Độ tuổi người chơi trên 35 tuổi tăng đột biến, game có phải chỉ dành cho “trẻ trâu”?
Qua những con số thống kê, bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện nhất về độ tuổi các game thủ thời nay.
Theo báo cáo của NPD Group – công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu với hơn 25 năm theo dõi dữ liệu về đồ chơi và game cho biết, người lớn từ 35 tuổi trở lên đang dành nhiều thời gian hơn để chơi game so với năm trước. Họ dành thời gian trung bình khoảng 15 giờ/tuần, tăng 2 giờ so với con số 13 giờ vào năm 2019.
Trong khi những người trong độ tuổi 10-24 duy trì ở mức trung bình 15 giờ/tuần thì những người trưởng thành ở độ tuổi 35-44 có số giờ chơi game trên mức trung bình, khoảng 16 giờ/tuần. Sự thay đổi về thời gian chơi game này theo nhà phân tích Mat Piscatella là do những thay đổi về hành vi từ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, game thủ ở độ tuổi 35-44 đã tăng 37% và ở độ tuổi 45-54 đã tăng 59%. Do giãn cách xã hội và làm việc từ xa khiến nhiều người ở nhà hơn. Tổ chức Y tế thế giới cũng đã phát động chiến dịch khuyến khích mọi người ở nhà và chơi game. Tuy nhiên, đối với một số người, việc ở nhà chơi game còn là một cách để “xả stress”.
Ở Mỹ, chơi game hiện đang trở thành một loại hình giải trí chính trong các gia đình, điều này xuất phát từ khi iPad được phát hành vào năm 2010. Đến nay, 65% số hộ gia đình ở Mỹ có các thiết bị để chơi game.
Ngày nay, chơi game là lựa chọn của rất nhiều người trưởng thành. Chỉ 27% số game thủ là có độ tuổi dưới 18. Độ tuổi trung bình của game thủ là 35. Đa phần người chơi hiện nay là người có công ăn việc làm ổn định và có tiền để “đổ” vào game, điều này một phần giúp cho ngành công nghiệp game trở nên ngày càng phát triển.
Top 10 series kinh điển định hình ngành công nghiệp game hiện đại
Lịch sử trò chơi điện tử đã trải qua quá trình phát triển rất dài, trong số đó nhiều series góp công lớn để thúc đẩy cho cả ngành lên tầm cao mới.
Qua năm tháng, chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều dòng game đến rồi lại đi, nhưng vẫn có một số ít tồn tại và được tôn vinh cho đến tận ngày hôm nay. Đây đều là những series kinh điển, tạo ra sức ảnh hưởng lớn đến cả ngành công nghiệp game về sau này.
Sau đây là top 10 series kinh điển, được coi là tượng đài định hình ngành công nghiệp game hiện đại.
Final Fantasy
Nói đến thể loại nhập vai thì không thể không nhắc đến Final Fantasy - một trong những dòng game đình đám và có sức ảnh hưởng rộng khắp trong làng game. Ra mắt lần đầu vào năm 1987, nhận được vô vàn lời tán dương từ cộng đồng game thủ, Final Fantasy đã dần dần trở thành một dòng game nhập vai kinh điển chạm thấu con tim của biết bao người chơi nhờ sở hữu cách kể chuyện đầy cảm động và thế giới đầy sáng tạo.
Vì những phiên bản sau này có bổ sung một số cơ chế mới nên cộng đồng fan ít nhiều cũng bị chia rẽ, nhưng nhìn chung thì series này vẫn thành công vang dội, nhất là tại thị trường Nhật Bản quê nhà. Mỗi phần Final Fantasy sẽ đưa người chơi vào một thế giới mới, với cốt truyện và nhân vật đong đầy cảm xúc, tạo sự hấp dẫn và cuốn hút đối với fan gạo cội lẫn người chơi lần đầu đến với vũ trụ FF.
Doom
Doom đã tạo ra một cuộc cách mạng trong làng game FPS nhờ áp dụng công thức mới, đem thể loại bắn súng góc nhìn thứ nhất đến với nhiều game thủ hơn và đồng thời biến nó thành một trong những thể loại chính trong thế giới game.
Gameplay của Doom đơn giản nhưng đầy cuốn hút, và chính yếu tố này đã tạo tiền đề cho các nhà phát triển lấy ý tưởng và tạo ra những công thức riêng biệt, trở thành nền tảng vững chắc để hiện thực hóa các series đình đám như Call of Duty, Half-Life sau này.
Street Fighter
Có thể nói nhờ Street Fighter mà thể loại đối kháng mới phát triển được như hiện tại. Hầu hết game đối kháng ra mắt sau Street Fighter II (1991) đều lấy ý tưởng dựa theo trò này. Thậm chí có game còn sao chép cả nhân vật, chiêu thức, và cả sân đấu luôn.
Có một số series như Mortal Kombat sử dụng cơ chế điều khiển khác, nhưng Street Fighter vẫn chứng minh được rằng đây là dòng game kinh điển có sức ảnh hưởng rộng khắp, kể cả khi thể loại đối kháng đã bước vào thế giới đồ họa 3D với các series như Tekken hay Battle Arena: Toshinden. Công thức của Street Fighter vẫn còn hữu dụng cho đến thời điểm hiện tại, bằng chứng là phần mới nhất Street Fighter V (2016) được nhiều trang game uy tín đánh giá với số điểm khá cao.
Warcraft
Series Warcraft ban đầu thuộc thể loại chiến thuật, nhưng đến bản World of Warcraft (2004) thì nó lại trở thành nền móng cho những tựa game MMORPG sau này. Rất khó để xác định được WoW có sức ảnh hưởng lớn đến mức nào đối với thể loại MMORPG, chỉ biết là nó đã giúp thế loại này bước sang một chương mới hoàn toàn.
Trong vòng 16 năm qua, WoW vẫn tiếp tục thu hút thêm người chơi đến với thế giới đầy huyền bí. Nó cho phép game thủ tạo ra những nhân vật độc đáo và liên minh với nhau, tạo ra bang hội để cùng nhau càn quét vùng đất Azeroth. Sau này Blizzard có tung thêm những bản cập nhật mở rộng, bổ sung nội dung cho game thủ có thêm nhiều thứ để khám phá, giúp dòng game này luôn mới mẻ trong mắt người chơi. Trong khi đó, những tựa game MMORPG khác vẫn tiếp tục lấy cảm hứng từ WoW và mượn các cơ chế trong game để biến tấu nó thành những thứ phù hợp hơn với thời cuộc.
Pokémon
Bắt đầu "cuộc hành trình" của mình là một tựa game được lấy cảm hứng từ bộ anime cùng tên ra mắt trên hệ máy Gameboy. Nhờ sở hữu "mức độ gây nghiện" cao, Pokémon sớm nở rộ tiềm năng của mình và trở thành một hiện tượng toàn cầu. Dòng game này không chỉ có sức ảnh hưởng trong mảng game mà còn làm tăng hiệu quả marketing cho các chương trình TV, phim ảnh, và các trò chơi thẻ bài.
Vào năm 2016, cả thế giới như muốn "nổ tung" khi tựa game Pokémon GO ra đời. Tựa game này đã tạo ra một làn sóng mới cho khái niệm vui chơi ngoài trời cho game thủ. Tuy nhiên, nó cũng gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông bởi vì có một số người chơi chỉ lo tập trung đi thu thập Pokémon mà không ngó ngàng những thứ xảy ra xung quanh mình.
Resident Evil
Ngay từ khi phần đầu tiên của dòng game này được phát hành trên hệ máy PlayStation, Resident Evil đã mang tới cho người chơi một trải nghiệm hoàn toàn mới về thể loại game kinh dị. Mặc dù game thủ lúc bấy giờ còn lạ lẫm với thuật ngữ "kinh dị sinh tồn", nhưng một khi họ đã chơi qua dòng game kinh điển này rồi thì không cẩn giải thích họ vẫn sẽ hiểu kinh dị sinh tồn là như thế nào.
Công thức để tạo nên tuyệt phẩm Resident Evil có thể đã được nhà phát triển thay đổi vài lần trong vòng mấy năm qua, tuy nhiên thì yếu tố kinh dị vẫn được giữ lại làm yếu tố chủ chốt của dòng game. Một số những tựa game kinh dị nổi tiếng bị ảnh hưởng từ Resident Evil có thể kể đến như Silent Hills, Outlast và Dead Space. Điều này càng chứng tỏ rằng bất kỳ tựa game kinh dị nào cũng có thể lấy cảm hứng từ Resident Evil từ nội dung cho đến cơ chế game.
Thiết kế game hiện đại: Chỉ phức tạp hơn chứ chưa bao giờ khó hơn 20 năm trước? Game hiện đại đang ngày càng hướng đến sự phức tạp nhưng chúng chưa bao giờ phát triển hơn so với 20 năm trước. Có thể nói rằng quãng thời gian 20 năm qua là thời điểm ngành công nghiệp game bùng nổ, phát triển mạnh mẽ. Những tựa game đình đám ra đời trước hoặc sau năm 2000 đều lần lượt được...