngọt và mọng nước” – chị Sâm bật mí.
Tranh thu thơi gian nghi he, tre em xa My Thanh cung lên rưng hai sim, co thêm thu nhâp phu giup gia đinh. Anh: Lê Tâp
Với mức giá 13.000 – 15.000 đồng/kg, sim cho thu nhập trung bình 500.000 – 700.000 đồng/ngày cho những hộ hái sim rừng. Anh: Lê Tâp
Những ngày thời tiết thuận lợi, khoảng 11h trưa và 17h chiều, tai gia đình chị Phan Lan Phương (ở xóm 5, xã Mỹ Thành), người đến ban sim và người đến xin làm sạch sim rừng ra vào rất đông đúc. Xem cuốn sổ ghi mua hàng của chị Phương, mỗi ngày có hàng chục người đến ban sim, người ít nhất cũng 5-7kg, người nhiều lên đến cả tạ. Từ đầu mùa đến nay, chị đã thu mua cho bà con địa phương hơn 1 tấn sim rừng.
Chị Phương cho biết: “Tôi là giáo viên, qua đọc sách báo thấy lợi ích của quả sim nên rât muôn tạo điều kiện cho người dân ở địa phương có thêm thu nhập, các em có một mùa hè ý nghĩa, bổ ích, tránh xa được các hoạt động không lành mạnh, sa vào các tệ nạn và yêu lao động hơn nên tôi đã quyết định mở điểm thu mua sim. Qua phương tiện thông tin đại chúng, được bạn bè giơi thiệu nên rất nhiều khách hàng khắp mọi miền đất nước liên hệ để mua sim. Nhờ đầu ra ổn định, giá ban cao nên người dân ở đây đã không quản ngại khó khăn vào rừng hái sim để bán kiếm thêm thu nhập”.
Ngươi dân đia phương lam sach qua sim rưng tai cơ sơ thu mua cua chi Phương. Anh: Lê Tâp
Lượng sim rừng thu mua từ người dân lên đến cả tạ. Anh: Lê Tâp
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Thạch – Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành cho biết: Toàn xã có 600ha rừng, trong đó có khoảng 100ha diện tích rừng sim mọc tự nhiên. Thời tiết năm nay hết sức thuận lợi nên cây sim rừng sai triu quả, đầu ra ổn định nên cũng được giá. Sim rừng thường chín rộ trong khoảng 2 tháng, vào dịp này công việc nhàn hạ nên bà con trong xã lên các triền núi để hái sim. Bởi thế, mùa sim năm nay, nhiều hộ thu cả chục triệu đồng nhờ bán sim rừng”.
Theo Danviet
Nghệ An: 5 người chết, mất trắng 468 tỷ đồng vì mưa lũ
Tính đến thời điểm ngày 19/10, tỉnh Nghệ An ghi nhận 5 trường hợp thiệt mạng trong đợt mưa lũ vừa qua, hơn 468 tỷ đồng đã bị nước lũ cuốn trôi. Trên 80% hồ chứa trên địa bàn tỉnh hiện đã đầy nước.
Đợt mưa lũ vừa qua, Nghệ An thiệt hại về kinh tế ước tính hơn 468 tỷ đồng.
Báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, do ảnh hưởng của đợt mưa lũ từ ngày 14/10 đến ngày 19/10, trên địa bàn tỉnh có 5 người chết, trong đó 2 người ở huyện Hưng Nguyên, các huyện Nam Đàn, Yên Thành, Thanh Chương mỗi huyện 1 người tử vong.
Mưa lũ cũng khiến 8.225 nhà dân thuộc các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, TP Vinh, Nghi Lộc, Yên Thành bị ngập, 13 nhà bị sập, 20 hộ dân phải di dời.
Có hơn 1.800 ha lúa mùa, gần 8.000 ha ngô và rau màu, hơn 66 ha cây ăn quả bị ngập, hơn 13.500 con gia súc, gia cầm bị nước cuốn trôi; Nhiều km đường giao thông, bờ kè, bờ sông, kênh mương thủy lợi bị sạt lở, hư hỏng; hơn 2.800 ha nuôi trồng thủy sản bị hư hại... Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng hơn 468 tỷ đồng.
Tỉnh Nghệ An có 625 hồ đập lớn nhỏ, trong đó trên 80% hồ chứa đã đầy nước, còn lại đạt trên 70% dung tích. Tính đến thời điểm này các hồ chứa đều đảm bảo an toàn.
Nghệ An cũng đã có tờ trình đề nghị Trung ương hỗ trợ 103 tấn gạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tại các huyện Hưng Nguyên, TP Vinh, Nghi Lộc, Yên Thành; cấp 700kg hóa chất xử lý môi trường...
Tính đến 14 giờ ngày 18/10/2016, tỉnh Nghệ An đã tiếp nhận được 1,58 tỷ đồng tiền ủng hộ.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Ông lao ra sông Lam nhưng không kịp cứu hai cháu Vụ đuối nước thương tâm xảy ra sáng 12-7, người ông nội phát hiện hai cháu và người bạn của cháu đuối nước trên sông Lam (đoạn chảy qua xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) liền lao ra cứu nhưng không kịp. Sáng 12-7, trong khi nghỉ hè, em Trần Trọng Nghĩa (12 tuổi) và em Nguyễn Văn Linh (11 tuổi,...