Đổ tháp truyền hình: Hệ quả của nhiều sai lầm
Tháp ăngten của Đài phát thanh và truyền hình Nam Định bị gãy đổ xuất phát từ nhiều lỗi trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trung tâm kỹ thuật PT-TH Nam Định.
Điều này cũng được các chuyên gia của Bộ Xây dựng nghi vấn trong đợt làm việc tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến sự cố này. Ngày 1/11, các chuyên gia Malaysia đã tìm hiểu nguyên nhân sự cố.
Đầu bài không rõ ràng
Dự án được lập vào thời điểm nghị định 52/1999/NĐ-CP về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng có hiệu lực nên thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt (cụ thể dự án trên là dự án nhóm B: chủ tịch UBND tỉnh có thể giao sở xây dựng hoặc sở có công trình xây dựng chuyên ngành đứng ra thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật). Còn thiết kế bản vẽ thi công (là thiết kế đưa ra tổ chức đấu thầu, trên cơ sở đó nhà thầu đứng ra chế tạo, xây dựng) thì chủ đầu tư phải thẩm định và phê duyệt.
Khi thiết kế được thẩm định và phê duyệt, chủ đầu tư mới lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu sản xuất, chế tạo, lắp dựng cột. Ở công trình tháp truyền hình Nam Định, chủ đầu tư không coi tháp ăngten – công trình thành phần của dự án – là một hạng mục công trình xây dựng mà coi là một thiết bị và tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hóa. Theo chuyên gia này, đây phải là gói thầu xây lắp chứ không thể coi là gói thầu mua sắm hàng hóa/thiết bị.
Trong khi đó, theo hợp đồng kinh tế giữa Đài PT-TH Nam Định và Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC thì chủng loại vật tư, vật liệu chế tạo tháp không rõ ràng, các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể không được đưa ra. Như vậy, đầu bài mà bên mua đặt ra là không rõ ràng: thiết kế không có, chỉ dẫn kỹ thuật, hồ sơ đơn đặt hàng không có.
Ngọn tháp truyền hình Nam Định đổ sập vắt ngang đường – Ảnh: Việt Dũng
Thi công chỉ theo bản vẽ lắp đặt
Tại dự án Trung tâm kỹ thuật PT-TH tỉnh Nam Định, Sở Xây dựng Nam Định đã thực hiện thẩm định thiết kế bản vẽ thi công móng tháp ăngten trên cơ sở tải trọng do nhà thầu thiết kế móng cung cấp, không thẩm định thiết kế tháp ăngten. Thực tế, nếu Sở Xây dựng có muốn cũng không thể thẩm định được sự phù hợp giữa thiết kế chế tạo này với thiết kế sơ bộ buộc phải có trong báo cáo nghiên cứu khả thi, vì chủ đầu tư đã không lập thiết kế sơ bộ mà chỉ có “kiểu dáng” của tháp.
Như vậy trong quá trình thực hiện dự án cho thấy việc lập và thẩm định gói thầu, hình thức đấu thầu trong kế hoạch đấu thầu không chặt chẽ. Với quan niệm tháp ăngten là thiết bị nên chủ đầu tư đã không thực hiện phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công tháp ăngten trước khi giao cho nhà thầu thi công xây dựng lắp dựng. Điều này cũng dẫn đến việc đơn vị thi công là Công ty cổ phần công trình Viettel và đơn vị giám sát thi công là Công ty TNHH một thành viên Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng chỉ được giao một bản vẽ lắp đặt để làm y chang như vậy.
Cũng theo một chuyên gia kiểm tra hiện trường tháp ăngten gãy đổ, ngoài những bulông bị đứt thì có rất nhiều bulông bị tuột êcu nhưng ren trên bulông và êcu vẫn nguyên chứ không bị cháy. Các chuyên gia nghi ngờ một số vấn đề như bulông không đủ cường độ, bulông bị kéo đứt khi cột đổ, bulông chưa được siết chặt đến lực siết yêu cầu, hoặc đã siết chặt nhưng bị lỏng dần do cột bị chuyển vị do tác động của gió và tuột ra khi gặp gió giật của cơn bão. Như vậy có thể nói tháp bị mất ổn định dẫn đến gãy đổ. Một vấn đề khác được đặt ra là việc sử dụng không đúng tải trọng thiết kế khi treo các thiết bị lên cột, có thể do treo quá nhiều, treo lệch tâm, không treo đối xứng qua trục đứng…
Chiều 1/11, ông Trần Anh Tú, giám đốc Đài PT-TH tỉnh Nam Định, cho biết chuyên gia của LeBLANC (Malaysia), nhà sản xuất tháp, đã có mặt khảo sát, đánh giá hiện trường vụ đổ tháp để có những biện pháp khắc phục.
Để làm rõ nguyên nhân gãy đổ tháp, tỉnh Nam Định đã thuê Công ty tư vấn Đại học Xây dựng xem xét đánh giá, lập hồ sơ sự cố và giúp xác định nguyên nhân, đưa ra giải pháp khắc phục. Ngày 1/11, Sở Xây dựng cũng đã làm việc với Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) để xin hướng dẫn điều tra, đánh giá nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Video đang HOT
Theo tiêu chuẩn VN về tải trọng và tác động – tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 2737-1995) hiện hành, các công trình ở TP Nam Định phải thiết kế với cấp gió IV.B theo phân vùng áp lực gió. Nghĩa là lực gió tác dụng lên cột tối đa 155kg/cm2. Tính theo tốc độ gió, công trình tháp truyền hình phải chịu được áp lực gió gần 48,9m/giây (tương đương cấp 15).
Theo hợp đồng mua tháp ăngten mà Đài PT-TH Nam Định ký với Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC, tháp ăngten được thiết kế chịu được tốc độ gió 120 km/giờ (tương đương với gió cấp 12 từ 32,7-36,9 m/giây hay 118-133 km/giờ). Còn thực tế cấp gió mạnh nhất mà Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương ghi nhận được tại TP Nam Định thời điểm tháp bị gãy đổ từ trạm khí tượng đặt cách tháp ăngten khoảng 400m là gió giật cấp 11 (28,5-32,6 m/giây).
Theo 24h
Tháp truyền hình gãy đổ: Tỉnh chưa "truy"?
Nếu kết luận cuối cùng khẳng định tháp truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định đổ do không đạt tiêu chuẩn quốc gia, Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) có nguy cơ phải bồi thường.
Chiều 31/10, UBND tỉnh Nam Định đã tổ chức họp bàn giải quyết, khắc phục hậu quả của bão Sơn Tinh (bão số 8). Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, ông Trần Anh Tú, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định, cho biết chủ tịch UBND tỉnh này chưa chỉ đạo gì về việc "truy" nguyên nhân tháp truyền hình ở tỉnh này vừa bị đổ do bão.
Không đạt tiêu chuẩn quốc gia
Theo báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình Nam Định do Công ty Tư vấn thiết kế xây dựng (Bộ Xây dựng) lập tháng 4/2004, tải trọng gió của công trình tháp truyền hình Nam Định được tính toán theo tiêu chuẩn Việt Nam về tải trọng và tác động.
Theo đó, tại TP Nam Định tháp truyền hình phải thiết kế với cấp gió vùng IV-B, có Wo = 155 daN/m2. Nếu tính theo tốc độ gió thì tháp truyền hình Nam Định với chiều cao 180 m muốn đạt chuẩn phải chịu được áp lực gió gần 48,9 m/giây (trên 181 km/giờ) - tương đương cấp 15.
Theo ước tính ban đầu, vụ tháp truyền hình Nam Định đổ gây thiệt hại khoảng 50 tỉ đồng. Ảnh: HÒA BUN
Nhưng khó hiểu là trong bản hợp đồng mua bán tháp do ông Trần Anh Tú, Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình Nam Định, ký ngày 13/9/2006 với bên bán là Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) thì "tháp được thiết kế chịu được tốc độ gió 120 km/giờ", nghĩa là không đạt tiêu chuẩn quốc gia. Hơn nữa, theo thông tin mà Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương ghi nhận thực tế tại Nam Định trong trận bão số 8 vừa rồi, gió chỉ đến cấp 12 (tương đương 32,7 - 36,9 m/giây) nhưng tháp đã đổ gục (?!).
Trả lời thắc mắc về việc ký hợp đồng mua tháp truyền hình không đạt tiêu chuẩn quốc gia, ông Tú nói ông chỉ phụ trách nội dung, phần kỹ thuật do một phó giám đốc quản lý nên đến giờ chưa được rõ.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên chiều 31/10, ông Bùi Trung Dung, Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), khẳng định tháp truyền hình Nam Định được thiết kế không đạt tiêu chuẩn quốc gia về khả năng chống chịu với gió bão.
Trách nhiệm nhà cung cấp thiết kế, thi công (?!)
Nhà sản xuất tháp đến Nam Định tìm nguyên nhân
Theo một nguồn tin, hôm qua (31/10), đại diện Công ty Le BLANC (Malaysia), nhà sản xuất tháp truyền hình Nam Định, đã đến Nam Định để tìm hiểu nguyên nhân sự cố và đánh giá khả năng khôi phục tháp.
Ông Trần Anh Tú cho biết chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo phải nhanh chóng khắc phục sự cố, thông suốt thông tin, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành để xây cột phát sóng mới.
Tháp truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định hoàn thành vào tháng 6/2010 và đã hết hạn bảo hành.
Theo ông Bùi Trung Dung, tháp truyền hình là hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Luật Thương mại quy định người sản xuất, nhập khẩu, phân phối các mặt hàng này phải bảo đảm hàng hóa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn. "Khi bán tháp truyền hình cho Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định, VTC phải hiểu rằng hàng hóa mình mang bán có đáp ứng đầy đủ các quy định hay không. Người đi ăn phở bị đau bụng thì phải xử người bán phở chứ sao có thể xem xét trách nhiệm của người ăn phở. Cứ nhắm vào truy xét trách nhiệm của lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định là chưa thỏa đáng" - ông Dung phân tích. Ông Dung cho biết thêm theo phân cấp quản lý, vụ này thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Nam Định.
Ông Dung cho rằng đây là hợp đồng kinh tế, sự cố không gây thiệt hại về người nên hai bên có thể tự giải quyết với nhau và Công an tỉnh Nam Định cũng không cần thiết phải vào cuộc. "Người bán hàng phải hiểu rõ thông số kỹ thuật sản phẩm mình bán ra và phải chịu trách nhiệm nếu hàng hóa đó không đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tỉnh Nam Định cần xem xét trong quá trình thiết kế, xây dựng tháp truyền hình có để xảy ra sai sót gì không. Nếu có thì thuộc trách nhiệm của ai để xử lý nghiêm túc" - ông Dung nói.
Theo phân cấp quản lý, chủ tịch UBND tỉnh Nam Định chịu trách nhiệm về các công trình xây dựng trên địa bàn thuộc sự quản lý của mình. Chính vì thế, quyết định cuối cùng của chủ tịch UBND tỉnh này sẽ quyết định đơn vị nào phải bỏ tiền ra bồi thường. "Về mặt pháp lý, ai làm sai người ấy phải bồi thường. Nếu VTC bán hàng không đạt chuẩn quốc gia là nguyên nhân chính dẫn tới tháp truyền hình gãy đổ, gây thiệt hại cho tỉnh Nam Định thì đương nhiên họ phải bỏ tiền ra khôi phục, xây dựng tháp mới. Trong trường hợp VTC không đồng ý thì Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định có thể đưa họ ra tòa" - ông Dung phân tích.
Nhiều chuyên gia xây dựng cho biết nếu tháp được thiết kế chỉ chịu được sức gió 120 km/giờ thì sẽ giảm được nhiều chi phí.
Phong tỏa hiện trường tháp truyền hình đổ nát
Tháp truyền hình Nam Định cao 180 m bị gãy đôi sau cơn bão số 8, được lực lượng chức năng tỉnh Nam Định canh phòng cẩn mật.
Lực lượng chức năng bảo vệ hiện trường 24/24. Ảnh: Minh Đại
Được dùng rào chắn để bảo vệ hiện trường. Ảnh: Huyền Trang
Dùng thân luồng để làm rào chắn. Ảnh: Minh Đại
Tuyến đường bị chia cắt kể từ khi tháp đổ
Phóng viên đang khai thác thông tin tại hiện trường
50 tỷ đồng nay thành đống sắt vụn
Theo 24h
Bão quật đổ tháp truyền hình cao nhất Bắc Bộ Tối 28/10, tháp truyền hình cao 180m của tỉnh Nam Định bị gió bão số 8 (bão Sơn Tinh) giật đổ sập ra đường. Đây là tháp truyền hình cao và hiện đại nhất miền Bắc, hoàn thành năm 2011, mới được đưa vào sử dụng. Trao đổi với PV lúc 23g30 ngày 28/10, ông Trần Anh Tú, Giám đốc Đài PT-TH Nam...