Đọ sức mạnh quân sự của Armenia và Azerbaijan: Ai hơn ai?
Chiến sự Armenia và Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno- Karabakh đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện. Trong khi quốc tế kêu gọi các bên ngừng bắn, Armenia và Azerbaijan lại chưa nghĩ tới chuyện đình chiến.
Dàn xe tăng của Azerbaijan (ảnh: Aljazeera)
Nếu bỏ qua yếu tố can thiệp từ bên ngoài vào cuộc chiến, xét về tương quan lực lượng, có thể thấy rõ Azerbaijan đang chiếm ưu thế trước Armenia, theo Aljazeera.
Quân số của Azerbaijan có tổng cộng khoảng 420.000 người, số quân thường trực khoảng 126.000 người, dự bị 300.000 người.
Quân đội Armenia có tổng quân số khoảng 245.000 người, trong đó lực lượng thường trực khoảng 45.000 người, quân dự bị 200.000 người.
Azerbaijan đầu tư cho quân đội 2,73 tỷ USD vào năm ngoái, trong khi Armenia chỉ chi 0,5 tỷ USD.
Azerbaijan có 665 chiếc xe tăng các loại, Armenia có 529 chiếc. Azerbaijan 1.637 xe bọc thép, trong khi con số này của Armenia chỉ là khoảng 1.000 chiếc.
Video đang HOT
Azerbaijan có 740 hệ thống pháo các loại, trong khi con số này ở Armenia là 293.
Azerbaijan cũng sở hữu lực lượng tên lửa đạn đạo chiến thuật khá hùng hậu. Baku đã nhập khẩu khoảng 50 hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Lora, tầm bắn 400 km do Israel sản xuất. Hệ thống này được đánh giá không thua kém gì Iskander của Nga. Ngoài ra, Azerbaijan còn sở hữu nhiều hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-21 Tochka.
Như vậy, xét về lực lượng bộ binh, Azerbaijan có ưu thế hơn hẳn so với Armenia.
Armenia và Azerbaijan đều sở hữu hệ thống phòng thủ S-300 của Liên Xô (ảnh: Aljazeera)
Về không quân, Armenia sở hữu khoảng 64 máy bay các loại, bao gồm 4 tiêm kích Su-30SM, 13 cường kích Su-25, 15 trực thăng tấn công Mi-24, Mi-35, 12 trực thăng vận tải đa năng Mi-8, Mi-17, Mi-171 cùng một số máy bay vận tải khác.
Trong khi đó, Azerbaijan sở hữu 147 máy bay các loại, gồm 12 tiêm kích MiG-29, 12 cường kích Su-25, 17 trực thăng tấn công Mi-24/Mi-35, 65 trực thăng vận tải đa năng Mi-17 cùng một số máy bay vận tải.
Azerbaijan được cho là sở hữu phi đội máy bay không người lái khá mạnh, bao gồm các loại máy bay chiến đấu không người lái Hermes 450, IAI Heron và IAI Searcher do Israel sản xuất
Hôm 1.10, Bộ Quốc phòng Armenia tuyên bố bắn rơi 3 máy bay quân sự của Azerbaijan.
Chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan ngày càng khốc liệt (ảnh: Aljazeera)
“Lực lượng phòng không Armenia vừa bắn hạ 3 máy bay quân sự Azerbaijan ở khu vực tranh chấp”, Shushan Stepanyan – phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia – phát biểu.
Armenia cho rằng, các máy bay của Azerbaijan bị bắn hạ là Su-25 và Mi-24. Azerbaijan bác bỏ thông tin này..
Về lực lượng phòng không, Armenia và Azerbaijan đều sở hữu hệ thống phòng không S-300 do Liên Xô sản xuất. Tuy nhiên, Azerbaijan sở hữu phiên bản nâng cấp S-300PMU2 với tầm bắn xa hơn.
Về hải quân, Azerbaijan có 31 tàu chiến, tàu ngầm trong khi Armenia không có hải quân.
Chiến sự Armenia - Azerbaijan: Hơn 2.400 người chết?
Bất chấp cộng đồng quốc tế kêu gọi đình chiến, đài Al Jazeera dẫn tuyên bố ngày 1-10 của Thủ tướng Armenia - ông Nikol Pashinyan khẳng định lúc này không phải thời điểm "thích hợp" để bàn về đàm phán.
Theo ông, "cần có không khí phù hợp và những điều kiện thích hợp thì mới có thể đối thoại".
Lãnh đạo lực lượng quân sự địa phương thân Armenia tại khu vực Nagorno-Karabakh - ông Arayik Harutyunyan thậm chí còn cảnh báo: "Chúng ta cần chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh lâu dài chống lại kẻ thù". Trong khi đó ngày 29-9, Tổng thống Azerbaijan - ông Ilham Aliyev cũng đã lên tiếng bác bỏ ý tưởng đàm phán chừng nào Armenia chưa rút lại tuyên bố chủ quyền ở Nagorno-Karabakh.
Người chết do đợt xung đột lần này, theo thông báo của hai bên có thể đã vượt con số 2.400, bao gồm cả dân thường. Theo Al Jazeera, Armenia xác nhận 104 quân nhân và 23 thường dân thiệt mạng, đồng thời khẳng định đã tiêu diệt 130 lính Azerbaijan và làm 200 người khác bị thương .
Trong khi đó, phía Azerbaijan bác bỏ tuyên bố của Armenia và xác nhận chỉ một số ít dân thường thiệt mạng do trúng pháo kích. Azerbaijan còn tuyên bố đã tiêu diệt 2.300 binh sĩ và phá hủy 130 xe tăng, 200 đơn vị pháo binh, 25 đơn vị phòng không, năm kho đạn, 50 đơn vị chống tăng và 55 xe quân sự của bên Armenia.
Đợt giao tranh mới nhất là sự kiện leo thang nghiêm trọng nhất từ năm 1994. Các chuyên gia nhìn nhận tình hình ở Nagorno-Karabakh có thể leo thang thành chiến tranh quân sự tổng lực giữa Armenia và Azerbaijan, nhất là khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng bị lôi vào xung đột.
Nga và Armenia là thành viên của tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) và có quan hệ gần gũi với Azerbaijan, còn Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh thân cận của Azerbaijan. Hôm 30-9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đề nghị hai người đồng cấp Armenia và Azerbaijan đến Nga để đối thoại hòa bình.
Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh Giao tranh giữa Azerbaijan và các lực lượng người Armenia bước sang ngày thứ tư và đây là vụ đụng độ ác liệt nhất trong cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ kể từ lệnh ngừng bắn năm 1994. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và tiến hành đàm phán. Một lính pháo binh...