Đồ uống, thức ăn tiện dụng lên ngôi, nhân lực ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm khát chưa từng có
Trong cuộc sống hiện đại, các sản phẩm đồ uống, thức ăn nhanh tiện dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng, nhất là giới trẻ.
Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm đang rất cao.
Thông tin tuyển sinh của ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, bên cạnh nhu cầu nguồn nhân lực có kiến thức công nghệ chuyên sâu, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm rất cần một nguồn lực vừa có hiểu biết về công nghệ chế biến, chất lượng sản phẩm, vừa có kiến thức về quản trị, kinh doanh, kỹ năng đàm phán… để đảm trách các vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp như phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch, vật tư, quản lý sản xuất…
Chính vì vậy, ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm trở thành một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh và thu hút nhiều thí sinh đăng ký theo học.
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm là gì?
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm là ngành học tiềm năng tại Việt Nam (Ảnh: Internet)
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm là ngành học nghiên cứu về các công nghệ bảo quản, chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm và kinh doanh thực phẩm.
Sinh viên theo học ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức cơ sở và chuyên ngành rộng trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh thực phẩm như: Kiến thức về khoa học thực phẩm, nguyên lý quản trị, kinh doanh, có khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu quản trị, kế toán, tài chính và marketing và kinh doanh thực phẩm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin; kỹ năng phân tích chất lượng và an toàn của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm; kỹ năng tính toán các thông số công nghệ để lựa chọn máy và thiết bị phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất thực phẩm; kỹ năng xây dựng, điều hành quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng thực phẩm.
Theo lãnh đạo Công ty SAM Việt Nam – Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các nguyên liệu thực phẩm nhập khẩu từ Châu Âu, chia sẻ: Hiện các trường đại học ở Việt Nam đang chỉ đào tạo kỹ sư chuyên ngành thực phẩm chứ chưa có sự kết hợp đào tạo kỹ sư thực phẩm và quản lý kinh doanh.
Trong khi hầu hết các công ty trong lĩnh vực thực phẩm đều đang rất cần nhân lực có kiến thức kết hợp của cả hai ngành này.
Nhân lực 2 trong 1 như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian công sức cho công ty và nguồn nhân lực này chắc chắn sẽ có những vị trí hấp dẫn, năng động trong tương lai.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm có thể làm việc ở đâu?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm có thể làm việc trong các vị trí sau sau:
Nhân viên trong các phòng kinh doanh, kế hoạch, vật tư; nhân viên giám sát, đảm bảo chất lượng (QA: Quality Assurance), tổ trưởng, quản lý và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Chuyên viên trong các cục/chi cục/phòng ban chuyên môn về chất lượng nông-lâm-thủy sản, chế biến nông sản thực phẩm, khuyến nông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương…
Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu về công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, kinh doanh nông nghiệp và kinh doanh thực phẩm.
Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…
Tại sao chọn ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là trường đại học trọng điểm quốc gia với môi trường học tập năng động, hiện đại, nơi hội tụ của hàng vạn sinh viên bản lĩnh, sáng tạo cùng nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm, tạo cơ hội cho sinh viên phát triển bản thân và cống hiến những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Học viện luôn quan tâm xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy, học tập, giải trí của sinh viên ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm, bao gồm hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, khu liên hợp thể thao…
Đặc biệt, năm 2017, Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 54,2 triệu đô la Mỹ để tăng cường năng lực học tập, giảng dạy, nghiên cứu cho giảng viên và người học.
Nhờ đó, sinh viên Học viện nói chung, sinh viên ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm nói riêng có nhiều cơ hội trải nghiệm môi trường học tập tuyệt vời với đầy đủ trang thiết bị tiên tiến nhất thế giới.
Tòa nhà khoa phục vụ thực hành, thực tập của Khoa Công nghệ thực phẩm sẽ hoàn thành trong năm 2021 (Ảnh: mô hình)
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm ra đời trên cơ sở hợp tác giữa Trường Đại học CORK của Cộng hòa Ailen với Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Sinh viên ngành này được học tập/nghiên cứu bởi đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản tại các nước tiên tiến như: Uc, Bỉ, Pháp, Áo, Hàn Quốc…
Ngoài giờ học lý thú trên lớp và phòng thí nghiệm, sinh viên được tham quan, thực tập nghề nghiệp tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, doanh nghiệp phân phối thực phẩm như: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc, Công ty Tribeco, Công ty xuất nhập khẩu rau quả GOC, Công ty sữa Nutricare, Công ty Thạch rau câu Long Hải, Trung tâm thương mại Aeon Mall…
Sinh viên thực tập tại Trung tâm thương mại Aeon Mall, Hà Nội
Bên cạnh đó, sinh viên còn được tăng cường thực hành, nghiên cứu khoa học, tham gia các buổi tọa đàm, seminar, hội thảo để tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công việc trong tương lai.
Sinh viên thực hành tại Phòng thí nghiệm Trung tâm khoa học và công nghệ thực phẩm (ISO/IEC 17025:2017)
Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Vụ hàng trăm người ngộ độc thức ăn: Phạt mỗi hộ kinh doanh 90 triệu đồng
Hai hộ kinh doanh thực phẩm chay trong vụ hàng trăm người ngộ độc bị phạt nặng, mỗi hộ phải chịu mức phạt 90 triệu đồng.
Có 230 người tại huyện Hòa Vang ngộ độc nhập viện sau khi dùng thức ăn chay
Liên quan đến vụ việc 230 người dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) bị ngộ độc sau khi dùng thức ăn chay, sáng nay (9/6), Ban quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng cho biết, UBND thành phố vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với 3 hộ kinh doanh do vi phạm các quy định về vệ sinh ATTP.
Cụ thể, hộ kinh doanh của bà Nguyễn Thị Kim T. có 3/16 mẫu thực phẩm đang kinh doanh nhiễm vi khuẩn vượt mức cho phép phải chịu mức phạt là 90 triệu đồng. Tương tự, hộ kinh doanh của bà Nguyễn Thị T. có 2/5 mẫu thực phẩm đang kinh doanh nhiễm vi khuẩn vượt mức cho phép cũng bị phạt 90 triệu đồng.
Hai hộ này đã vi phạm "Bán thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định về ATTP gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 5 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự" được quy định tại điểm a, khoản 8, điều 22 Nghị định 115/2018 của Chính phủ. Đồng thời, đình chỉ kinh doanh 4 tháng đối với cả 2 cơ sở này.
Ban quản lý ATTP Đà Nẵng cho biết thêm, đơn vị này cũng ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền 12,5 triệu đồng đối với hộ bà Nguyễn Thị T. về hành vi "Vi phạm các điều kiện đảm bảo ATTP trong sản xuất thực phẩm theo quy định của pháp luật. Cụ thể là sản xuất đậu khuôn có vi khuẩn E.Coli vượt mức cho phép có thể gây nguy hại đến tính mạng con người được quy định tại khoản 1, điều 10, Luật ATTP năm 2010".
Như Báo Giao thông đưa tin, đêm 7/5, có 230 người trên địa bàn 2 xã Hòa Phong và Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang) có biểu hiện sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng.... phải nhập viện sau khi ăn thức ăn chay mua ở chợ Túy Loan.
Ban quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng đã lấy 29 mẫu thực phẩm tại các gia đình có người nghi ngộ độc và nơi cung cấp nguyên liệu để xét nghiệm tìm nguyên nhân ngộ độc.
Kết quả cho thấy, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do người dân ăn phải các món chay bị nhiễm vi sinh vật vượt mức cho phép, như: nem chay, mì căn, đậu khuôn chiên, cá kho chay, sườn xá xíu, chả chay kho, mì căn xào thịt bò, chả phù chúc, nui xào...
Áp lực kết nối giao thông tại các khu công nghiệp Đồng Nai hiện có 31 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Những năm trở lại đây, khi dân số tăng nhanh, tình trạng kẹt xe tại các đô thị cũng diễn ra phổ biến hơn. Đặc biệt, tại các tuyến quốc lộ, trục đường...