Đo sức khỏe ngân hàng bằng thước đo quốc tế
Cùng với chuyển động tích cực của nền kinh tế, thị trường ngân hàng gần đây đón nhận nhiều tin vui, trong đó có kết quả thăng hạn tín nhiệm của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo đánh giá của các tổ chức quốc tế uy tín như S&P, Moody’s…
Từ góc nhìn quốc tế
Tại Việt Nam, ngoài đánh giá xếp hạng chính thức từ NHNN, thị trường, giới đầu tư rất quan tâm tới chỉ số xếp hạng từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody’s, S&P, Fitch Rating. Việc thực hiện đánh giá không chỉ dựa trên báo cáo tài chính mà còn dựa trên rât nhiều công cụ khác như: Chiến lược kinh doanh, cách thức thực hiện chiến lược, phân tích chuỗi báo cáo tài chính nhiều năm liên tục, vị thế cạnh tranh, dòng tiền, chính sách tài chính, mức thanh khoản…
Các yếu tố trên được đưa vào đánh giá xếp hạng tín dụng giúp xác định khả năng của ngân hàng có thể đứng vững, vượt qua các thời điểm khó khăn, chẳng hạn như khủng hoảng tài chính…. để tiếp tục hoạt động. Từ đó, rút ra kết luận về sức khỏe của ngân hàng, đánh giá thực trạng và dự báo tương lai ngân hàng một cách tương đối chính xác.
Xếp hạng tín dụng, nhìn từ một góc độ khác, còn là câu chuyện của niềm tin. Vượt qua quy trình đánh giá khắt khe, kết quả xếp hạng tín nhiệm tốt giúp nâng cao uy tín của ngân hàng, đồng thời củng cố niềm tin của khách hàng với ngân hàng và là một trong những lý do tác động đến việc khách hàng lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ.
Khách hàng có thể sử dụng xếp hạng tín nhiệm như một yếu tố để đánh giá mức độ tin cậy của họ với ngân hàng, đặc biệt đối với các khoản tiền gửi. Kết quả xếp hạng tín nhiệm cao cũng giúp ngân hàng giảm chi phí vốn, từ đó có cơ hội đưa ra lãi suất cho vay tối ưu giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ chung của ngân hàng.
Đến chuyển động tích cực
Video đang HOT
Trong công bố mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s đã nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”. Hai điểm nổi bật được Moody’s nhấn mạnh là: chất lượng tài sản và mức sinh lời của các ngân hàng Việt Nam đã, đang và dự báo sẽ tiếp tục được cải thiện trong 12-18 tháng tới. Tỷ lệ nợ có vấn đề theo đánh giá của Moody’s đã giảm từ 9,4% năm 2012 xuống còn 7,1% năm 2016 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống chỉ còn 5,8% trong năm 2018.
Trước đó, hồi tháng 4, S&P cũng đã thực hiện việc rà soát và công bố định hạng tín nhiệm định kỳ năm 2017, trong đó Techcombank và Vietcombank là 2 ngân hàng duy nhất có cùng triển vọng và mức xếp hạng bằng với mức xếp hạng Quốc gia của Việt Nam (mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn là &’BB-’/ngắn hạn là &’B’ và triển vọng Ổn định). Điều này thường được gọi là “trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia”, theo đó rất hiếm khi các ngân hàng và các doanh nghiệp khác được xếp hạng cao hơn mức xếp hạng của quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất mà một ngân hàng ở Việt Nam có thể đạt được (cho đến khi S&P nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam)
Báo cáo của S&P cho thấy rõ nét hiện trạng và xu hướng tương lai của Techcombank khi ngân hàng “lựa chọn cân bằng giữa gia tăng lợi nhuận và kiểm soát rủi ro”. Trong năm 2017, Techcombank đã hoàn tất mua hết nợ xấu từ VAMC, và bắt đầu ứng dụng khung quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế Base II.
Nhìn nhận về những chuyển động tích cực này, tiến sỹ Phạm Thế Anh, Trường Đại học kinh tế quốc dân, cho rằng, có 2 điểm đáng chú ý. Trước hết là sức mạnh tài chính của các ngân hàng như Techcombank đang gia tăng mạnh mẽ cho phép họ có nguồn lực dồi dào để mua lại nợ xấu. Bên cạnh đó, chất lượng các tài sản của các khoản nợ đã tốt lên rất nhiều (có thể đến từ chuyển biến trong hoạt động của DN, trong chính sách đồng hành của ngân hàng và cả chuyển động tích cực của nền kinh tế).
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực nói: “Tôi tin rằng những ngân hàng thực sự hoạt động bài bản và đạt chỉ số tín nhiệm cao từ các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới sẽ duy trì được sự phát triển bền vững và đạt kết quả kinh doanh tốt, tận dụng được các cơ hội khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới”.
Theo Trí thức trẻ
Thống đốc: Tăng trưởng tín dụng sẽ về đích như kế hoạch
Theo Thống đốc NHNN, tín dụng 10 tháng đã tăng hơn 13% và từ nay đến cuối năm, tín dụng sẽ tăng phù hợp với nền kinh tế, đảm bảo không gây áp lực đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát.
Chiều ngày 16/11, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV bước vào chất vấn và trả lời chất vấn đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng.
Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) chất vấn rằng, 9 tháng đầu năm tín dụng chỉ tăng 12%, khả năng hấp thụ vốn cuối năm có hạn, lãi suất liên ngân hàng đang ở mức thấp, nếu đẩy vốn mạnh quá có thể gây hiệu ứng ngược. Xin thống đốc cho biết giải pháp để đạt được tốc độ tăng trưởng như kế hoạch (là 18% và điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến nền kinh tế) cũng như mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,7%.
Trả lời đại biểu, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, căn cứ vào nghị quyết phát triển kinh tế của Trung ương, của Quốc hội, ngành ngân hàng đã xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng 18% cho năm 2017 và có điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến nền kinh tế.
Đến cuối tháng 10, tăng trưởng tín dụng tăng hơn 13%, nhanh hơn khoảng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước và điều này không có gì đột biến. Quan điểm của chính phủ và ngành ngân hàng đó là đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng và vào các lĩnh vực ưu tiên.
Cũng theo Thống đốc, cơ cấu tín dụng 10 tháng qua đã đúng theo chỉ đạo của Quốc hội và chính phủ đó là vào các lĩnh vực ưu tiên. Từ nay đến cuối năm, tín dụng sẽ tăng phù hợp với nền kinh tế, không gây áp lực đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát.
Thống đốc cho biết thêm, với các giải pháp đã đề ra, từ nay đến cuối năm ngành ngân hàng sẽ đạt mục tiêu tín dụng theo đúng mục tiêu và định hướng về kiểm soát chất lượng.
Riêng về tín dụng nông nghiệp cao mà đại biểu còn băn khoăn là dư nợ vào đây còn ít, doanh nghiệp còn khó tiếp cận vốn, Thống đốc cho biết dư nợ với nhóm này đã đạt khoảng 36.000 tỷ (trong kế hoạch 100.000 tỷ), đã đáp ứng được nhu cầu. Quá trình triển khai trong thời gian ngắn nhưng đạt quy mô như vậy là khá cao.
Về số lượng doanh nghiệp tiếp cận được vốn, theo Thống đốc, đã có 6.400 khách hàng, trong đó 6.000 khách hàng là cá nhân, còn lại là doanh nghiệp.
Về việc khó tiếp cận vốn của một số doanh nghiệp, theo Thống đốc, trong thời gian qua dù nhuc ầu cao song các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư công nghệ cao còn hạn chế, khiến các ngân hàng thận trọng trong cho vay. Ngoài ra còn một vấn đề nữa là tiêu thụ sản phẩm - yếu tố quyết định để các ngân hàng giải ngân - lại gặp khó khăn nên ngân hàng cũng không thực hiện được.
Bên cạnh đó, một lý do nữa khiến người có nhu cầu vay vốn phục vụ nông nghiệp chưa được như kỳ vọng đó là giấy chứng nhận tài sản trên đất còn nhiều bất cập nên chưa thể vay được.
Thống đốc nói thêm rằng, với một chính sách mới như nông nghiệp công nghệ cao, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành.
Về phía NHNN, ngành sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT tạo điều kiện cho doanh nghiệp về các vấn đề liên quan giấy phép đầu tư để đủ điều kiện cho ngân hàng giải ngân.
Bên cạnh đó, hiện Chính phủ đã chỉ đạo, Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đã có hướng dẫn về tài sản thế chấp trên đất nông nghiệp. Thống đốc NHNN hi vọng các địa phương sẽ chỉ đạo nhanh cho người dân để dễ dàng tiếp cận vốn hơn, không bị vướng mắc về giấy chứng nhận sở hữu đất.
Còn riêng các ngân hàng, theo Thống đốc, đối tượng vay vốn theo Nghị định 55 đã được mở rộng hơn nhiều so với quy định cũ. Thay vì các đối tượng cho vay chỉ là doanh nghiệp thì nay nghị định đã mở tới hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã.
Với những biện pháp đồng bộ đó, Thống đốc tin rằng thời gian tới tín dụng cho nông nghiệp cao và nông nghiệp sạch sẽ được đẩy nhanh hơn.
Theo Trí thức trẻ
Vì sao Trung Quốc quyết định sẽ mở cửa ngành ngân hàng cho nhà đầu tư nước ngoài? Các nhà đầu tư quốc tế có thể sở hữu 51% cổ phần tại các hãng chứng khoán, đầu tư hay bảo hiểm ở Trung Quốc. Trong một động thái cho thấy Trung Quốc đang mở cửa hơn nữa nền kinh tế của mình, Thứ trưởng bộ tài chính Zhu Guangyao mới đây đã cho biết giới hạn mức đầu tư cổ phần...