Đo mức dân hài lòng với cán bộ, khác gì đo biển nông, sâu?
Giới phân tích kỳ vọng về sự thay đổi căn bản nền hành chính công ở Việt Nam. Vậy đâu là yếu tố quyết định sự thay đổi đó?
Bình thường hay bất thường?
Ngày 6/7, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nội vụ và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã ký kết chương trình phối hợp triển khai xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2015.
Theo đó, hơn 15.000 người dân tại 10 tỉnh, thành phố sẽ chấm điểm 6 dịch vụ hành chính công. Trong đó có 3 dịch vụ cấp huyện: cấp giấy chứng minh nhân dân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng nhà ở và 3 dịch vụ cấp xã: cấp giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh và chứng thực.
Lãnh đạo Bộ Nội vụ cho rằng, chỉ số khảo sát là thước đo đánh giá khách quan chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công. Qua đó, các cơ quan nhà nước nắm bắt được mong muốn của người dân để có biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ.
Cải cách thủ tục hành chính. Ảnh minh họa của Satế.
Trước đó (8/2014) một khảo sát tương tự tại 3 tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa và Bình Định đã cho kết quả bất ngờ.
Theo đó, trên 80% số người dân được điều tra đều cho rằng họ hài lòng và… rất hài lòng đối với các dịch vụ công hiện nay.
Liệu kết quả khảo sát trên có đáng tin cậy, trong khi thực tế cho thấy, việc thực hiện các dịch vụ hành chính công ở nước ta còn tồn tại không ít bất cập?
“Dư luận bất bình về một phận cán bộ,
Phiếu điều tra gồm 6 nhóm tương đương với 6 dịch vụ hành chính công, được thực hiện tại 108 đơn vị hành chính cấp xã và 36 huyện trên 10 tỉnh, thành: Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Đà Nẵng, TP.HCM, Tây Ninh, Cà Mau. Riêng 3 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng sẽ khảo sát tại 15 huyện, 15 xã. Bảy tỉnh còn lại sẽ khảo sát ở 3 huyện, 9 xã
công chức, viên chức có hành vi vòi vĩnh, nhũng nhiễu, quan cách, hách dịch, xa dân gần quan, lệch chuẩn văn hóa khi giao tiếp với dân…”, Đại biểu Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục – Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu quan điểm tại phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII hôm 13/6.
Mặt khác, một số khảo sát trước đó cũng chỉ rõ, ngay bản thân “người trong cuộc” cũng thừa nhận quá trình điều tra còn nhiều bất cập.
“Không ít người trả lời có trình độ học vấn thấp, khó trả lời chính xác hết nội dung bảng hỏi. Đặc biệt, việc trả lời phỏng vấn của người dân còn được trả thù lao, dẫn đến có sự nghi ngờ về độ xác thực của câu trả lời.
Không những thế, tại Phú Thọ, 46% số người được phỏng vấn thừa nhận là… người thân quen của công chức…”, (Báo Lao động hôm 21/8/2014).
“Chấm điểm dịch vụ hành chính công không phải chuyện dễ”
PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) hôm 29/7 cho rằng, độ tin cậy của đợt khảo sát này phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
“Việc phân nhóm đối tượng khảo sát thực hiện như thế nào? công cụ thu thập
Video đang HOT
thông tin được soạn thảo ra sao? Việc xây dựng các chỉ báo? Những chỉ báo đó phản ánh điều gì? Quy trình thực hiện thu thập thông tin có đảm bảo khách quan không?
Các khái niệm trong quá trình khảo sát có được làm rõ không?
Thực tế đã cho thấy, có những trường hợp, người thực hiện khảo sát và người được khảo sát, không cùng một cách hiểu. Điều này dễ dẫn tới kết quả, chất lượng khảo sát không sát thực tế…
PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội – Viện Xã hội học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ảnh: Báo Infonet)
Do đó, tính thuyết phục, xác thực của khảo sát còn phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm… của người được giao nhiệm vụ”, PGS.TS Trịnh Hòa Bình phân tích.
Cũng theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, cần tổ chức hội thảo khoa học, với sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia…nhằm đảm bảo tính thuyết phục khi thực hiện khảo sát.
“Không loại trừ trường hợp người ta thực hiện khảo sát theo “khẩu vị” của mình. Tuy nhiên, chấm điểm dịch vụ hành chính công không phải chuyện dễ. Nếu làm không tốt sẽ rất bất ổn.
Do đó cần thiết phải có một hội thảo khoa học để đánh giá các vấn đề sẽ thực hiện khảo sát”, PGS.TS Trịnh Hòa Bình lưu ý.
Thay đổi căn bản dịch vụ hành chính công là điều không dễ dàng
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng nhận định, việc thực hiện khảo sát, lắng nghe ý kiến của nhân dân về dịch vụ hành chính công là điều cần thiết .
“Qua một số khảo sát trước đó cho thấy, người dân rất công bằng khi họ đánh giá, cũng như nhìn nhận sự thay đổi tích cực của nền hành chính ở nước ta.
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh cũng đưa ra nhận định, việc thay đổi căn bản dịch vụ hành chính công ở nước ta hiện nay là điều không dễ dàng.
“Nhiều nước trên thế giới, vị trí trong xã hội của người có quyền lực đều do người dân tự quyết định thông qua việc bầu cử, úng cử. Do vậy, người ta rất ngại sự đánh giá của người dân.
Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng, làm thay đổi thể chế hành chính.
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh. Ảnh: (Tá Lâm/Vietnamnet)
Trong khi đó, ở Việt Nam, việc bổ nhiệm, đề bạt…là do cấp trên quyết định. Do vậy, tại các cơ quan công quyền người ta ngại nhất là việc cấp cấp trên đánh giá họ, chứ họ không ngại cách đánh giá của nhân dân…
Từ đó có thể thấy, những vấn đề liên quan đến việc tổ chức, vận hành nền hành chính hiện đại (giải trình, phúc đáp…) vẫn còn là thách thức không nhỏ. Vấn đề này không dễ thay đổi trong thời gian ngắn”, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nêu quan điểm.
QUỐC TOẢN
Theo giaoduc
"Có cán bộ không dám kê khai tài sản, vì sợ..."
Công khai, minh bạch được cho là khâu đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng. Vậy, cần làm gì để thực hiện hiệu quả vấn đề này?
"Công khai, minh bạch" nặng tính hình thức
Hồi đầu tháng 6/2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên trả lời chất vấn (tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII) về kết quả và biện pháp đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ, cho biết năm 2014 cơ quan chức năng đã điều tra, khám phá, xét xử 256 vụ việc liên quan tới tham nhũng, với 593 bị can...
Giới chức cũng cho rằng, công khai, minh bạch là khâu đột phá, góp phần quan trọng vào việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.
Đai biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội). Ảnh: NGỌC QUANG
Vậy, cần làm gì để việc công khai, minh bạch (phạm vi tài sản, thu nhập) đi vào thực chất, phát huy hiệu quả?
Trao đổi về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) hôm 27/7 cho rằng, việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập là vấn đề hết sức quan trọng.
"Công khai tài sản, thu nhập để quản lý cán bộ, bảo vệ tài sản nhà nước là việc làm cần thiết. Có thực hiện tốt điều này mới đánh giá đúng thực trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Theo Đại biểu Bùi Thị An, ở nước ta, việc công khai, minh bạch (thu nhập, tài sản) vẫn nặng tính hình thức.
"Trong khi tham nhũng ở Việt Nam được đánh giá là rất
Thanh tra Chính phủ vừa công bố báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 về công tác chỉ đạo, điều hành. Đáng chú ý, trong số gần 1 triệu người kê khai tài sản, cơ quan chức năng chỉ phát hiện, kết luận 4 người kê khai không trung thực.
phức tạp, thì khó chấp nhận con số kê khai tài sản không trung thực chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Thực tế khác cũng cho thấy, rất nhiều người thu nhập hơn chục triệu đồng/tháng, nhưng họ vẫn sống rất vương giả?
Vấn đề nằm ở chỗ, phải xác minh nguồn gốc tài sản của họ do đâu mà có?
Việc thực hiện công khai, minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập, đã được quan tâm đúng mức hay chưa?", Đại biểu Bùi Thị An đặt nghi vấn.
Ở một góc nhìn khác, Đai biểu Lê Nam (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, vấn đề công khai, minh bạch tài sản, thu nhập chưa được như kỳ vọng có phần lỗi từ cơ chế quản lý, giám sát...
"Có người chỉ là cán bộ bình thường nhưng họ sắm được nhà lầu, xe hơi. Nếu bảo tiền, tài sản đó là bất minh thì chưa chắc đã đúng.
Tôi đã xem rất nhiều bản kê khai tài sản của cán bộ. Trong đó nhiều trường hợp kê khai trung thực.
Nhưng với cơ chế quản lý, giám sát hiện nay, không ít trường hợp người ta có tài sản, nhưng chưa chắc đã dám kê khai vì sợ bị "đánh bùn sang ao".
Do đó, ở nước ta, từ cán bộ bình thường đến cán bộ cao cấp, nếu bảo họ chứng minh tài sản, thu nhập chính xác, không phải là chuyện dễ dàng.
Vấn đề công khai, xác minh tính minh bạch về thu nhập, tài sản cần phải được xem xét lại một cách thận trọng.", Đại biểu Lê Nam nhận định.
Quản lý tài sản, thu nhập cá nhân
Theo Đại biểu Bùi Thị An việc quản lý chặt chẽ tài sản, thu nhập của cán bộ là mấu chốt vấn đề, tạo ra sự minh bạch.
"Có thể áp dụng việc quản lý thu nhập cá nhân bằng cách sử dung hình thức chuyển khoản trong việc thanh toán tiền lương, cũng như các vấn đề khác liên quan.
Ở phạm vi rộng hơn, cần hạn chế giao dịch bằng tiền mặt...", Đại biểu Bùi Thị An đề xuất.
Cũng theo Đại biểu Bùi Thị An, bên cạnh việc kiểm soát tài sản, thu nhập cá nhân, việc kê khai phải có sự giám sát (xác nhận) từ cấp có thẩm quyền.
"Nếu để xảy ra trường hợp kê khai không trung thực thì đơn vị giám sát phải chịu liên đới trách nhiệm.
Mặt khác, để thực hiện có hiệu quả vấn đề phòng chống
tham nhũng nói chung, cần tuyển chọn, bố trí cán bộ có đủ năng lực, đạo đức, nhằm tránh phát sinh tiêu cực trong cơ quan được phân công nhiệm vụ", Đại biểu Bùi Thị An nêu quan điểm.
Đại biểu Bùi Thị An lưu ý, việc công khai, xác minh tính minh bạch tài sản, thu nhập không xâm phạm quyền bí mật đời tư cá nhân đã được pháp luật bảo vệ.
"Nếu cán bộ có dấu hiệu tham nhũng về tài sản, thì đó không còn là vấn đề bí mật cá nhân nữa", Đại biểu Bùi Thị An khẳng định.
Đại biểu Quốc hội Lê Nam (đoàn Thanh Hóa). Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM
Trong khi đó Đại biểu Lê Nam đề xuất phương án, cần có cơ chế, khuyến khích cán bộ kê khai tài sản, thu nhập một cách trung thực, hơn là đặt nặng kê khai, ép buộc...
"Nên nhớ, đừng vội phán xét tài sản của người ta như thế nào? Chỉ nên đặt câu hỏi đó khi người ta có dấu hiệu vi phạm (tài sản bất minh)", Đại biểu Lê Nam nêu quan điểm.
QUỐC TOẢN
Theo Dantri
TP.HCM không có vụ ùn tắc giao thông nào trên 30 phút, có tin được không? Theo đại biểu Lâm Thiếu Quân, việc UBND TP.HCM báo cáo toàn địa bàn 6 tháng đầu năm không có vụ ùn tắc giao thông nào trên 30 phút, thì thật sự cần xem lại. Chiều ngày 28/7, các đại biểu tham dự kỳ họp HĐND TP.HCM lần thứ 18 - khóa VIII bước vào phiên thảo luận tại tổ, về những vấn...