Đo nồng độ cồn bằng chip điện tử cấy dưới da
Con chip gồm ba cảm biến vi điện tử cấy dưới da đo hàm lượng cồn trong cơ thể, cho kết quả sau 3 giây với độ chính xác cao.
Các nhà khoa học từ Đại học California San Diego, Mỹ, đã phát triển bộ cảm biến sinh học này dưới dạng chip để cấy bên dưới da. Cảm biến điện hóa vi điện tử giúp đánh giá được mức độ cồn trong cơ thể, theo NA.
Con chip có kích thước nhỏ dùng để tiêm dưới da. Ảnh: NA
Chip gồm ba cảm biến có kích thước 0,8 x 1,2 mm, đủ nhỏ để tiêm dưới da. Trong đó, cảm biến chính được phủ lớp cồn oxidaza – một enzyme chọn lọc có khả năng tương tác với cồn, đồng thời tạo ra phụ phẩm có thể xác định bởi hoạt động điện hóa. Hai cảm biến khác cho phép đo tín hiệu phụ trợ và độ pH.
Cảm biến hoạt động khi oxidase tương tác với ethanol, tạo ra hydrogen peroxide như một sản phẩm phụ. Sau đó chúng được oxy hóa để tạo ra các electron tự do và cho kết quả sau 3 giây. Cảm biến có khả năng thực hiện giám sát cồn liên tục, lâu dài ở nhiều khoảng thời gian trong ngày.
Video đang HOT
Xét về nhu cầu năng lượng, toàn bộ chip thu được 970 NW (nanowatt), ít hơn một triệu lần so với một chiếc điện thoại thông minh. Sản phẩm này được cấp nguồn thông qua sự ghép nối giữa cuộn dây trên chip và thiết bị đeo ở 985MHz (tần số radio). Dữ liệu ethanol được chuyển đến một thiết bị di động thông qua bộ chuyển đổi.
Theo giáo sư Drew Hall, trưởng nhóm nghiên cứu, các cảm biến này dùng để đo hàm lượng cồn trong dịch dưới da có độ chính xác hơn khi đo độ cồn trong máu. “Mục tiêu là phát triển một thiết bị giám sát nồng độ cồn thay thế cho các phương pháp điều trị lạm dụng dược chất và tốn thời gian như xét nghiệm máu”, ông Drew nói.
Nghiên cứu đã được công bố trong tài liệu “BioMote đa phân tử A-1 W cho giám sát cồn liên tục” và vừa được trình bày tại Hội nghị mạch tích hợp tùy chỉnh (CICC) tại San Diego, Mỹ.
Cẩm Anh
Theo VNE
Miếng dán trên da đo huyết áp
Thiết bị sử dụng sóng siêu âm theo dõi huyết áp động mạch dưới da và các tín hiệu sinh lý nằm sâu trong cơ thể người bệnh.
Theo SD, thiết bị này được các nhà khoa học của trường Đại học California San Diego, Mỹ, thử nghiệm thành công. Máy chuyên dùng để theo dõi huyết áp của người bệnh tim, phổi, người đang trong tình trạng nguy kịch hoặc vừa phẫu thuật.
Giáo sư công nghệ nano Sheng Xu, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết miếng dán mỏng được làm bằng silicone dẻo có chứa các linh kiện điện tử, kết nối bằng các dây dẫn dạng xoắn. Cấu trúc này giúp miếng dán mềm dẻo và tạo cảm giác dễ chịu cho da, đồng thời bảo vệ dây dẫn không bị đứt mỗi khi co dãn.
Miếng dán huyết áp làm bằng silicone dẻo được kết nối bằng các dây dẫn dạng xoắn. Ảnh: WT
Khác với máy đo huyết áp bằng cách bơm căng quấn quanh bắp tay, thiết bị này đo huyết áp tâm động mạch của người bệnh. Huyết áp trung tâm là huyết áp đo được ở giữa lõi của mạch máu, nơi máu được bơm trực tiếp từ tim đi các nơi của cơ thể. Kết quả phản ánh chính xác tình trạng của người bệnh hơn so với huyết áp ngoại biên và giúp dự đoán nguy cơ bệnh tim hiệu quả, ông Sheng Xu cho biết.
"Sản phẩm sử dụng sóng siêu âm liên tục lấy số đo mạch đập nằm sâu khoảng 4 cm dưới da. Thông tin thu được có thể mô tả những gì đang diễn ra trong trái tim bệnh nhân dựa vào từng dạng sóng cụ thể. Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe tim mạch của bệnh nhân kỹ càng hơn", ông Su nói.
Miếng dán mềm mại có khả năng đàn hồi tốt được thử nghiệm dán trên cổ, cẳng tay, cổ tay, chân bệnh nhân. Thử nghiệm cũng tiến hành ở cả hai trạng thái tĩnh và thực hiện các bài tập vận động. Kết quả đo từ miếng dán sít sao với kết quả đo bằng đèn siêu âm truyền thống.
Tiến sĩ Brady Huang, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết đối với những ca mổ tim phổi phức tạp, việc theo xuyên suốt và biết chính xác huyết áp tâm động mạch là rất cần thiết. Do đó thiết bị này là công nghệ mới có khả năng hỗ trợ cao, thay thế hiệu quả những phương pháp truyền thống trước đây.
"Tiến bộ lớn của nghiên cứu này là kỹ thuật siêu âm đã có thể được thu gọn lại chỉ bằng một miếng dán. Bác sĩ có thể thu được chỉ số huyết áp của động mạch chủ nằm sâu bên dưới da một cách liên tục mà không cần phải dùng đến phương pháp xâm lấn truyền thống", ông Huang nói.
Các nhà nghiên cứu cho rằng thiết bị mới này vẫn còn quá trình thử nghiệm dài trước khi có mặt tại các trung tâm y tế. Vẫn còn nhiều vấn đề cần phải cải tiến như tích hợp nguồn điện, đơn vị xử lý dữ liệu và các kết nối không dây cần thiết.
Tiến sĩ Su chia sẻ: "Miếng dán còn phải gửi thông tin bằng dây từ các thiết bị bên ngoài. Trước mắt, chúng tôi đang mong đợi được hợp tác với các chuyên gia về dẫn truyền dữ liệu và công nghệ không dây cho giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu".
Cẩm Anh
Theo VNE
5 thói quen xấu khi đánh răng khiến hàm răng chẳng mấy mà hư hỏng Một số thói quen sai lầm khi chải răng nếu không sửa đổi ngay từ sớm thì rất dễ gây hư tổn hàm răng nghiêm trọng. Chuyện đánh răng tưởng chừng như chỉ là việc làm đơn giản, thế nhưng, nếu không làm đúng cách thì vô tình gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là 5 sai lầm khi...