Đồ uống “di sản” đặc biệt trong bữa tiệc Hàn Quốc chiêu đãi ông Kim Jong-un
Một loại đồ uống đặc biệt được xem là di sản văn hóa phi vật thể đã được phục vụ trong bữa tiệc chiêu đãi nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhân dịp hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
Hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên cùng hai phu nhân nâng ly tại tiệc chiêu đãi hôm 27/4 (Ảnh: Reuters)
Trong bữa tiệc chiêu đãi được tổ chức tại khu phi quân sự liên Triều vào tối 27/4, nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in đã cùng nhau nâng ly uống rượu sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh liên Triều. Nhà lãnh đạo Triều Tiên được cho là không từ chối bất kỳ lời mời uống rượu nào từ các quan khách dự tiệc.
Theo Korea Times, loại rượu đặc biệt được phục vụ trong bữa tiệc có tên moonbaesool. Đây là đồ uống chưng cất được làm từ hạt kê. Tên của rượu moonbaesool được ghép từ hai phần là “munbae” – loại lê dại trên bán đảo Triều Tiên và “sool” – nghĩa là rượu. Việc gọi tên như vậy vì rượu moonbaesool có hương vị giống quả lê, còn thực chất lê không phải là nguyên liệu làm ra đồ uống này.
Trước đây tại Triều Tiên, moonbaesool được làm từ nước của sông Taedong. Ngày nay, loại rượu này được sản xuất tại thành phố Gimpo ở phía tây thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Người thừa kế
Video đang HOT
Theo Dantri
Lee Seung-yong giới thiệu rượu truyền thống (Ảnh: Korea Times)
Lee Seung-yong, 43 tuổi, là người thừa kế thế hệ thứ 5 của “di sản văn hóa” moonbaesool. Ông nội của Lee từng sản xuất rượu moonbaesool tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, nhưng sau đó đã chuyển tới Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Lee đã dành 5 năm để được đào tạo trở thành người thừa kế loại rượu đặc biệt trên bán đảo Triều Tiên vào năm 1997 và hiện là giám đốc của công ty sản xuất rượu Moonbaesool. Lee sản xuất 3 loại rượu với nồng độ lần lượt là 40 độ, 25 độ và 23 độ. Theo Lee, rượu moonbaesool rất phù hợp với các món ăn có hương vị mạnh như thịt cừu, thịt thăn bò hay hải tiêu.
Rượu moonbaesool từng được phục vụ trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên giữa cố Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il vào năm 2000.
“Hương vị của rượu lần này đã có sự khác biệt, vì bây giờ tôi là người chịu trách nhiệm sản xuất. Moonbaesool đã trở thành đồ uống chiêu đãi tại thời khắc quan trọng trong quan hệ liên Triều”, Lee cho biết.
Đối với Lee Seung-yong, việc Hàn Quốc và Triều Tiên xích lại gần nhau và ra Tuyên bố chung Panmunjeom sau hội nghị thượng đỉnh tuần trước mang rất nhiều ý nghĩa. Theo tuyên bố này, Triều Tiên và Hàn Quốc đã nhất trí phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên và chính thức chấm dứt chiến tranh liên Triều bằng hiệp ước hòa bình, thay vì thỏa thuận đình chiến như hiện nay.
“Khi lớn lên, tôi có thể nhận ra rằng ông tôi muốn quay trở về quê hương như thế nào”, Lee cho biết.
Ông nội của Lee đã qua đời vào năm 1993 khi chưa một lần có cơ hội quay về thăm quê hoặc gặp lại họ hàng tại Triều Tiên. Lee hy vọng có thể đưa nhà máy sản xuất rượu về Bình Nhưỡng theo nguyện vọng của ông.
“Bây giờ tôi hy vọng chúng tôi có thể bắt đầu bằng việc nhập khẩu hạt kê và nước (từ Triều Tiên), trước khi chuyển nhà máy về Bình Nhưỡng”, Lee chia sẻ thêm.
Thành Đạt
Hàn Quốc dọn dàn loa tuyên truyền khủng khỏi biên giới với Triều Tiên
Quân đội Hàn Quốc cho biết sẽ dỡ tất cả các loa phát thanh được lắp đặt dọc biên giới với Triều Tiên, động thái đầu tiên để thực hiện thỏa thuận đạt được tại thượng đỉnh giữa ông Moon Jae-in và ông Kim Jong-un hồi tuần trước.
Hàn Quốc tháo dỡ dàn loa phát thanh tuyên truyền từ ngày mai 1.5. Ảnh: Yonhap.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, sẽ bắt đầu công việc để loại bỏ các thiết bị này từ khu phi quân sự (DMZ) từ ngày mai (1.5), theo Yonhap.
Trong cuộc hội đàm hôm 27.4, Tổng thống Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhất trí "hoàn toàn chấm dứt tất cả các hành vi thù địch với nhau ở mọi miền".
Hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc - Triều Tiên nói thêm, hai bên sẽ ngừng tất cả các hành vi thù địch và loại bỏ các phương tiện, trong đó có tuyên truyền thông qua loa phóng thanh và rải tờ rơi, trong các khu vực dọc theo đường giới tuyến quân sự (MDL).
Trước thượng đỉnh liên Triều, Hàn Quốc đã ngừng phát các chương trình phát thanh chống Bình Nhưỡng ở khu vực biên giới. Triều Tiên cũng đã dừng phát thanh tuyên truyền của nước này.
Bà Choi Hyun-soo - phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay, việc dỡ bỏ các loa phát thanh là một động thái bước đầu được thực hiện để xây dựng lòng tin quân sự giữa hai bên.
Bà Choi không xác nhận số lượng loa được đặt dọc theo đường biên giới liên Triều. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho biết có hàng chục dàn loa, bao gồm cả cố định và di động được đặt tại đây.
LIÊN HÀ
Theo Dantri
Trùm tình báo 20 năm gắn kết bán đảo Triều Tiên Lãnh đạo tình báo Hàn Quốc Suh Hoon là quan chức hiếm hoi đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hội nghị thượng đỉnh liên Triều lịch sử, đưa Hàn Quốc và Triều Tiên xích lại gần nhau sau thời gian dài căng thẳng. Ông Suh Hoon lau nước mắt sau khi hai nhà lãnh đạo Hàn - Triều ra...