Đồ uống dinh dưỡng giúp giảm triệu chứng sốt xuất huyết
Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao, mệt mỏi. Khi bị sốt, cơ thể mất nước nên cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi.
Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Do đó, bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể. Việc phát hiện, điều trị sớm và chăm sóc dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh sốt xuất huyết.
Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao
Dưới đây là một số thức uống tốt cho người bệnh sốt xuất huyết:
Nước dừa: Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao. Theo nghiên cứu thành phần dinh dưỡng, nước dừa tự nhiên chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C…
Các khoáng chất có trong nước dừa như: Kali, natri, canxi, magie, selen, đồng, kẽm… rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ, điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.
Nước ép trái cây: Nước ép trái cây là nguồn cung cấp chất điện giải tốt cho cơ thể, nên cho người bệnh sốt xuất huyết uống thay vì chỉ uống nước lọc. Các loại nước ép cam, chanh, bưởi, kiwi, cà chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như kali và natri, đặc biệt là vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng tính vững bền của thành mạch, từ đó giảm nguy cơ xuất huyết.
Video đang HOT
Nước ép củ cải đường: Củ cải đường rất giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn tình trạng giảm tiểu cầu do tác động của các gốc tự do. Nó có vitamin A, C, K và các khoáng chất thiết yếu, giúp ngăn ngừa sự suy thoái của mạch máu và sự phát triển của các vấn đề về tuần hoàn. Bằng cách uống nước ép củ cải đường thường xuyên, người bệnh sốt xuất huyết có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Củ cải đường là một phương thuốc tuyệt vời tại nhà để chống mệt mỏi và các triệu chứng tương tự của bệnh sốt xuất huyết. Vì củ cải đường có hàm lượng sắt rất cao nên nó có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sản xuất tế bào máu. Hỗn hợp từ củ cải đường và nước chanh không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mà còn tăng cường hấp thu hàm lượng sắt vào cơ thể.
Nước nha đam: Nha đam có đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm canxi, magie, phốt pho, kali, kẽm, natri, đồng và vitamin C, E và B. Vì vậy, nước ép nha đam có ứng dụng y học rất lớn và là trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch và thúc đẩy sản xuất tiểu cầu trong máu. Nên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn của người bệnh sốt xuất huyết.
Sữa: Ngoài đồ uống điện giải nói chung, Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết có thể uống sữa để giảm triệu chứng sốt xuất huyết thay vì chỉ uống nước lọc.
Sữa là thực phẩm giàu protein thường được dùng để bổ sung dưỡng chất hàng ngày hoặc khi bị ốm. Nhiều người khi bị sốt xuất huyết lại không dám uống sữa vì cho rằng sữa gây đầy bụng, khó tiêu và làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất, chứa chất điện giải natri 42mg/100g, kali 156mg/100g, đồng thời chứa vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D, vitamin K, phốt pho, magie và kẽm rất cần thiết để thực hiện mọi chức năng của cơ thể giúp người bệnh nhanh hồi phục. Sữa dạng lỏng nên phù hợp với người bệnh đang trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Sữa cũng dễ tiêu hóa và hấp thu nên có thể giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng.
Sốt xuất huyết uống nước dừa được không?
Sốt xuất huyết thường gây ra tình trạng sốt, cơ thể mệt mỏi, mất nước. Do đó, việc bổ sung nước và chất điện giải cho người bệnh sốt xuất huyết là vô cùng quan trọng.
Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát trên cả nước, đặc biệt tại Hà Nội. Chỉ trong một tuần, Thủ đô đã ghi nhận 2.578 ca bệnh và 78 ổ dịch sốt xuất huyết mới.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 70 - 80 ca sốt xuất huyết, trên 30 ca có dấu hiệu cảnh báo, đe dọa diễn tiến nặng. Toàn viện có khoảng 80 bệnh nhân sốt xuất huyết đang trong tình trạng rất nặng.
Dịch sốt xuất huyết vấn đang diễn biến phức tạp, nhiều ca nặng (Ảnh minh họa)
CDC Hà Nội dự báo, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội sẽ rơi vào tháng 10, 11. Với diễn biến thời tiết như hiện nay, nhiệt độ hàng ngày dao động trong khoảng 26 - 32⁰C, là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát sinh bọ gậy và muỗi.
Kết hợp với việc đã có nhiều ổ dịch, nhiều ca mắc trên địa bàn thành phố, mật độ quần thể muỗi truyền bệnh tiếp tục duy trì ở mức cao, nhiều điểm vượt ngưỡng dẫn đến nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh... Do đó, tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp trong các tuần tới.
Bác sĩ Cấp khuyến cáo, ở giai đoạn đầu sốt xuất huyết ở tại gia đình, mọi người phải theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu có nguy cơ trở nặng. Đặc biệt, một sai lầm rất nguy hiểm là sau giai đoạn đầu của bệnh thấy cắt cơn sốt người dân thường chủ quan nghĩ rằng bệnh đã khỏi. Trong khi đó, thời điểm này mới là giai đoạn bệnh có nguy cơ chuyển biến nặng cao nhất
"Khi xuất hiện dấu hiệu có nguy cơ trở nặng phải đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời vì khoảng thời gian điều trị để bệnh nhân hồi phục không có nhiều, chỉ vài tiếng.
Xử lý kịp thời, sau 2-3 ngày bệnh nhân sẽ được ra viện. Nếu giai đoạn này bị bỏ lỡ 4 - 6 tiếng, bệnh nhân có thể rơi vào tụt huyết áp, sốc, chảy máu không kiểm soát, suy đa tạng...", bác sĩ Cấp nói.
Trong pha 1, giai đoạn 3 ngày đầu bị sốt xuất huyết, hãy hạ sốt, chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh bằng cách uống nhiều nước oresol, nước trái cây, nước dừa, đồ ăn loãng như súp, cháo...
Còn ở pha 2, giai đoạn từ cuối ngày thứ 3 - 7, sốt thường đã thoái lui nhưng bổ sung nước vẫn rất quan trọng. Nhiều người thích uống nước dừa, nhưng khi uống nước dừa, lý tưởng cho thêm chút muối.
"Vì nếu nồng độ muối trong máu thấp, không may vào giai đoạn thoát dịch, người có nồng độ natri trong máu thấp, tốc độ thoát dịch cao hơn người khác. Vì thế, khi uống nước dừa, nên cho thêm ít muối để giảm nguy cơ biến chứng thoát dịch ở bệnh nhân sốt xuất huyết", bác sĩ Cấp thông tin.
Nước dừa có tác dụng tốt cho người mắc sốt xuất huyết (Ảnh minh họa)
Đồng quan điểm, ThS. BS Vũ Mạnh Cường - Phụ trách điều hành khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E cho biết, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết, do đó bên cạnh việc điều trị triệu chứng, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.
Trong đó, nước dừa là loại nước uống bổ dưỡng, cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất điện giải cho cơ thể.
Tuy nhiên, nước dừa bổ mát có tính âm cao không nên lạm dụng, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 - 2 quả. Đặc biệt là người hàn lạnh âm thịnh dương suy, miệng không khát nên kiêng nước dừa, nếu uống cho thêm vài lát gừng, một chút ít muối để tăng dương tính, khử bớt tính hàn.
Những người như thế nào dễ có diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết? Theo BS Nguyễn Trung Cấp, một người điều trị khỏi bệnh sốt xuất huyết vẫn có thể mắc lại vì có 4 túyp virus. Theo BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhóm bệnh nền, dễ chảy máu, có bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, có bệnh đông máu, khó cầm máu, không may...