Đổ xô lên rừng hái “lộc Tết”
Cây đót được xem là “lộc Tết” mà núi rừng mang lại cho người dân nơi đại ngàn Đông Giang, Tây Giang (Quảng Nam).
Chiều muộn, những phụ nữ Cơ Tu quay về với gùi đót trên lưng.
Cứ mỗi độ cận Tết, khi những cây đót mọc phất phơ, nở hoa trắng xóa trên triền đồi cũng là lúc mùa đót vào vụ. Đót vươn mình mạnh mẽ giữa vùng đất Đông Giang, Tây Giang hiền hòa.
Những ngày cận Tết, người dân già có, trẻ có… rộn ràng vào rừng để hái “ lộc Tết”. Họ mang theo gùi, men theo những cung đường dốc khúc khuỷu, bất chấp hiểm nguy để mưu sinh giữa đại ngàn hẻo lánh.
Đót mọc thành từng bụi (lùm) ở nơi có độ dốc cao nên việc thu hoạch hết sức khó khăn. Muốn bứt đót phải dùng hai chân trụ vững ở dốc núi, một tay bám víu, một tay thu hoạch. Gặp những bụi đót già, “phấn hoa” của đót bám vào người, gây bệnh ngứa ngoài da. Đó là chưa kể đến việc bị tấn công bất ngờ bởi các loại côn trùng như ong, muỗi…
Anh A Lăng Mười (30 tuổi) cho biết: “Đót là món quà của rừng ban tặng, nhờ vậy mà mình có thêm thu nhập để trang trải ngày Tết. Mỗi ngày mình đi bứt đót từ sáng sớm rồi bán lại cho thương lái, có thu nhập vài trăm/ngày chứ chẳng chơi”.
Giá thành 5.000 đồng/ký đót, với “lộc Tết” này nhiều bà con Cơ Tu có thêm được niềm vui trong ngày Tết: Sắm cho trẻ nhỏ chiếc áo mới, bữa cơm ngày Tết được nhiều thịt, cá hơn.
Video đang HOT
Niềm hân hoan, hạnh phúc của họ đang nở rộ cùng đót. Những ngày này, đi trên quốc lộ 14E, 14B hay con đường mòn Hồ Chí Minh ghé ngang qua mảnh đất Đông Giang, màu vàng vọt của những cây đót vừa phơi khô nằm trải dài, ngút mắt người đi đường.
Dịp Tết, cây đót góp phần nuôi sống những người con của núi rừng và cư dân các vùng lân cận, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho những tiểu thương chuyên mua đót từ vùng xuôi.
“Cận Tết thì tiểu thương từ dưới xuôi cũng tất tả ngược lên núi để thu mua đót tươi vừa được người dân khai thác về bán kiếm lãi. Tranh thủ tôi đánh xe làm vài chuyến để có đồng ra đồng vô sắm Tết cho những đứa cháu ở nhà”, ông Nguyễn Văn Trung (huyện Đại Lộc) giãi bày.
Bấp chấp hiểm nguy, men theo triền núi để hái đót.
Đót tươi được bán cho các thương lái giá 5.000 đồng/ký.
Những cây đót dài, tươi rói được sắp xếp cẩn thận để bán cho thương lái dưới xuôi.
Nụ cười mừng rỡ vì được mùa đót.
Theo Dũ Tuấn (Danviet.vn)
Đào tạo hơn 150 cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã đặc biệt khó khăn, xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 năm 2014.
Theo đó, sẽ tỉnh sẽ đào tạo cho 156 cán bộ là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã; cán bộ Tài chính - kế toán xã; cán bộ nông nghiệp; cán bộ xây dựng hoặc địa chính xã thuộc 21 xã khu vực III và 18 xã, thị trấn thuộc khu vực II có thôn đặc biệt khó khăn được đầu tư chương trình 135 giai đoạn 2014-2015.
Tỉnh Quảng Nam đào tạo cán bộ đưa về các xã khó khăn để phát triển kinh tế. Trong ảnh: Bí thư huyện miền núi Tây Giang - ông Briu Liếc - khảo sát một khu dân cư đang hoàn thiện trên địa bàn
Dự kiến khóa đào tạo sẽ bắt đầu từ ngày 4-15/8/2014. Mục tiêu là giúp cho cán bộ được đào tạo nắm bắt được những kiến thức cơ bản về tổ chức thực hiện các dự án hợp phần chương trình 135 như: dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; kỹ năng thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, tổ chức thực hiện duy tu bảo dưỡng công trình; nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác kế toán, phương pháp lập kế hoạch; tổ chức thanh quyết toán hạng mục công trình xây dựng cơ bản; các loại hình đầu tư trên địa bàn xã do xã chủ đầu tư.
Trong một quyết định khác, ngày 1/8, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng đã ký quyết định điều động, luân chuyển 57 cán bộ, giáo viên khối mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thuộc ngành giáo dục và đào tạo các huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Phước Sơn về nhận công tác tại ngành giáo dục và đào tạo các huyện: Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Nông Sơn.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Phước Sơn ban hành quyết định điều động, luân chuyển về và Chủ tịch UBND các huyện: Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Nông Sơn ban hành quyết định tiếp nhận, phân công công tác đối với 57 cán bộ, giáo viên nêu trên trong tháng 8 này.
Được biết, tính đến cuối năm 2013, toàn tỉnh đã giải quyết cho 841/868 cán bộ, giáo viên được điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, thôi việc và có nguyện vọng ở lại công tác tại các huyện miền núi nằm trong danh sách đề án khảo sát ban đầu.
Theo kế hoạch, trong năm 2014-2015, có gần 540 cán bộ, giáo viên đủ điều kiện về thời gian công tác tại các huyện miền núi có nguyện vọng luân chuyển về các trường huyện, thành phố. Ngoài ra, các huyện miền núi cũng đề nghị điều động 71 cán bộ, giáo viên lên công tác tại miền núi.
Công Bính
Theo Dantri
Trở lại "làng ma ám" Cách đây khoảng 7 tháng, 17 hộ dân thôn Bút Tưa (xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, Quảng Nam) lũ lượt rời bỏ làng để... lánh nạn vì nhiều cái "chết xấu" xảy ra trong làng. Nay cuộc sống ở làng mới như thế nào? Cây cỏ ngập lút "làng ma" Từ con đường bê tông ven đồi, chúng tôi dừng lại trước...