Đổ mồ hôi nhiều tiềm ẩn bệnh gì
Tôi 28 tuổi, mắc chứng mồ hôi nhiều, lúc làm việc nhanh rất mệt mỏi, khó chịu, có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay bị bệnh? Cách chữa trị như thế nào? (Giang)
Ảnh minh họa: Fitness.
Trả lời:
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng tăng bài tiết mồ hôi quá mức cần thiết. Bài tiết mồ hôi là một đáp ứng sinh lý bình thường của cơ thể như một cơ chế điều hòa thân nhiệt với nhiệt độ môi trường xung quanh, tiết trời nóng bức sẽ tiết mồ hôi nhiều và ngược lại trời lạnh sẽ ít đi.
Mồ hôi cũng tiết ra nhiều hơn khi bạn đang vận động, khi làm việc tay chân dưới khí hậu nóng bức, và đó là điều bình thường. Mồ hôi cũng bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, nếu bạn phải làm việc nhanh mạnh dưới áp lực công việc hay thời gian hoàn thành gấp thì mồ hôi cũng tiết ra nhiều hơn.
Tuy nhiên nếu mồ hôi vẫn tiết ra nhiều ngay cả khi bạn đang ngồi yên trong phòng có điều hòa, đang nằm nghỉ, ra mồ hôi lúc chiều tối ( ra mồ hôi trộm)… thì bạn đã bị chứng tăng tiết mồ hôi.
Tăng tiết mồ hôi có 3 dạng:
- Tăng tiết mồ hôi do tâm lý (sợ hãi, lo lắng…) thường mồ hôi ra nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, trán… Đây chỉ là thay đổi thoáng qua do quá căng thẳng, lo lắng vì áp lực tâm lý, sẽ hết khi cảm xúc đã được giải tỏa.
- Tăng tiết mồ hôi khu trú như chỉ ở vùng nách, lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh này có thể chữa bằng các phương pháp như dùng thuốc bôi (hợp chất muối bạc hay muối nhôm) tại chỗ có tác dụng thấm hút làm giảm tiết mồ hôi, đốt điện, thuốc uống, chích Botox tại chỗ và cuối cùng là phẫu thuật cắt hạch giao cảm khu vực.
Video đang HOT
- Tăng tiết mồ hôi toàn thân có thể là, như đã nói trên, do hậu quả của điều kiện khí hậu nơi làm việc hoặc nơi ở nóng bức không thông thoáng, hay rối loạn điều hòa hệ thần kinh giao cảm, do một bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn (lao sơ nhiễm), rối loạn chuyển hóa (cường tuyến giáp), hay một bệnh lý ác tính tiềm ẩn.
Trường hợp của bạn, bạn nên kiểm tra tổng quát, xét nghiệm công thức máu, chức năng tuyến giáp, chụp hình phổi (và thử đàm tìm vi trùng lao nếu phim phổi gợi ý). Cách chữa trị đơn giản hiệu quả chỉ có khi đã xác định được nguyên nhân gây ra triệu chứng.
Chúc bạn nhiều niềm vui trong cuộc sống và không quên đi khám bệnh sớm. Trước mắt, bạn nên uống nhiều nước (nước suối, nước khoáng, nước trái cây tươi, nước trà…) để tránh bị mất nước.
Bác sĩ Đỗ Đức Tín
Bệnh viện Quốc tế Thành Đô
Theo VNE
Bí quyết hạn chế mồ hôi ra quá nhiều
Ra mồ hôi giúp cho cơ thể điều hòa thân nhiệt trong môi trường nóng, làm việc nặng, tập thể dục... Tuy nhiên, mồ hôi ra nhiều quá mức có thể khiến cho bạn khó chịu và gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh tăng tiết mồ hôi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý, sinh hoạt...người bệnh như: luôn cảm thấy mệt mỏi, khát do cơ thể bị mất nước, cảm giác hồi hộp, lo âu, gây mất vệ sinh cá nhân... Đây là môi trường cho một số loại vi khuẩn có hại hoạt động gây nên các biến chứng như viêm da, bong da... và khiến khó khăn trong thao tác công việc, chơi thể thao, điều khiển ô tô, xe máy, hạn chế giao tiếp xã hội.
Vì sao mồ hôi ra quá nhiều?
Trên cơ thể con người có đến 4 triệu tuyến mồ hôi, trong đó khoảng 3 triệu tuyến mồ hôi ngoại tiết được tập trung chủ yếu ở lòng bàn chân, trán, nách, lòng bàn tay và gò má. Các tuyến mồ hôi này được chi phối bởi sợi cholinergic của thần kinh giao cảm. Do đó, khi hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh thì lượng mồ hôi theo đó cung được tiết ra nhiều hơn.
Nguyên nhân tăng tiết mồ hôi
Có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi như do cảm xúc, do vị giác, có thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cảm, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt quá liều... Mồ hôi ra nhiều quá mức có thể do cơ thể đang thiếu hay mắc bệnh gì đó.
Ngoài ra, mồ hôi tiết ra nhiều hơn khi cơ thể ở trong các trạng thái như: xúc động mạnh, ốm sốt hoặc uống rượu, ăn đồ ăn có quá nhiều vị cay, tập luyện thể thao.
Ảnh minh họa.
Các vị trí mồ hôi ra nhiều
Mồ hôi tay: Tăng tiết mồ hôi quá mức ở bàn tay không những gây hạn chế trong chọn lựa nghề nghiệp mà còn khiến bệnh nhân ngại tiếp xúc với người khác. Thêm vào đó, ra mồ hôi quá nhiều khiến bàn tay lạnh, xanh tái,...
Mồ hôi nách: Đây còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến nách nặng mùi nên dễ gây cho bệnh nhân những ức chế về tâm lý.
Mồ hôi ở đầu và mặt: Mồ hôi xuất hiện thường đi kèm triệu chứng đỏ rần ở mặt khiến bệnh nhân có cảm giác bối rối và tự ti.
Cách hạn chế tình trạng tăng tiết mồ hôi
Theo các chuyên gia, để hạn chế tình trạng tăng tiết mồ hôi, cần tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Một số biện pháp dưới đây có thể giúp hạn chế tình trạng ra mồ hôi quá nhiều:
- Uống nhiều nước để luôn đảm bảo lượng nước lý tưởng cho cơ thể. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, việc điều hòa nhiệt độ cơ thể sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhờ đó mồ hôi sẽ tiết ra ít hơn.
- Bổ sung các thực phẩm giầu canxi sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và ít tiết mồ hôi hơn. Các thực phẩm giầu canxi như sữa chua béo, phomat, quả hạnh, đậu bỏ lò, và các loại sữa giầu canxi.
- Rau quả chứa nhiều nước nên việc bổ sung rau quả sẽ giúp cơ thể luôn đủ nước, hệ tiêu hóa vận hành tốt. Nho, nước ép nho, và nước ép cà chua và những loại rau quả nhiều nước khác là những "phương thuốc" thiên nhiên rất hữu hiệu chống lại chứng tiết mồ hôi quá mức của cơ thể.
- Dầu ô liu. Khi cơ thể phải hoạt động càng mạnh để tiêu hóa thức ăn thì lượng mồ hôi sẽ tiết ra càng nhiều hơn. Dầu oliu không chỉ giúp giảm tiết mồ hôi và còn rất tốt cho huyết áp và lượng cholesterol trong máu. Dầu oliu có hương vị rất thơm ngon và có thể thay thế cho dầu thực vật trong hầu hết các món ăn.
- Vitamin B giúp cơ thẻ hoạt động hiệu quả và có đủ năng lượng thực hiện những quá trình quan trọng như trao đổi chất và truyền tín hiệu qua hệ thần kinh. Nếu thiếu vitamin B cơ thể sẽ phải hoạt động vất vả hơn và vì thế tiết nhiều mồ hôi hơn. Một số thực phẩm giàu vitamin B có thể kể đến như: ngũ cốc chưa qua tinh chế, protein có trong cá, trứng, các loại đậu, thịt và rau quả như quả bơ, khoai lang, cà rốt, đỗ.
- Hạn chế thực ăn cay (hành tây, ớt, tỏi, rượu...): Thực phẩm cay khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Thực phẩm nhiều dầu và chất béo cũng không giúp được gì vì chúng làm cơ thể giải phóng độc tố và chất thải đi qua mồ hôi, khiến mùi mồ hôi thêm tệ hơn. Uống cà phê hay thực phẩm có chứa nhiều caffeine cũng làm tăng quá trình đổ mồ hôi của cơ thể. Do vậy cần phải duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và nhiều vitamin sẽ giúp kiểm soát lượng mồ hôi.
- Đảm bảo vệ sinh: Để đánh bay mùi hôi khó chịu ấy, cách đơn giản nhất là hãy giữ gì vệ sinh sạch sẽ. Sau khi tập thể dục với cường độ cao hay từ ngoài đường về, đợi mồ hôi ráo, hãy vào phòng tắm để gội rửa những cặn bã trên người. Nên dùng những loại xà phòng trung tính hoặc xà phòng diệt khuẩn.
Để hạn chế mồ hôi nên chọn cho mình những loại quần áo mỏng, các loại vải nhẹ thoáng như cotton hay quần áo thể thao sẽ giúp mồ hôi dễ bay hơi hơn. Thay quần áo thường xuyên cũng là cách hạn chế mùi hôi khó chịu.
Một số phương pháp phổ để điều trị cho người ra mồ hôi quá nhiều như dùng thuốc dạng bột để bôi lên phần ra nhiều mồ hôi, liệu pháp ion, tiêm dưới da botox, tiêm nước nóng tiêu diệt hạch thần kinh giao cảm ... Tuy nhiên những biện pháp này thường chỉ tác dụng tạm thời sau đó bệnh có thể tái phát. Phẫu thuật thần kinh giao cảm có thể đem lại hiệu quả tốt nhưng một số người có thể gặp phải biến chứng sau phẫu thuật như cảm giác khô rát ở ngực, 2 tay, tiết mồ hôi bù trừ...
Theo Vnmedia
Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân triệt để nhờ lá lốt Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Loại rau hay được dùng trong các bữa ăn cũng là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính...