Đô thị Nam Hà Nội (NHA): Cổ đông lớn đua thoái vốn trước khi chuyển sàn sang HOSE
Peter Eric Dennis, cổ đông lớn Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (Mã chứng khoán NHA – sàn HNX) vừa bán ra 46.000 cổ phiếu NHA.
Giao dịch thực hiện ngày 11/12. Qua đó, cổ đông lớn Peter Eric Dennis giảm sở hữu tại NHA từ 6,04% về còn 5,85%. Hiện Peter Eric Dennis là cổ đông sở hữu cổ phiếu nhiều thứ hai tại NHA.
Trước đó, Peter Eric Dennis cũng bán ra 35.000 cổ phiếu NHA ngày 5/11. Ngoài ra, cổ đông Phạm Văn Tuân cũng bán ra 80.000 cổ phiếu để giảm sở hữu về 4,72% vốn điều lệ NHA và chính thức không còn là cổ đông lớn tại doanh nghiệp.
Được biết, động thái bán ra của các cổ đông lớn trùng với giai đoạn doanh nghiệp đang nộp hồ sơ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE).
Theo đó, ngày 5/11, Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội đã nộp hồ sơ niêm yết 24,1 triệu cổ phiếu NHA trên HOSE.
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý III/2020, NHA ghi nhận doanh thu 22 tỷ đồng, bằng 56,8% so với thực hiện trong quý III/2019; lợi nhuận sau thuế đạt 6,8 tỷ đồng, bằng 64,8% thực hiện trong quý III/2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp có sự cải thiện từ 38,5% lên 47,7%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 67,3 tỷ đồng, bằng 74,9% so với thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2019 và lợi nhuận sau thuế đạt 20,4 tỷ đồng, bằng 94,4% so với 9 tháng đầu năm 2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 27,1% lên 30,9%.
Với kế hoạch năm 2020 đạt doanh thu 160 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 32 tỷ đồng, 9 tháng, NHA đã hoàn thành 80,3% mục tiêu lợi nhuận năm. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến ở mức 10%.
Video đang HOT
Trong kế hoạch năm 2020, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thủ tục đầu tư tại các dự án như dự án BT đường kết nối từ Ngã ba Hòa Mạc đến đường ĐH05 để đổi lấy dự án khu nhà ở Chợ Lương diện tích 19,7 ha và khu nhà ở đô thị Văn Xá diện tích 15,3 ha. Hoàn thiện thủ tục đầu tư tại dự án Khu dân cư Mộc Bắc diện tích 8,1 ha…
Có thể thấy không phải ngẫu nhiên mà biên lợi nhuận gộp các dự án của doanh nghiệp khá cao, trong 9 tháng đầu năm gần 31%, đây có thể thấy quỹ đất doanh nghiệp phát triển với giá vốn thấp dẫn tới biên lợi nhuận cao hơn trung bình ngành.
Tính tới 30/9/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 12,6% lên 303,1 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là tài sản cố định đạt 78,7 tỷ đồng, chiếm 26% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 72 tỷ đồng, chiếm 23,8% tổng tài sản; tồn kho đạt 51 tỷ đồng, chiếm 16,8% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 33,1 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng tài sản.
Đóng cửa phiên giao dịch 18/12, cổ phiếu NHA tăng 700 đồng lên 19.200 đồng/cổ phiếu.
Chứng khoán ngày 21/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 21/12.
Mở vị thế mua MBB quanh ngưỡng giá 23.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): MBB đang nằm trong xu hướng tăng giá trung hạn mạnh mẽ. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD ủng hộ nhịp tăng giá trong khi chỉ báo RSI báo hiệu một nhịp tích lũy ngắn hạn từ 1-2 phiên. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 23.000 đồng/cp và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận vùng giá 29.000-30.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 21.500 đồng/cp.
Khuyến nghị PVT với giá mục tiêu 15.200 đồng/cp
CTCK VNDirect (VND): Nâng giá mục tiêu PVT lên 15.200 đồng/cp dựa trên dự phóng EPS cao hơn trong 2020-2022 và chuyển định giá DCF sang bắt đầu từ năm 2021.
Giá mục tiêu dựa trên tỷ trọng tương đương của hai phương pháp DCF và P/E mục tiêu 2021-2023 không đổi ở mức 7,7x. VNDirect duy trì đánh giá tích cực về triển vọng của PVT do việc mở rộng đội tàu và giá cước tàu phục hồi nhẹ dự báo sẽ giúp công ty đạt CAGR LN ròng 5,3% trong giai đoạn 2020-2023.
Động lực tăng giá đến từ sản lượng vận tải dầu thành phẩm và than cao hơn dự kiến trong năm 2021. Rủi ro giảm giá là giá dầu giảm sẽ làm cản trở sự phục hồi của giá cước tàu và nhu cầu vận tải.
Chọn cổ phiếu nào giao dịch ngày 21/12?
PVTrans (PVT) ghi nhận LN ròng giảm 28,1% svck trong 9T20 do (1) giá thuê ngày tại FSO Đại Hùng thấp hơn svck do thực hiện bảo dưỡng và chuyển đổi thành tàu FPSO trong 9T20, (2) giá cước vận tải biển giảm do giá dầu và nhu cầu vận chuyển yếu, và (3) biên lãi gộp của tất cả các mảng kinh doanh giảm do phát sinh thêm chi phí do dịch Covid-19.
LN ròng 9T20 tương đương 77,7% dự phóng cả năm, cao hơn kỳ vọng do LN Q4 thường chiếm tỷ trọng cao trong năm.
Do vậy, VNDirect nâng dự phóng EPS 2020 thêm 12,2% svck với giả định (1) nâng dự phóng doanh thu từ vận chuyển LPG thêm 7%, giúp tăng dự phóng biên LN gộp 0,3 điểm % do mảng LPG có biên LN gộp cao nhất trong tất cả các sản phẩm và (2) giảm capex năm 2020 do PVT trì hoãn phần lớn kế hoạch đầu tư do Covid-19, dẫn đến dòng tiền và thu nhập lãi cải thiện.
Khuyến nghị POW với giá mục tiêu 13.300 đồng/cp
CTCK VNDirect (VND): Duy trì đánh giá khả quan cho POW với giá mục tiêu tăng lên 13.300 đồng/cp.
Giá mục tiêu dựa trên tỷ trọng tương đương của 2 phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA 2020-2021 mục tiêu là 6,7x. VNDirect nâng EV/EBITDA mục tiêu từ 5,5x lên 6,7x tương đương với trung bình các doanh nghiệp trong nước.
Động lực tăng giá là sản lượng và giá bán bình quân hồi phục trong 2021. Rủi ro giảm giá là các vấn đề phát sinh trong quá trình đàm phán lại hợp đồng mua bán điện với EVN và mức trích lập dự phòng cao hơn kỳ vọng cho các khoản phải thu của EVN.
Giá cổ phiếu POW đã tăng khoảng 12% từ đầu tháng 12 do có tin đồn thoái vốn tại công ty con PVMachino (PVM) sau khi một cổ đông khác của PVM thoái thành công 17,1% cổ phần trong tháng 11.
POW hiện nắm giữ 19,9tr cổ phiếu của PVM với tổng giá trị là 189 tỷ đồng. Nếu POW có thể thoái toàn bộ cổ phần của mình tại PVM với giá giao dịch hiện tại, ước tính công ty có thể ghi nhận doanh thu tài chính khoảng 187 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do chưa có thông báo chính thức nào từ POW về tiến độ thoái vốn nên chưa đưa khoản thu nhập một lần này vào mô hình định giá.
VNDirect dự báo sản lượng điện của POW tăng 10,8% svck trong 2021 nhờ nhu cầu điện phục hồi hậu Covid-19. Sản lượng thủy điện kỳ vọng tăng mạnh ( 27,4% svck) trong khi sản lượng huy động nhiệt điện từ EVN sẽ giảm do nguồn thủy điện giá rẻ được ưu tiên.
ASP dự báo tăng 4,7% svck do giá nhiên liệu đầu vào khí và than tăng (phần tăng sẽ được chuyển qua giá bán với phần sản lượng theo hợp đồng PPA) và giá CGM tăng nhẹ ( 3- 5% svck). Kỳ vọng LN ròng sẽ tăng 16,4% svck trong năm 2021.
DATC bất ngờ dừng bán đấu giá nguyên lô cổ phiếu MSB DATC quyết định dừng việc tổ chức bán đấu giá cả lô cổ phần MSB để thực hiện điều chỉnh phương án thoái vốn tại doanh nghiệp niêm yết theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngày 24/11/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố quy chế và các thông tin liên quan đến cuộc bán đấu giá...