Đồ trang sức làm từ… sữa mẹ
Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ của Alma Partida, 29 tuổi, ở Watsonville (bang California, Mỹ), kết thúc vào tháng 6/2021. Cô đã cho con gái Alessa bú trong gần 18 tháng.
Khi tham gia một nhóm Facebook về nuôi dạy con cái, Partida tình cờ thấy một vật kỷ niệm đặc biệt: Mặt dây chuyền chứa viên đá trắng với thành phần chính từ sữa mẹ.
Mặt dây chuyền làm từ sữa mẹ của Alma Partida
Món quà lưu niệm đặc biệt
Trang sức làm từ sữa mẹ là một nhánh của thị trường quà lưu niệm. Mặc dù ít khi được nghe nói đến nhưng đã có nhiều tiền lệ về đồ trang sức chứa chất hữu cơ làm từ một phần của con người. Trong thời kỳ Victoria ở thế kỷ 19, hoa tai và trâm cài làm từ tóc rất phổ biến. Những năm gần đây, con người đã sản xuất được kim cương tổng hợp làm từ tro hỏa táng. Ngoài ra, việc cha mẹ lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn và răng sữa của con cũng không còn là điều hiếm gặp.
Ngay lúc nhìn thấy mặt dây chuyền được làm từ sữa mẹ, Partida muốn mình cũng có một cái. Để có được sản phẩm của riêng mình, cô cung cấp khoảng 10ml sữa mẹ cho công ty Keepsakes by Grace. Khoảng một tháng sau, cô nhận được mặt dây chuyền hình trái tim màu trắng sữa qua đường bưu điện. Partida nói: “Đây là những giọt sữa cuối cùng và cũng là điều cuối cùng có thể ghi nhớ trong hành trình này”.
Video đang HOT
Sarah Castillo, chủ công ty làm đồ trang sức từ sữa mẹ Keepsakes by Grace, bắt đầu công việc kinh doanh vào tháng 3 năm ngoái sau khi nhìn thấy các sản phẩm tương tự trên Instagram. Sau nhiều tháng thử nghiệm với sữa của chính mình, Castillo cuối cùng sử dụng phương pháp khử dung dịch trong sữa để tạo thành bột, sau đó trộn bột với nhựa thông để tạo thành đá. Sản phẩm từ công ty của Castillo thường có giá từ 60 USD đến 150 USD (khoảng 1,4 triệu đến 3,4 triệu đồng).
Ann Marie Sharoupim, người sáng lập công ty làm đồ trang sức từ sữa mẹ Mamma’s Liquid Love, cho biết, công ty của cô bán được gần 4.000 sản phẩm trong năm ngoái. Sharoupim có bằng tiến sĩ dược, hiện sống ở Rutherford (bang New Jersey). Công ty của cô chuyên bán hoa tai, dây chuyền, vòng tay và nhẫn làm từ sữa mẹ với giá từ 90 USD đến 1.500 USD (khoảng 2 triệu đến 34 triệu đồng). Người mua được khuyến cáo bảo quản các loại đồ trang sức này ở nơi khô ráo và hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Sau khi đặt hàng trên trang web, Sharoupim sẽ hướng dẫn khách hàng cách tối ưu nhất để gửi sữa mẹ đến công ty.
Freda Rosenfeld, chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ ở Brooklyn (New York), cho biết, bà hiểu được sự thôi thúc về hành động này ở một số phụ nữ. Rosenfeld nói: “Đối với nhiều người, cho con bú là thời gian vô cùng quan trọng trong cuộc đời. Thời điểm con cai sữa là một khoảnh khắc đặc biệt, họ cảm thấy buồn vì điều đó”.
Castillo chia sẻ, khách hàng của cô thường là những người gặp khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Rất nhiều đơn đặt hàng đến từ những người có trải nghiệm khó khăn khi cho con bú hoặc chưa sẵn sàng cho con cai sữa. Vì vậy, việc đặt làm trang sức từ sữa mẹ giống như mong muốn được tiếp tục cho con bú nhưng không thể hoặc quyết định đã đến lúc phải ngừng. “Đồ trang sức thực sự là những vật chứa đựng tình cảm. Với những món trang sức làm từ sữa mẹ, chúng chính là kỉ niệm”, Castillo, 25 tuổi, sống ở Tucson (bang Arizona), nói.
Với một số cha mẹ, những món trang sức này cũng là cách để đối phó với mất mát. Rebecca Zuick, 31 tuổi, sinh viên phát triển phần mềm ở San Antonio (bang Texas), đã mua một chiếc nhẫn đính đá làm từ sữa của mình vào tháng 2/2017, vừa để kỷ niệm việc cô kết thúc thời kỳ cho con bú, vừa để nhớ đến thai nhi chết lưu hồi tháng 7/2015. “Đối với tôi, đồ trang sức làm từ sữa mẹ là một cách để lưu giữ ký ức và những điều từ đứa bé tôi không có cơ hội nuôi dưỡng. Sữa mẹ chính là nguồn nuôi dưỡng con tôi nếu nó sống sót”, Zuick nói.
Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, do vấn đề công việc, nhiều bà mẹ không thể cho con bú đủ thời gian. Hoa Kỳ là một trong số ít quốc gia không đảm bảo người lao động có lương trong thời gian nghỉ thai sản. Theo Jacqueline Wolf, giáo sư lịch sử y khoa tại Đại học Ohio và là tác giả của cuốn sách về sự suy giảm trong việc cho con bú vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, phần lớn bà mẹ có thể cho con bú trong những tháng đầu là lúc họ được nghỉ thai sản có lương hoặc lịch làm việc linh hoạt. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ không có được công việc như vậy. Giáo sư Wolf cho rằng, đồ trang sức làm từ sữa mẹ cũng là một phần tượng trưng cho sự bất công này.
Chuỗi hạt trang sức lâu đời nhất thế giới 150.000 năm tuổi
Chuỗi hạt bằng vỏ sò 150.000 năm tuổi được cho là món đồ trang sức lâu đời nhất trên thế giới.
Chuỗi hạt trang sức lâu đời nhất thế giới 150.000 năm tuổi
Các nhà khảo cổ phát hiện bộ trang sức cổ nhất mà con người biết đến bên trong hang Bizmoune, cách thành phố biển Essaouira khoảng 10 km, ở tây nam Maroc.
Bằng cách sử dụng máy khai quật, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 33 hạt vỏ sò có niên đại từ 142.000 đến 150.000 năm tuổi.
Họ đã nỗ lực làm việc để tìm ra nhiều hạt vòng trang sức bằng vỏ sỏ trong suốt thời gian từ năm 2014 đến năm 2018. Đồng thời, nhóm nghiên cứu tiến hành nhiều phân tích khoa học sâu rộng để đảm bảo chính xác cách tính niên đại.
El Mehdi Sehasseh, Viện Di sản và Khoa học Khảo cổ Quốc gia ở Rabat, người đứng đầu nghiên cứu cho biết nhóm của ông đã sử dụng phương pháp xác định niên đại uranium giúp tìm ra câu trả lời cho câu hỏi về nguồn gốc và thời gian tồn tại của các hạt.
Theo các chuyên gia, kiểu vòng hạt này có mối liên hệ chặt chẽ nhất với văn hóa Aterian, thời kỳ đồ đá giữa ở Bắc Phi. Những người định cư cổ đại này là những người đầu tiên sử dụng thứ mà ngày nay con người gọi là đồ trang sức.
Mỗi hạt có kích thước khoảng 1 cm và một lỗ tròn
Steven L. Kuhn, giáo sư tại Đại học Khoa học xã hội và hành vi, Đại học Arizona, phụ trách nhóm các nhà cổ sinh vật học cho biết món đồ trang sức không chỉ được dùng để tô điểm cho sắc đẹp mà còn mang ý nghĩa nhất định.
Theo Steven L. Kuhn, các hạt vỏ sò là bằng chứng sớm nhất về một hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ phổ biến của con người.
Steven L. Kuhn nói: "Vòng trang sức là một phần trong cách người đeo thể hiện danh tính, bên cạnh quần áo họ mặc. Đây là bằng chứng cho thấy vòng trang sức đã có mặt từ hàng trăm nghìn năm trước và con người từ lâu đã quan tâm đến việc giao tiếp với những nhóm người lớn hơn, không chỉ là bạn bè và gia đình thân cận của họ".
Những hạt trong chuỗi đều làm từ vỏ của hai loài ốc biển khác nhau, dài khoảng 1 cm. Ở giữa có một lỗ nhỏ để dây xuyên qua hoặc đính vào quần áo. Chúng có thể dùng để đeo như hoa tai hoặc vòng cổ. Nhiều hạt có các cạnh được mài nhẵn, đánh bóng, cho thấy có lên quan đến công việc của một người thợ thủ công lành nghề.
Theo Steven L. Kuhn, chuỗi hạt đã giúp những người du mục, người bản địa khác trong khụ vực thể hiện sắc tộc của họ, tận dụng nguồn tài nguyên hạn chế khi khí hậu khô và lạnh.
Bà mẹ người Anh không muốn cai sữa cho hai cậu con trai 5 và 6 tuổi Cô cho rằng để con bú đến khi nào bọn trẻ tự cai sữa là "phương pháp nuôi con tối thượng". Sheryl Wynne là một giáo viên, và là bà mẹ 39 tuổi của hai cậu con trai Riley (6 tuổi) và Mylo (5 tuổi). Mọi chuyện không có gì đáng nói nếu như Sheryl vẫn tiếp tục nuôi hai con bằng sữa...