Đo mức độ nghiện Facebook của bạn
Bạn có facebook chứ? Chắc chắn rồi. Bạn có nghiện facebook không? Mức độ nghiện facebook của bạn như thế nào? Hãy kiểm tra thử nhé.
Facebook đã và đang trở thành trang mạng xã hội được rất nhiều người yêu thích sử dụng, không phân biệt giới tính, tuổi tác,…., đặc biệt đối với hầu hết các bạn teen thì facebook dường như là “một phần tất yếu của cuộc sống”.
1. Facebook có ý nghĩa như thế nào đối với bạn:
a. Rất quan trọng, là “một phần tất yếu của cuộc sống”, bạn có thể không ăn, không ngủ nhưng không thể không vào facebook;
b. Bình thường, facebook là nơi bạn giao lưu, trao đổi thông tin với bạn bè, xem lại những hình ảnh, những suy nghĩ, cảm nhận của mình vào những lúc rảnh rỗi.
c. Không quan trọng, có cũng được không có cũng được, vào facebook cũng vui mà không vào cũng chẳng sao.
2. Trang facebook cá nhân của bạn như thế nào:
a. Được bạn chăm sóc cẩn thận mỗi ngày sao cho đẹp, hấp dẫn, ấn tượng: Thay ảnh đại diện và ảnh nền liên tục tùy theo tâm trạng, thời tiết,…; có hình ảnh, thông tin nào tag vào mà không đẹp, không ưng ý là xóa ngay; hình ảnh được bạn cập nhật theo từng album rõ nét với những chia sẻ, cảm nhận được bạn “tỉa tót” hàng giờ,…. Và rất nhiều hoạt động chăm sóc khác.
b. Thỉnh thoảng cũng có những chỉnh sửa đôi chút cho nó mới lạ nhưng chỉ làm khi thật sự rảnh rỗi không còn việc gì để làm.
c. Từ khi lập facebook đến giờ tất cả vẫn y nguyên, những hình ảnh, thông tin người khác tag vào bạn cũng mặc kệ, với bạn nó không thật sự quan trọng lắm.
3. Thói quen vào facebook của bạn:
a. Bạn vào liên tục hàng ngày, hàng giờ, mọi lúc, mọi nơi, đôi khi như một phản xạ, một thói quen cố hữu, cứ mở máy tính là bạn vào facebook đầu tiên, còn điện thoại thì…24/24 được bật 3g hoặc kết nối wifi để có thể cập nhật ngay những thông báo, tin nhắn của bạn bè mặc dù nó ngốn của bạn không ít pin.
Video đang HOT
b. Bạn chỉ vào facebook những lúc rảnh rỗi, điện thoại bạn không kết nối wifi và 3g thường xuyên nếu không cần sử dụng, bạn vào mạng chủ yếu để học, đọc tin tức, tìm hiểu các bafivieets hữu ích.
c. Tùy theo hứng thú, nhưng không thường xuyên
4. Bạn đã từng có ý nghĩ: Facebook khiến bạn mất thời gian, bỏ bê biết bao nhiêu công việc và muốn xóa nó đi?
a. Chưa bao giờ hoặc đã có nhưng vẫn tái sử dụng;
b. Với bạn facebook là một trang mạch xã hội giải trí rất thú vị nếu chúng ta biết sử dụng có chừng mực, đúng mục đích.
c.Bạn không bận tâm đến vấn đề này vì facebook không khiến bạn mất thời gian
5. Khi bạn chụp được một bức ảnh đẹp:
a. Đăng ngay lên facebook và chờ đợi xem bạn bè like và comment như thế nào?
b. Lưu lại và đăng lên facebook khi rảnh rổi, thỉnh thoảng cũng phải cập nhật chứ;
c. Có thể đăng hay không tùy theo tâm trạng, hứng thú của bạn lúc đó.
6. Facebook khiến bạn quên đi những vấn đề cá nhân như niềm vui, nỗi buồn, sự đam mê:
a. Đúng
b. Không hoàn toàn như thế.
c. Không có bất kỳ sự liên quan nào giữa facebook và đời sống cá nhân của bạn.
7. Bạn đã bao giờ vì lo viết status, comment, chat trên facebook mà trễ học, trễ hẹn hay làm một việc gì đó chưa:
a. Cũng…thỉnh thoảng.
b. Chưa lần nào.
c. Làm gì có chuyện đó.
Và đây là kết quả:
Nếu bạn chọn đa số là đáp án a: Bạn là người nghiện facebook khá nặng, thậm chí là cực kỳ nặng, bạn có thể quên ăn, quên ngủ, quên học, quên cả người yêu và những vấn đề quan trọng khác để vào facebook như một thói quen cố hữu. Đôi khi bạn không biết bạn vào facebook làm gì, xem đi xem lại những nội dung đã xem rất nhiều lần nhưng bạn vẫn muốn vào và trực facebook. Mức độ nghiện của bạn là khá trầm trọng rồi đấy, chính bạn đang lãng phí khá nhiều thời gian, trí tuệ, sức khỏe, nhiệt huyết của tuổi trẻ chỉ để sống với trang mạng xã hội này. Hãy ý thức vấn đề và biết cách cai nghiện trước khi quá muộn bạn nhé.
Nếu bạn chọn đa số là đáp án b: Mức độ nghiện facebook của bạn là bình thường, bạn ý thức được vấn đề và xem đây là phương tiện để giải trí, để trao đổi thông tin với bạn bè một cách hiệu quả. Hãy cứ tiếp tục phát huy và khai thác có hiệu quả những tiện ích và facebook mang lại cho bạn nhé.
Nếu bạn chọn đa số là đáp án c: Có thể kết luận bạn chẳng nghiện facebook tẹo nào vì bạn không hứng thú, không tìm thấy những điều thú vị, niềm vui và khả năng giải trí mà facebook mang lại, có thể bạn cũng là người không thích các hoạt động giao lưu với bạn bè cũng như tiếp cận những thông tin mới. Bạn cũng nên xem xét lại mình nhé, vì không phải bỗng dưng rất nhiều người trở nên “cuồng” trang mạng xã hội này bạn nhỉ.
Facebook sẽ phát huy vai trò giải trí, trao đổi, học hỏi thông tin của nó nếu bạn biết sử dụng có chừng mực với thời gian hợp lý. Bây giờ chắc chắn bạn đã biết mình có nghiện facebook hay không và ở mức độ nào rồi phải không nào, hãy có sự điều chỉnh hợp lý để có thể cân bằng cuộc sống của chính mình bạn nhé. Chúc bạn thành công.
Theo Muctim
Nếu bạn là một diễn viên hài kịch
Cười người thì dễ nhưng làm cho người khác bật cười thì lại không dễ chút nào. Giả dụ bạn là người làm cái công việc "khó nhằn" ấy thì sao nhỉ? Câu trả lời trong tình huống giả định này sẽ bật mí những bí mật ẩn sâu trong nội tâm bạn đấy!
Bắt đầu nhé!
1. Lần biểu diễn ra mắt đầu tiên của bạn là trong một vở tấu hài. Bạn đã tập tành rất nhuần nhuyễn, cũng đã chuẩn bị tâm lý đầy đủ, sẵn sàng, chỉ chờ chuông đồng hồ điểm giờ G. Nói chung bạn đang rất phấn khích. Nhưng có một người bạn hoàn toàn không muốn xuất hiện trong đám đông khán giả phía dưới. Đó là ai?
2. Theo bạn, yếu tố nào là quan trọng nhất, quyết định thành công của một vở hài kịch?
3. Trong khi mải mê diễn, bạn đã làm một điều ngớ ngẩn. Đó là lỗi gì? Và bạn đã cố gắng sửa chữa như thế nào?
4. Một khán giả cười to và lâu hơn hẳn những người khác. Fan đó của bạn là ai thế? (đọc ra cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn nhé).
Giải mã:
Tiếng cười là một phức hợp tâm lý phong phú, nó là sự lo lắng và giải thoát, kiểm soát và giải phóng...Người ta có thể thông qua tiếng cười để bộc lộ quan điểm và cả sự nổi loạn của mình. Với vai trò giả định là diễn viên hài kịch, bạn sẽ có dịp được "nhìn" thấy mình khi phải phơi bày sự lo sợ và những điểm yếu của bản thân trước người khác.
1. Ai là người bạn không muốn có mặt tại buổi biểu diễn đầu tiên (vốn rất quan trọng) của mình thế? "Gà bông" à? Hay là bố hoặc mẹ? Hay sếp của bạn? Có thể bạn nghĩ rằng bạn chọn họ vì bình thường họ hay trêu chọc bạn, nhưng thật ra, đó chính là người bạn không bao giờ muốn gây thất vọng hoặc tỏ ra kém cỏi trước mặt họ. Ai cũng vậy thôi, luôn luôn có những người mà vì rất yêu thương chúng ta không muốn bộc lộ những "mặt trái" của bản thân mình. Nếu tự dưng cái tên sượt qua đầu bạn đầu tiên là của một nhân "người dưng" thì biết rồi nhé, người ta hẳn đã chiếm một ví trí quan trọng trong trái tim nhỏ bé của bạn rồi.
2. Điều bạn cho là yếu tố quan trọng nhất, quyết định thành công của vở hài kịch chính là điều bạn cảm thấy cần bổ sung để làm tốt hơn trong việc xây dựng và kết nối các mối quan hệ xã hội của mình. Đó là khả năng "điều khiển" thời gian? Hay là "lửa nhiệt tình"? Hay cần một đạo diễn giỏi? Tất cả những điều trên đều quan trọng, nhưng quan trọng nhất là bạn đã "chỉ mặt" được đâu là thứ mình đang còn thiếu, đúng không?
3. Sai sót hoặc vụ lộn xộn mà bạn gây ra phản ánh một sai lầm lớn từ quá khứ mà bạn còn day dứt mãi không nguôi. Nếu bạn nói bạn làm rơi micro, thì điều hối tiếc trong quá khứ có thể là một chuyện gì đó được gây ra bởi sự vụng về của bạn. Những người ấp úng không trả lời được câu hỏi của khán giả thì hẳn từng có kinh nghiệm nhớ đời vì bị chỉ trích. Nếu bạn trót nhỡ mồm nói câu gì đó xúc phạm đến khán giả thì chắc là bạn có xu hướng nói ra bất cứ điều gì lóe lên trong đầu mà không cần suy nghĩ xem ai đang đứng trong "tầm nghe".
Cách bạn cố gắng sửa chữa sai sót sẽ đại diện cho cách bạn nghĩ là sẽ hữu ích trong việc giảm thiểu những hậu quả ảnh hưởng hoặc những lỗi thiếu sót tương tự trong tương lai. Có thể bạn chọn cách lờ đi và vẫn tiếp tục vai diễn của mình. Nhưng, lần sau hãy thử cách thừa nhận sự vụng về của mình và tự cười bản thân luôn. Hiệu quả cực ổn luôn đấy!
4. Chọc cười là một hiện tượng tâm lý phức tạp. Trên một phương diện nhất định, nó liên quan đến việc có quyền lực để kiểm soát người khác thông qua khả năng làm thay đổi xúc cảm của họ (làm cho họ cười mà). Vị khán giả tán thưởng bạn nhiều nhất chính là người mà bạn không muốn chịu ảnh hưởng và thậm chí là muốn kiểm soát ngược lại. Có thể ở đây có một sự cạnh tranh thân thiện hoặc là một niềm tị nạnh ngầm định trong thâm tâm. Tuy nhiên, người này cũng chính là người sở hữu chiếc khìa khóa mở cửa nguồn năng lượng trong con người bạn bằng cách cung cấp cho bạn những kích thích, động lực để cố gắng bật mạnh hơn sức mạnh vốn có trong bản thân bạn.
Theo Hoahoctro
Đằng sau món quà bị trả lại Đây là một tình huống hơi bị buồn nhưng hầu như mọi người đều đã hoặc sẽ có ít nhất một lần phải trải qua. Vì vậy, chúng ta nên thẳng thắn đối mặt với nó, đúng không? Thế này nhé, bạn đã thích một người từ lẩu lầu lâu rồi. Nhưng mà chỉ dám thích một cách âm thầm thôi. Rồi đến...