Đổ muối vào bồn cầu, công dụng bất ngờ, nhiều người chưa biết
Muối trắng không chỉ dùng làm gia vị trong nấu nướng mà còn có nhiều công dụng khác.
Đổ muối vào bồn cầu có tác dụng gì?
Muối trắng là loại gia vị luôn có sẵn trong căn bếp gia đình. Thông thường, mọi người hay dùng muối trong nấu ăn, ngâm rửa thực phẩm. Trên thực tế, muối có nhiều công dụng khác trong cuộc sống. Một trong số đó chính là làm sạch bồn cầu.
Rắc muối lên bồn cầu là một mẹo hay giúp làm sạch cặn bẩn, loại bỏ mùi hôi, khử khuẩn ở bồn cầu.
Muối có khả năng diệt khuẩn ở một mức độ nhất định. Nhờ đó, nó sẽ giúp làm giảm mùi hôi ở khu vực bồn cầu.
Đổ muối xuống bồn cầu có tác dụng làm sạch, khử mùi.
Bạn cần chuẩn bị muối trắng rắc đều lên bề mặt bồn cầu rồi để nguyên như vậy qua đêm (để muối bám được vào thành bồn cầu, bạn có thể xả nước vào bồn cầu trước rồi mới rắc muối). Hôm sau, hãy lấy bàn chải cọ rửa bồn cầu. Muối sẽ làm tăng ma sát, giúp loại bỏ các cặn bẩn ở bồn cầu một cách hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Ngoài ra, để tăng hiệu quả làm sạch bồn cầu và thông tắc bồn cầu, sau khi rắc muối và để khoảng 30 phút, bạn có thể dùng nước nóng đổ vào bồn cầu.
Lưu ý, muối có chỉ có tác dụng với những vết ố vàng nhẹ. Nếu bồn cầu có những vết ố vàng lâu ngày, bạn sẽ cần sử dụng một loại dung dịch tẩy rửa có tác dụng mạnh hơn.
Một số công dụng khác của muối
Trong quá trình nấu nướng, xoong nồi có thể bị cháy và bị dính thức ăn. Để loại bỏ các cặn thức ăn bị cháy, bạn có thể cho muối ăn vào chảo, thêm nước vào ngâm ít nhất 20 phút (để tăng hiệu quả làm sạch, bạn có thể đun cho nước muối sôi lên rồi ngâm cho cặn thức ăn mềm ra). Các vết cháy sẽ bong ra và dễ dàng cạo bỏ qua khi ngâm với nước muối. Sau đó, bạn chỉ cần cạo hết cặn cháy và rửa lại xoong nồi là được.
- Làm sạch và thông tắc cống
Cống thoát nước rất dễ bị tắc nghẽn, đặc biệt là do tích tụ dầu mỡ. Để làm sạch các cặn bẩn trong đường ống thoát nước, bạn hãy đổ nửa cốc muối xuống cống, sau đó đổ baking soda và giấm xuống cống. Baking soda gặp giấm sẽ tạo ra phản ứng sủi bọt giúp làm mềm các cặn bẩn. Muối cũng giúp loại bỏ các mảng bám trên đường thoát nước, khử khuẩn, khử mùi hôi.
- Loại bỏ vết bẩn trên đồ gỗ
Để làm ạch các vết bẩn trên đồ gỗ, bạn có thể trộng muối với dầu olive. Dùng hỗn hợp này để lau bề mặt đồ gỗ cho đến khi thấy vết bẩn được làm sạch. Sau đó, lấy một miếng vải ẩm để lau sạch bề mặt gỗ là được.
- Làm sạch đồ kim loại
Trộn muối với một lon bia hoặc nước ngọt có gas rồi nâm món đồ kim loại cần làm sạch trong hỗn hợp nước này khoảng 30-45 phút. Sau đó, rửa lại món đồ bằng bàn chải mềm và xà phòng là món đồ sẽ sáng bóng như mới.
Bồn cầu bị đóng cặn vàng khè, dội thứ nước này, chỉ 15 phút là sạch bẩn
Sau một thời gian sử dụng, các cặn bẩn có thể đọng lại trên bề mặt bồn cầu. Để làm sạch những cặn bẩn này, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ dưới đây.
Cặn bẩn đóng ở bồn cầu không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn mất vệ sinh, ẩn chứa nhiều vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe của người dùng. Để làm sạch các cặn bẩn này, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ dưới đây.
Sử dụng nước sôi
Đầu tiên, bạn hãy đổ một ấm nước sôi lên toàn bộ bề mặt của bồn cầu. Sau đó, phun dung dịch tẩy rửa bồn cầu thường dùng lên thành bồn cầu để nó chậm chậm chảy xuống khắp bề mặt của thiết bị này. Để nguyên như vậy 15 phút để dung dịch tẩy rửa phát huy tác dụng làm mềm vết bẩn. Nước nóng vừa có tác dụng diệt khuẩn vừa giúp làm mềm vết bẩn, kết hợp với nước tẩy rửa sẽ giúp loại bỏ các cặn bẩn trên bề mặt bồn cầu tốt hơn.
Sử dụng nước sôi kết hợp với dung dịch tẩy rửa có thể làm sạch các cặn bẩn bám trên bề mặt bồn cầu.
Sau đó, dùng cọ chuyên dụng để cọ rửa toàn bộ bồn cầu, giúp loại bỏ hết các cặn bẩn.
Ngoài việc cọ rửa phần bệ bồn cầu, thỉnh thoảng bạn cũng nên cọ rửa bên trong phần bể chứa nước của bồn cầu để loại bỏ các cặn bẩn lâu ngày trong đó.
Sử dụng giấm trắng
Một cách hiệu quả và an toàn để làm sạch bồn cầu đó chính là dùng giấm trắng. Giấm trắng giúp làm tan các cặn vôi, vết gỉ kim loại, khử mùi hôi và diệt một số loại vi khuẩn có hại trên bề mặt bồn cầu.
Bạn chỉ cần đổ giấm lên toàn bộ bề mặt bồn cầu và để khoảng 15 phút cho axit trong giấm phát huy công dụng làm mềm vết bẩn. Sau đó, dùng bàn chải chuyện dụng để cọ sạch các vết bẩn trên bồn cầu. Cuối cùng, ấn nút xả nước để rửa trôi các cặn bẩn.
Sử dụng baking soda
Baking soda có tác dụng tẩy rửa tốt. Bạn có thể sử dụng nó để làm sạch bồn cầu. Nguyên liệu này thích hợp để làm sạch các cặn đen trên bồn cầu. Đây là loại cặn bẩn cứng đầu, khó làm sạch hơn cặn vàng. Để tăng hiệu quả làm sạch, bạn nên dùng baking soda cùng giấm.
Đầu tiên, xả nước để làm ướt toàn bộ bồn cầu. Lấy 100 gram baking soda và rắc đều lên toàn bộ bề mặt bồn cầu.
Tiếp đó, lấy một bát giấm và đổ lên bề mặt bồn cầu. Baking soda gặp giấm sẽ tạo ra phản ứng sủi bọt.
Để nguyên như vậy khoảng 10 phút rồi dùng bàn chải cọ sạch bồn cầu. Xả nước để rửa trôi các cặn bẩn. Sau khi xả, hãy kiểm tra xem bồn cầu đã sạch như mong muống chưa. Nếu chưa, bạn có thể lặp lại các thao tác trên thêm một lần nữa.
Bàn chải cũ vứt đi thật lãng phí, buộc 2 cái vào nhau, công dụng tuyệt vời, ai cũng tấm tắc khen Nhiều người nghĩ bàn chải đánh răng cũ chẳng để làm gì, thực chất, chúng rất hữu ích. Những cây bàn chải đánh răng cũ, mà mọi người thường nghĩ chỉ đáng vứt đi, thực ra lại có nhiều ứng dụng bất ngờ. Trong cuộc sống hàng ngày, bàn chải đánh răng là vật dụng không thể thiếu. Tuy nhiên, các chuyên gia...