Độ tuổi phụ nữ ung thư vú ngày càng trẻ
Ở Việt Nam mỗi năm có thêm 12.000 ca mới mắc bệnh ung thư vú. Tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng và trẻ hoá.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thanh Phong, phân khoa Phẫu thuật lồng ngực – Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, ung thư vú là bệnh lý ung thư hàng đầu ở nữ giới. Hằng năm trên thế giới có thêm trên một triệu phụ nữ mắc bệnh này. Ở Việt Nam, theo thống kê, mỗi năm có 12.000 ca mới, tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng và trẻ hoá.
Ảnh minh họa: News.
Các yếu tố nguy cơ ung thư vú:
- Nữ giới mắc ung thư vú cao hơn 100 lần so với nam.
- Tần suất mắc bệnh gia tăng theo tuổi.
- Một số nghiên cứu cho thấy nhóm phụ nữ có đời sống kinh tế xã hội cao thì nguy cơ ung thư vú cao gấp đôi so với phụ nữ có mức sống thấp.
- Vị trí địa lý: Phụ nữ ở Bắc Mỹ hay châu Âu có tần suất mắc bệnh cao hơn ở châu Á.
Các yếu tố di truyền:
- Chủng tộc: Theo thống kê, có một số chủng tộc đối mặt với nguy cơ ung thư vú cao hơn chủng tộc khác.
- Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ di truyền càng cao.
- Đột biến gene: Nếu bệnh nhân có đột biến gen BRCA1, BRCA2 sẽ có nguy cơ bị ung thư vú đến 70-80% trong cuộc đời.
Những yếu tố về kinh nguyệt và sinh sản:
Video đang HOT
- Thời điểm có kinh: Có kinh nguyệt lần đầu càng trễ sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
- Thời điểm mất kinh: Mãn kinh càng muộn, nguy cơ bệnh càng tăng.
- Mang thai: Số lần mang thai và tuổi lúc sinh con đầu tiên có thể ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư vú. Cho con bú làm giảm nguy cơ này.
- Mức nội tiết tố trong cơ thể: Sử dụng thuốc nội tiết tố trong giai đoạn mãn kinh làm tăng khả năng bị ung thư vú.
Lối sống:
- Béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú.
- Tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ.
- Thức ăn: Chế độ ăn ít chất béo có thể làm giảm nguy cơ bệnh.
- Tiền sử bệnh: Một người từng bị ung thư vú thì nguy cơ bị mắc lần thứ hai khoảng 1%/ năm ở những người chưa mãn kinh và 0,5% ở những người mãn kinh.
- Những yếu tố nguy cơ khác như: Hút thuốc lá, tiếp xúc với tia X khi còn nhỏ làm tăng khả năng mắc bệnh.
Các dấu hiệu nhận biết ung thư vú:
- Sờ được khối u ở tuyến vú.
- Chảy dịch núm vú.
- Chàm ở quầng vú và núm vú.
- Trong giai đoạn muộn, vùng da của tuyến vú có thể thay đổi trở nên sần sùi như da cam, núm vú bị kéo lệch, sờ được hạch nách…
Các phương pháp điều trị:
Điều trị ung thư vú cần phải phối hợp nhiều phương pháp để có một kết quả tốt nhất gồm phẫu thuật, hoá trị, chiếu tia, điều trị nội tiết tố, liệu pháp ngắm trúng đích.
Bệnh ung thư vú đặt người phụ nữ vào tình thế phải đương đầu với cả sự đau đớn về thể xác và thử thách to lớn về tinh thần trước việc mất một phần cơ thể cũng như sự gợi cảm. Ngày nay, việc điều trị ung thư vú không chỉ giúp chị em lành bệnh mà còn phải giúp họ được giữ được vẻ đẹp và sự gợi cảm của tuyến vú.
Trước đây điều trị ung thư vú bằng phẫu thuật bao gồm cắt toàn bộ tuyến vú, cắt cơ ngực lớn và nạo toàn bộ các nhóm hạch nách. Sau đó phẫu thuật đoạn nhũ có cải tiến là chừa lại không cắt ngực nhưng cũng cắt toàn bộ tuyến vú và nạo một phần hạch nách.
Kể từ thập niên 80, phương pháp điều trị phẫu thuật bảo tồn tuyến vú (cắt một phần tuyến vú chứa khối u hay cắt tuyến vú bán phần) kết hợp với xạ trị được áp dụng rộng rãi cho những trường hợp ung thư có kích thước nhỏ. Phương pháp này cho tỷ lệ sống tương đương với phẫu thuật cắt tuyến vú toàn bộ.
Kể từ thập niên 90, phương pháp sinh thiết hạch canh gác được thay thế nạo hạch thường quý, nghĩa là, đầu tiên bác sĩ chỉ lấy vài hạch nhỏ ở nách qua một đường rạch nhỏ để xét nghiệm. Nếu có tế bào ung thư di căn thì sẽ nạo hạch, còn nếu không có tế bào ung thư di căn thì sẽ không nạo hạch. Phương pháp này giúp làm giảm các biến chứng của nạo hạch và ít gây tàn phế.
Đối với những người ung thư vú giai đoạn trễ, những bệnh nhân có khối u nhỏ nhưng không muốn điều trị với tia xạ trị, những người có nguy cơ tái phát ung thư cao như đột biến gene thì phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú vẫn là phương pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên trong trường hợp này, bác sĩ có thể tạo hình lại tuyến vú cho bệnh nhân với hình dạng gần như bình thường.
Hiện nay có nhiều phương pháp tạo hình tuyến vú như sử dụng túi nước hay silicon, sử dụng mô tự thân, sử dụng tế bào mỡ tự thân… Theo các chuyên gia, tạo hình tuyến vú bằng vạt cơ lưng rộng và kỹ thuật bơm tế bào mỡ chiết xuất là phương pháp phù hợp nhất đối với phụ nữ Việt Nam, có thể tái tạo một tuyến vú gần như bình thường.
Thi Trân
Theo VNE
Khoảng 14.000 phụ nữ Việt mắc ung thư vú mỗi năm
Phó giáo sư Trần Văn Thuấn - Phó giám đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư cho biết, ung thư vú là bệnh phổ biến hàng đầu đối với phụ nữ ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 14.000 phụ nữ mắc ung thư vú.
Hiện nay, ung thư vú là bệnh phổ biến hàng đầu đối với phụ nữ ở Việt Nam. Nghiên cứu năm 2.000 của Bệnh viện K cho thấy, tỷ lệ mắc ung thư vú chuẩn theo tuổi là 17,4/100.000 dân nhưng đến năm 2011 tỷ lệ này đã tăng lên mức 29,9/100.000 dân.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 14.000 phụ nữ mắc ung thư vú. Hiện nay, có một khó khăn là hiểu biết của người dân về phòng chống bệnh ung thư vú vẫn còn thấp. Vì vậy, người bệnh thường đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn, làm cho hiệu quả điều trị còn nhiều hạn chế.
Theo Phó giáo sư Thuấn, những người có nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất là người sử dụng thuốc tránh thai trên 10 năm (nguy cơ cao gấp 2-4 lần); có chị em gái, mẹ mắc ung thư vú (nguy cơ cao gấp 6 lần), người thừa cân béo phì, người có chế độ ăn nhiều thịt, ít rau quả...
Phó giáo sư Trần Văn Thuấn cho hay, hiện nay trình độ khám, phát hiện và điều trị ung thư vú ở Việt Nam nói riêng và ung thư nói chung tương đương với các nước trong khu vực.
Ông Thuấn cũng cho biết các bác sĩ quốc tế khuyến cáo phụ nữ nên đi khám tầm soát ung thư vú từ sau tuổi 45, nhưng ở VN do tuổi phát hiện ung thư vú sớm hơn nên cần tầm soát ung thư sớm hơn.
Ảnh minh họa.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú
Ung thư vú là một bệnh lý ác tính xuất hiện trong các tế bào ở mô của vú. Những tế bào này thường phát sinh từ các ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vú, sau đó có thể lây lan trong các mô hoặc cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư vú thường xảy ra ơ phụ nữ và nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi tác. Theo thống kê, dưới 10% ung thư vú xảy ra trước tuổi 40, 25% xảy ra trước tuổi 50 vàtrên 50% xảy ra sau 50 tuổi. Ung thư vú rất hiếm gặp ở nam giới.
Triệu chứng thường gặp của ung thư vú là một khối bướu có thể sờ nắn được bằng tay, có kích thước khoảng từ 1cm trở lên và không đau. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một vài dấu hiệu bất thường khác để phát hiện ung thư vú như:
- Tiết dịch núm vú, nhất là khi có lẫn máu hoặc có màu hơi đen
- Tổn thương dạng chàm khiến núm vú trở nên đỏ, đóng vảy hoặc loét, khuyết
- Núm vú bị thụt vào trong
- Xuất hiện vết lõm hoặc nếp nhăn kéo lõm bề mặt của tuyến vú
- Tổn thương dạng "da cam" của tuyến vú
- Tất cả những dấu hiệu trên không phải chỉ gặp ở ung thư vú mà còn xuất hiện ở các trường hợp tổn thương lành tính dạng bướu đặc (như bướu lành sợi - tuyến vú), hoặc dạng nang (như các nang lành tính của tuyến vú). Khi nhận thấy bất cứ một dấu hiệu nào bất thường, bạn cần đi khám ngay và bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm bổ sung, nếu cần.
Theo Vnmedia
Phụ nữ ở những độ tuổi sau cần đặc biệt đề phòng bệnh ung thư vú Ung thư vú thường xảy ra ở phụ nữ và nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi tác. Bệnh ung thư vú tăng theo tuổi tác, trong đó phụ nữ tuổi trung niên, tuổi mãn kinh chiếm phần lớn. Theo tài liệu điều tra, người ở độ tuổi 40-59 là tuổi hay bị nhất, chiếm khoảng 75% tổng số người bệnh ung...