Đổ xăng ở Hà Nội: Bớt căng thẳng ở nhiều cây xăng
Việc đổ xăng ở Hà Nội ngày 12/11 đã bớt căng thẳng hơn trước đó. Cảnh xếp hàng dài tuy còn xuất hiện ở 1 số cửa hàng, nhưng người mua vẫn được đổ 1 lượng xăng.
Bớt cảnh cả tiếng mới đổ được xăng
Ghi nhận của PV. VietNamNet ngày 12/11, tại cây xăng quân đội trên đường Nguyễn Phong Sắc, lượng xe đổ về đây không quá đông, việc đổ xăng diễn ra bình thường. Khách hàng cũng chỉ đợi khoảng 5-7 phút là đến lượt mua dù đây là cây xăng có diện tích khá nhỏ.
Tại cây xăng trên đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) trưa ngày 12/11, không có cảnh xếp hàng đổ xăng tại đây. Các khách hàng đều được đáp ứng lượng xăng theo yêu cầu.
4h30 chiều ngày 12/11, tiếp tục khảo sát cây xăng trên đường Võ Chí Công, việc mua xăng không mấy khó khăn. Khách hàng không phải chen chúc đổ xăng.
Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Văn Tuấn (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), cho biết: “Sáng nay tôi có việc đi lên Sóc Sơn. Trên đường đi tôi cũng ghé đổ đầy bình xăng ở xã Minh Phú. Cây xăng khá vắng vẻ và ai cũng được đáp ứng đủ lượng xăng theo yêu cầu”.
Tuy nhiên, theo ghi nhận, một số cây xăng ở các tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn vẫn còn cảnh xếp hàng dài đổ xăng. Đó là cây xăng trên đường Nguyễn Trãi, đường Láng, đường Nguyễn Lương Bằng… Thực tế, vào những ngày bình thường, các cây xăng này cũng luôn trong cảnh đông đúc.
Tờ giấy dán ở nhiều cây xăng trong những ngày khan hiếm xăng dầu. Ảnh: Phạm Hải
Còn tại cây xăng trên đường Lê Văn Lương, chiều 12/11 lượng khách vẫn đông nhưng không đến mức “nghẹt thở”. Khu vực đổ xe máy, khách hàng xếp hàng dài khoảng 20 mét. Còn khu vực đổ ô tô, có khoảng 10 xe đợi đến lượt.
Vừa đổ 500 nghìn tiền xăng, chị Nguyễn Thị Bích chia sẻ: “Tôi đợi khoảng 20 phút thì đến lượt. Rất may đổ bao nhiêu cũng có, còn những ngày trước đó thường bị giới hạn”.
Video đang HOT
Đồng loạt vào cuộc tạo nguồn cung xăng dầu
Trong khi đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành vẫn đang tìm các giải pháp để ổn định nguồn cung xăng dầu.
Hôm qua (12/11), Bộ Công Thương đã họp bàn với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hành rà soát và bước đầu đưa ra một số vấn đề cần đề xuất, sửa đổi đối với các nghị định liên quan đến kinh doanh xăng dầu, như chu kỳ điều hành giá xăng dầu; mức chiết khấu; đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ nhiều nguồn; quyền và nghĩa vụ của các thương nhân phân phối; quyền và nghĩa vụ của các thương nhân đầu mối; việc thống nhất đầu mối quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu; việc quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu; việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Trước đó, ngày 8/11, căn cứ vào số liệu về chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam do 28 doanh nghiệp cung cấp, Bộ Tài chính đã điều chỉnh tăng một số mặt hàng xăng dầu: xăng E5 đã tăng 290 đồng/lít lên 640 đồng/lít và xăng E95 tăng thêm 560 đồng/lít lên mức 1.280 đồng/lít.
Bộ Tài chính cho biết, qua theo dõi, chi phí định mức này cao hơn chi phí nhập khẩu thực tế của các lô xăng dầu gần đây.
Cụ thể, ngày 20/10, Petrolimex nhập một lô xăng RON92 với chi phí là 359 đồng/lít (định mức là 640 đồng/lít); RON95 là 819 đồng/lít (định mức là 1.280 đồng/lít).
Tới ngày 6/11, có một lô cũng của Petrolimex về tới cảng có chi phí là 458 đồng/lít đối với RON92 và 803 đồng/lít đối với RON95, đều thấp hơn chi phí định mức Bộ Tài chính mới sửa đổi.
Cũng trong ngày 12/11, Bộ Tài chính có văn bản đề nghị Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối khẩn trương rà soát đánh giá việc thực hiện và báo cáo chi tiết chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam; chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng. Thời kỳ thu thập số liệu báo cáo từ 21/10 đến 14/11.
Đại biểu Quốc hội đề nghị vận hành linh hoạt giá xăng dầu
Cần quan tâm đến cung – cầu, hạn chế “bao cấp bù lỗ, bù giá” và cần linh hoạt khung giá phù hợp thị trường là những vấn đề ĐBQH quan tâm khi đề cập đến giá xăng dầu.
Giá xăng dầu hôm nay 13/11: Tổng kết tuần dầu WTI giảm gần 4%
Giá xăng dầu hôm nay 13/11, thị trường thế giới tổng kết tuần với dầu WTI giảm gần 4% và dầu Brent giảm 2.6%.
Giá xăng dầu thế giới
Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 13/11 (theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ giảm 0.42 USD, xuống còn 88.95 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 0.66 USD, xuống mức 95.72 USD/thùng.
Giá dầu giảm so với tuần trước sau khi các cơ quan y tế ở Trung Quốc nới lỏng một số hạn chế COVID-19 của nước này, làm tăng hy vọng cải thiện hoạt động kinh tế và nhu cầu ở nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.
Dầu thô Brent giao sau đã giảm 2,6% trong tuần, trong khi đó giá WTI giảm gần 4% trong tuần.
Giá dầu WTI trên thị trường thế giới vào sáng 13/11 (giờ Việt Nam)
Các hợp đồng dầu chuẩn giảm trong tuần do tồn kho dầu của Mỹ tăng và lo ngại kéo dài về nhu cầu nhiên liệu giới hạn ở Trung Quốc, nhưng mức tăng vào cuối tuần đã hạn chế thiệt hại.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết OPEC sẽ vẫn thận trọng về sản lượng dầu, lưu ý rằng các thành viên đã nhìn thấy "những bất ổn" trong nền kinh tế toàn cầu trước cuộc họp tiếp theo của khối vào tháng 12, Bloomberg News đưa tin.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác, được gọi là OPEC , tháng trước đã đồng ý cắt giảm sản lượng mạnh và sẽ họp lại vào ngày 4/12 để đưa ra chính sách chính thức.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết, Hoa Kỳ rất vui khi Ấn Độ tiếp tục mua nhiều dầu của Nga kể cả với mức giá cao hơn cơ chế giới hạn giá do G7 áp đặt nếu nước này tránh xa các dịch vụ bảo hiểm, tài chính và hàng hải của phương Tây bị ràng buộc bởi giới hạn này.
Ông Yellen cho biết thêm, Nga sẽ không thể bán nhiều dầu như hiện nay một khi Liên minh châu Âu ngừng nhập khẩu mà không áp dụng mức giá giới hạn hoặc giảm đáng kể so với giá hiện tại.
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới vào sáng 13/11 (giờ Việt Nam)
Các nhà ngoại giao cho biết Bỉ, Hy Lạp, Ý và Ba Lan đã đe dọa chặn một loạt động thái mới của Liên minh châu Âu để giảm bớt cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng vì họ tức giận rằng mức trần giá khí đốt không nằm trong các đề xuất chi tiết.
Những bất đồng dai dẳng giữa 27 nước EU làm dấy lên triển vọng rằng các bộ trưởng năng lượng của khối sẽ không thể đưa ra phê duyệt cuối cùng về giới hạn tại cuộc họp vào ngày 24/11 như dự kiến.
Mức giới hạn giá này nhằm cắt giảm doanh thu từ dầu mỏ của Nga trong khi vẫn giữ dầu thô của Nga trên thị trường bằng cách từ chối bảo hiểm, dịch vụ hàng hải và tài chính do phương Tây cung cấp có giá trên 1 USD cố định trên một thùng.
Giới hạn là một khái niệm được Hoa Kỳ thúc đẩy kể từ khi EU lần đầu tiên đưa ra kế hoạch vào tháng 5 về lệnh cấm vận đối với dầu của Nga để trừng phạt Moscow.
Giắc bơm dầu khí TORC gần Granum, Alberta, Canada (nguồn: Reuters)
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 13/11 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 11/11 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương:
Cụ thể, giá xăng giá xăng E5 RON 92 tăng 838 đồng/lít, lên 22.711 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 1.111 đồng/lít, lên 23.867 đồng/lít. Tương tự, giá dầu hỏa tăng lên 24.747 đồng/lít; dầu diesel giảm 87 đồng/lít xuống 24.983 đồng/lít; dầu mazut tăng 678 đồng/kg lên 14.760 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này, Liên bộ Tài chính - Công Thương ngừng chi Quỹ bình ổn giá, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 ở mức 200 đồng/lít, dầu mazut 300 đồng/kg, không trích lập với dầu diesel và dầu hỏa.
Giá xăng dầu hôm nay 12/11: Lội ngược dòng, tăng gần 3 USD/thùng Giá xăng dầu hôm nay 12/11, thị trường thế giới lội ngược dòng tăng gần 3 USD/thùng khi dữ liệu lạm phát Hoa Kỳ nhẹ hơn dự kiến và đồng USD suy yếu. Giá xăng dầu thế giới Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 12/11 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ tăng 2.55 USD, lên...