Đỏ và nhức mắt sau COVID-19: Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Tôi khỏi bệnh đã 2 tháng nhưng tình trạng đỏ và nhức ở mắt vẫn còn, xin bác sĩ lý giải nguyên nhân và cách điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga ( Bộ Quốc phòng) dẫn một nghiên cứu cho rằng người từng mắc COVID-19 có khả năng bị bệnh vi mạch võng mạc cao gấp 8,8 lần so với người không nhiễm.
F0 hậu COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh vi mạch võng mạc liên quan đến tình trạng rối loạn đông máu sau khỏi bệnh.
Bệnh vi mạch võng mạc cần đi khám bác sĩ nhãn khoa sớm để điều trị kịp thời, tránh gây ra những ảnh hưởng không thể hồi phục về thị lực. Bên cạnh hội chứng thị giác màn hình, F0 bị đỏ mắt, đau mắt kéo dài khi đang mắc bệnh và hậu COVID-19 chiếm số lượng lớn.
Nguyên nhân chính khiến F0 bị đau, đỏ mắt sau khi khỏi bệnh là virus nhân lên trong niêm mạc mắt.
Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể nhỏ nước muối sinh lý. Tuy nhiên, có trường hợp F0 xuất hiện cả virus nhân lên trong niêm mạc và bội nhiễm vi khuẩn. Muốn nhanh khỏi, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ nhãn khoa để dùng thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh.
Ngoài ra, nhiều người cách ly, điều trị ở nhà thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính khiến sức khoẻ đôi mắt bị ảnh hưởng. Người bệnh nhìn màn hình điện thoại, máy tính quá lâu sẽ gây áp lực lên đôi mắt, khiến võng mạc bị thiếu máu do không được cung cấp đầy đủ. Do đó, mắt sẽ nhanh mỏi, thậm chí bị giảm thị lực.
Video đang HOT
Khi bị đau, đỏ, mỏi mắt, người dân nên dùng các loại thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo, giữ mắt không bị khô, cung cấp các vitamin cho mắt.
Người bệnh cũng có thể dùng nhỏ mắt kháng sinh, chứa corticoid chống viêm, không nên lạm dụng những thuốc nhỏ mắt này. Về cơ bản, các loại thuốc nhỏ mắt thông thường đều không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ đôi mắt.
Bé 13 ngày tuổi nguy kịch vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc chữa viêm da
Thấy con mới 9 ngày tuổi có dấu hiệu viêm da, gia đình đã cho con uống thuốc nam không rõ nguồn gốc chữa viêm da.
Sau 2 ngày uống thuốc nam, trẻ nguy kịch tính mạng, suy đa tạng, rối loạn đông máu .
Trẻ bị nguy kịch sau uống thuốc nam không rõ nguồn gốc là bé H.N.H (13 ngày tuổi, trú tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ).
Trẻ 9 ngày tuổi đã cho uống thuốc nam
Tin từ Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ cho biết, bệnh nhi được chuyển đến từ Trung tâm y tế huyện với chẩn đoán viêm phổi. Thời điểm vào viện, bé có tình trạng suy hô hấp nặng không đáp ứng với thở oxy, được các bác sĩ cấp cứu đặt ống nội khí quản, thở máy.
Khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả cho thấy trẻ có tình trạng suy gan, thận nặng, kèm theo tình trạng suy tim rất nặng, rối loạn đông máu nặng nề, toan chuyển hoá nặng, nước tiểu gần như không có, xuất huyết nhiều vị trí trên da.
Hình ảnh trên phim chụp X-quang phổi cũng cho thấy có rất nhiều tổn thương. Các kết quả xét nghiệm hoàn toàn không tương xứng với chẩn đoán viêm phổi ban đầu.
Bệnh nhi H suy đa tạng sau khi uống thuốc nam đang được điều trị tại đơn nguyên Cấp cứu - Hồi sức tích cực và chống độc Khoa Sơ sinh (Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ). Ảnh BVCC
Tiến hành khai thác lại các yếu tố tiền sử bệnh từ phía gia đình, được biết, cách ngày vào viện 4 ngày, trẻ có dấu hiệu bị viêm da nên gia đình đi cắt thuốc nam về cho trẻ uống 2 ngày.
Tuy nhiên sau đó tình trạng viêm da của trẻ không những không cải thiện mà trẻ còn xuất hiện các triệu chứng nặng hơn nên gia đình đưa trẻ đi khám.
Bác sĩ Nguyễn Đức Hậu - Trưởng khoa Nhi Sơ sinh cho biết, khi đã xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy đa tạng của trẻ là do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, các bác sĩ tiếp tục cho trẻ thở máy, đặt catheter trung tâm, đặt huyết áp động mạch xâm lấn, bù dịch liên tục.
Đồng thời, điều chỉnh rối loạn toan máu, rối loạn đông máu, bảo vệ tế bào gan, nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn; Tiếp tục duy trì lợi tiểu, cho trẻ sử dụng thuốc vận mạch kết hợp kháng sinh.
Sau 6 giờ điều trị tích cực, trẻ đã bắt đầu có nước tiểu trở lại. 2 ngày sau chức năng gan, thận của bé đã cải thiện, chức năng tim ổn định.
Sau 5 ngày điều trị, trẻ được rút ống nội khí quản, hết tình trạng suy đa tạng. Theo dõi và điều trị tiếp đến ngày thứ 9, sức khỏe của bé hoàn toàn ổn định, khỏe mạnh và được cho xuất viện.
Loại thuốc nam được gia đình cho bệnh nhi uống để điều trị viêm da. Ảnh BVCC
Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc nam
Theo các bác sĩ, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung, nhiều người dân vẫn còn thói quen sử dụng các loại thuốc nam, thuốc bắc để điều trị bệnh. Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ.
Bệnh nhi H. không phải là trường hợp đầu tiên được ghi nhận bị ngộ độc do uống thuốc nam. Trước đó, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trẻ ngộ độc rất nặng do sử dụng thuốc nam, thuốc cam và đặc biệt ngộ độc do sử dụng sái thuốc phiện mà theo kinh nghiện dân gian để làm sạch đường tiêu hoá.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tùy tiện cho con sử dụng các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc mà nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế khi con có dấu hiệu bị bệnh để được thăm khám, điều trị đúng cách.
Đột ngột đau bàn tay cảnh báo điều gì với sức khỏe? Chơi thể thao, té ngã là những nguyên nhân phổ biến gây đau bàn tay. Trong một số trường hợp, đột ngột đau ở bàn tay có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Đột ngột đau ở bàn tay có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe sau: Đau ở bàn tay có rất nhiều nguyên nhân, từ...