‘Đồ từ thiện là của người nghèo, xin nhà giàu đừng nhận’
8 giờ sáng mỗi ngày, ông Đặng Chiếu Nhiên, quản lý của quán cùng các tình nguyện viên đến cho cơm vào hộp, xếp ngay ngắn đặt sẵn ở bàn. 10 giờ, họ bắt đầu phát cơm.
Bắt đầu từ ngày 1/4, việc giãn cách xã hội được thực thi. Từ hôm đó, những người bán vé số, lao động nghèo bị mất việc, hoặc giảm thu nhập. Hiểu được điều đó, quán cơm Nụ cười 8, phường Phú Mỹ, Quận 7, TP.HCM đã phát cơm, quà, nước rửa tay… cho người lao động nghèo, giúp họ vượt qua những ngày khó khăn một cách nhẹ nhàng.
Bà Thu đến quán Nụ cười 8 phục vụ việc bếp núc, rửa chén bát cho quán mấy năm nay. Bà cho biết, việc bà làm là tự nguyện.
Cơm, đồ ăn đã đặt nấu ở chỗ khác, 8 giờ sáng mỗi ngày, ông Đặng Chiếu Nhiên, quản lý của quán cùng các tình nguyện viên đến cho vào hộp, xếp ngay ngắn đặt sẵn ở bàn. Đến 10 giờ trưa, lần lượt từng nhóm người đến trước cửa quán xếp hàng nhận cơm về ăn. Họ đa số là những người làm nghề bán vé số, xe ôm, nhặt ve chai, sửa xe và cả những người đi đường đang khó khăn đến nhận cơm ăn.
Ông Nhiên cùng các tình nguyện viên mang găng tay cao su, khẩu trang, mũ chống giọt bắn ra đứng phát cơm, kèm những gói quà do các mạnh thường quân gửi trao giúp. Họ dặn nhau phải nhã nhặn, thân thiện, hòa đồng, vui vẻ với người nhận quà.
Phần cơm cá khô chiên, đi kèm rau và canh.
Bà Bích, 60 tuổi, quê Thanh Hóa vào Sài Gòn làm nghề nhặt ve chai hơn 8 năm. Những ngày sống giãn cách xã hội, hàng quán ít, nhiều cửa hàng đóng cửa, vì thế, thu nhập của bà không đáng là bao. Cả ngày, đi từ sáng đến tối, nhưng bà chỉ nhặt được ít vỏ chai, vỏ lon bia, thùng giấy… bán được hơn 80 ngàn. Bà cho biết, từ đầu tháng tư đến nay, bà thường đến quán Nụ cười 8 lấy cơm về cho cả nhà ăn. ‘Những phần quà này giúp gia đình tôi đỡ vất vả hơn trong những ngày dịch bệnh’, bà Bích nói bằng giọng biết ơn.
Ông Nhiên cho biết, quán cơm này là của thầy Vo Anh Dung, nguyên Hiêu Trương trương THPT Chuyên Lê Hông Phong. Mấy năm trước, thầy Dũng nghỉ hưu cũng là lúc chủ cũ của quán cơm đang tìm người để sang lại. Vì muốn làm thiện nguyện trong những ngày ‘rảnh việc’, thầy Dũng đã nhận lại quán làm.
Trước đây, quán mở bán với giá 2000/đồng/phần cơm cho người nghèo. Từ lúc dịch bệnh Covid-19, quán chuyển sang phát cơm từ thiện. ‘Toàn bộ chi phí của quán do mạnh thường quân, bạn bè, học sinh cũ của thầy Dũng quyên góp. Chúng tôi làm với tất cả tấm lòng. Hạnh phúc chúng tôi là người khó khăn cứ đến vui vẻ lấy cơm ăn, rồi họ quảng cáo cho nhau để truyền đi thông điệp tích cực’, ông Nhiên nói.
Ông cũng cho biết, thời gian qua, ngoài người nghèo, quán còn đón tiếp người có điều kiện đến nhận cơm ăn. ‘Họ vào quán nhận cơm, chúng tôi vẫn vui vẻ phục vụ và nghĩ, người ta sẽ đến một lần. Nào ngờ, lần sau họ vẫn tiếp túc. Có người có điều kiện, ăn vận như người nghèo, nhưng nhìn họ là chúng tôi nhận ra ngay.
Hai ông cháu này đến quán Nụ cười 8 nhận cơm về ăn.
Video đang HOT
Mở cái quán này ra, cả thầy Dũng và mọi người đều mong sẽ chỉ phục vụ người nghèo. Còn người có điều kiện thì mong họ nhường lại’, ông Nhiên bày tỏ.
Cũng theo ông Nhiên, việc phát cơm từ thiện, ban đầu quán chỉ có kế hoạch phát từ ngày 1-15/4, nhưng đến nay vẫn còn duy trì, vì quán nhận thấy, sau những ngày giãn cách xã hội, nhiều người nghèo vẫn còn khó khăn, cần giúp đỡ. Mỗi ngày, quán phát từ 400-500 suất cơm.
Ông Nhiên phát cơm trưa cho người lao động nghèo.
Trong những ngày dịch bệnh vừa qua, bà Lê Thị Thu Mì, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu phố 8, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 cũng đại diện cho các mạnh thường quân đi trao quà cho người nghèo. Bà cũng gặp những chuyện ‘bằng mặt không bằng lòng’ khi phải trao quà cho người có điều kiện. ‘Mình đi phát, họ xin, một lần mình còn vui vẻ mà nhiều lần, tôi thấy khó chịu. Có người xin được một lần rồi đòi nữa, tôi từ chối thằng’, bà Thu Mì nói.
Ông nguyễn Văn Sỹ, phó chủ tịch UBND thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum cho biết, ngaỳ 24/4 vừa qua, chính quyền địa phương cũng đại diện cho một mạnh thường quân đi trao cho 500 phần quà hỗ trợ người nghèo trong những ngày dịch bệnh. Theo ông Sỹ, đây là một trong những việc làm ý nghĩa, giúp người dân bớt khó khăn trong những ngày dịch bệnh.
Tú Anh
Sơn La: Thêm loạt cán bộ không chuyên trách thôn, bản xin nghỉ việc
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử Dân Việt, tại các bản vùng cao của 2 xã Co Mạ, Long Hẹ của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La không chỉ có tình trạng những nhân viên y tế thôn, bản đồng loạt bỏ việc mà hàng loạt cán bộ không chuyên trách của các ngành, đoàn thể cũng có nguyện vọng xin nghỉ việc.
Đặc biệt, có trường hợp cả Trưởng bản cũng viết đơn xin nghỉ việc. Vì sao lại có tình trạng này?!
Như Báo điện tử Dân Việt đã thông tin trong bài "Sơn La: Vì sao hàng loạt nhân viên y tế thôn, bản vùng cao bỏ việc?", phản ánh về tình trạng hàng loạt nhân viên y tế thôn, bản vùng cao của 2 xã đặc biệt khó khăn (Co Mạ, Long Hẹ) thuộc huyện Thuận Châu đồng loạt bỏ việc. Hôm nay, Báo điện tử Dân Việt phản ánh thêm tình trạng cán bộ không chuyên trách thôn, bản cũng đồng loạt viết đơn xin nghỉ việc.
Trưởng bản cũng viết đơn xin nghỉ việc
Tiếp tục vào cuộc tìm hiểu, không chỉ có tình trạng những "cánh tay nối dài" của ngành y tế là các nhân viên y tế thôn, bản đồng loạt bỏ việc mà hàng loạt cán bộ không chuyên trách ở thôn, bản này cũng đều có nguyện vọng xin nghỉ việc. Hiện nay, ở nhiều bản, các khối ngành, đoàn thể đã không còn hoạt động. Đặc biệt, có trường hợp cả Trưởng bản cũng viết đơn xin nghỉ việc.
Ngoài việc hàng loạt nhân viên y tế bản bỏ việc, các chức danh khác trong bản, như: Công an viên, Bản đội trưởng, Bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh, Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ, Chi hội trưởng chi hội Nông dân... cũng xin nghỉ việc. Việc cán bộ không chuyên trách thôn, bản này đồng loạt xin nghỉ việc vì mức bồi dưỡng 30.000 đồng/người/buổi theo tiêu chuẩn là không đảm bảo.
Chia sẻ của những người trong cuộc tại buổi làm việc với phóng viên Báo điện tử Dân Việt, lý do xảy ra tình trạng này là do chế độ bồi dưỡng hiện nay quá thấp, thậm chí không đủ trang trải tiền xăng xe đi từ bản đến xã để giao ban hàng tháng.
Giãi bày với phóng viên, anh Vàng Mạnh Thông - Trưởng Bản kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận bản Sềnh Thàng, xã Co Mạ - người vừa có đơn xin nghỉ việc gửi UBND xã Co Mạ, chia sẻ: "Lý do tôi viết đơn xin nghỉ việc là vì từ khi có Nghị quyết 120/2019 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, các cán bộ không chuyên trách các ban, ngành, đoàn thể ở bản đều nghỉ việc. Hiện, chỉ còn lại 3 chức danh Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Trưởng Ban công tác Mặt trận bản là còn đang làm việc...".
Đơn xin nghỉ việc của Trưởng bản kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận bản Sềnh Thàng Vàng Mạnh Thông.
"Trước đây, tôi kiêm chức danh Trưởng Ban công tác Mặt trận, mỗi tháng được 1,4 triệu đồng. Từ ngày 1/1/2020 đến nay, tôi không được nhận bất kỳ một đồng phụ cấp nào. Tôi cũng không biết được bao nhiêu nữa? Nghe cán bộ cấp trên bảo phụ cấp sẽ giảm chỉ còn khoảng 600.000 - 700.000 đồng/tháng. Sau đó, UBND xã vào bản kiện toàn lại các chức danh, không có ai làm nên tôi vẫn tiếp tục nhận nhiệm vụ. Nói thật, tôi và một số chức danh cán bộ không chuyên trách trong bản có nguyện vọng xin nghỉ không muốn làm việc nữa." - anh Thông bày tỏ.
Theo anh Thông: Quy định của Nghị quyết 120/2019 của HĐND tỉnh Sơn La, cán bộ không chuyên trách cấp thôn, bản mỗi buổi làm việc chỉ được bồi dưỡng 30.000 đồng/người/buổi. Các chức danh nằm trong diện không được hưởng phụ cấp hàng tháng, nên tôi thấy rằng với mức bồi dưỡng thấp như vậy không đủ trang trải cho chi phí đi lại giao ban hàng tháng. Trong khi đó, ở bên ngoài, một ngày đi làm thuê kiếm được vài trăm nghìn nên họ không muốn làm việc nữa cũng là việc hết sức bình thường.
Trước đây, từ ngày 1/4/2017 đến hết năm 2019, chế độ, chính sách của các chức danh, cán bộ không chuyên trách ban, ngành, đoàn thể thôn, bản được thực hiện theo Nghị quyết 25/2017 của HĐND tỉnh Sơn La. Mỗi tháng, các chức danh này cũng được hưởng vài trăm nghìn đồng. Mặc dù số tiền không lớn, nhưng cũng có thể bù đắp được một phần chi phí đi lại, công sức khi họ tham gia hoạt động.
Theo Nghị quyết 120/2019 của HĐND tỉnh Sơn La bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia vào công việc của bản tối đa không quá 30.000 đồng/người/buổi.
Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 1/1/2020, theo Nghị quyết 120/2019 của HĐND tỉnh Sơn La, chức danh Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Trưởng Ban công tác Mặt trận được hưởng phụ cấp hàng tháng. Các chức danh còn lại trong bản như Công an viên, Bản đội trưởng, Bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh, Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ, Chi hội trưởng chi hội Nông dân không còn được hưởng phụ cấp hàng tháng, mà sẽ nhận bồi dưỡng với mức chi trả không quá 30.000 đồng/người/buổi. Mức bồi dưỡng này sẽ được cân đối, thảo luận, chi trả sao cho không vượt quá kinh phí hoạt động trong năm của mỗi thôn, bản.
Chức danh nhân viên y tế quan trọng nhất
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Dân Việt, ông Vì A Sềnh - Chủ tịch UBND xã Co Mạ, cho biết: "Hiện, xã đã nắm được tình trạng cán bộ không chuyên trách thôn, bản; nhân viên y tế thôn bản bỏ việc. Qua rà soát, tổng hợp có 49 chức danh cán bộ không chuyên trách của các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, bản xin nghỉ việc. Con số 49 là những người có đơn xin nghỉ việc. Còn lại xã chưa tổng hợp. Trong đơn, các chức danh trình bày là giờ không có phụ cấp nên họ không làm nữa".
Theo lãnh đạo UBND xã Co Mạ, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhân viên y tế là chức danh quan trọng nhất.
Chủ tịch UBND xã Co Mạ giải thích: "Ngày xưa gọi là phụ cấp còn bây giờ là mức khoán để bồi dưỡng mỗi buổi làm việc là 30.000 đồng/người. Ngày nào làm việc thì được hưởng và việc này do Trưởng bản, Bí thư Chi bộ chấm công. Tình trạng nghỉ việc của các chức danh trong bản hiện đang gây ra nhiều khó khăn trong công tác điều hành công việc của xã. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khó lường, nhân viên y tế thôn, bản thực sự rất quan trọng".
Tình trạng các chức danh ban, ngành, đoàn thể của bản nghỉ việc hàng loạt cũng đang xảy ra trên địa bàn xã Long Hẹ.
Cũng theo ông Sềnh, ngoài chức danh nhân viên y tế, các chức danh còn lại trong bản cũng rất quan trọng. "Mấy ngày vừa rồi, đồng chí Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã có phản ánh với lãnh đạo Đảng ủy và UBND xã rằng hiện nay giao ban Hội Phụ nữ không có ai đến nữa. Gọi điện hỏi thì bảo đi làm nương hết rồi. Tóm lại ngành nào cũng quan trọng nhưng trước dịch bệnh Covid-19 này nhân viên y tế thôn, bản vẫn quan trọng hơn cả".
"Đối với những bản có người nghỉ, xã đã chỉ đạo kiện toàn người khác thay thế. Nhưng chỉ kiện toàn được ở một số bản. Cũng phải nói thật là mình đang bắt ép người ta làm việc thôi. Bây giờ họ cũng chẳng muốn làm việc. Trước mắt, xã chỉ biết động viên anh em tiếp tục cố gắng làm việc trở lại" - ông Sềnh thật tình nói.
Tương tự như xã Co Mạ, tình trạng các chức danh cán bộ không chuyên trách ban, ngành, đoàn thể thôn, bản nghỉ việc hàng loạt cũng đang xảy ra trên địa bàn xã Long Hẹ.
Cơ quan chức năng có ý kiến gì về tình trạng nhân viên y tế thôn, bản; các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp thôn, bản đồng loạt bỏ việc bởi mức bồi dưỡng 30.000 đồng/người/buổi theo Nghị quyết 120/2019 của HĐND tỉnh Sơn La?
Theo Danviet
Kon Tum xuất hiện "cơn mưa vàng" Nhiều tháng qua tại Kon Tum không mưa khiến đất đai nứt nẻ, hoa màu khô héo. Chiều nay đã xuất hiện "cơn mưa vàng" cứu hạn cho cây trồng. Hạn hán khiến nhiều diện tích hoa màu, cây trồng khô héo. Sau khoảng 3-4 tháng liên tục trên địa bàn tỉnh Kon Tum không có mưa khiến đất đai nứt nẻ, mực...