Đổ mồ hôi là hiện tượng bình thường nhưng phải hết sức cẩn thận nếu đi kèm những triệu chứng sau
Thời tiết oi nóng của mùa hè khiến bạn nhiều lúc không hoạt động gì cũng toát mồ hôi. Tuy đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng đổ mồ hôi cũng là một trong các dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm.
Đổ mồ hôi là một chuyện vừa làm ta vui vẻ vừa làm ta khó chịu. Khi ta hoạt động thể dục thể thao, đổ mồ hôi giúp bản thân cảm thấy sảng khoái hơn. Nhưng nếu trong môi trường nắng nóng, độ ẩm cao, lúc nào trên người cũng mướt mát mồ hôi thì cũng thật khó chịu!
Đổ mồ hôi là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể, giúp làm giảm, giữ nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định. Người có sức khỏe bình thường sẽ toát ra khoảng 600 đến 700 ml mỗi ngày. Trời càng nóng, hoạt động càng nhiều mồ hôi sẽ toát ra nhiều hơn có thể lên đến 2% đến 6% trọng lượng cơ thể.
Hãy cẩn thận với những triệu chứng đổ mồ hôi nguy hiểm.
Hãy cảnh giác với ba loại bệnh biểu hiện thông qua đổ mồ hôi như sau
Bệnh cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism): Sợ nóng và đổ mồ hôi nhiều là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh này. Bên cạnh đó, bệnh còn kèm theo các dấu hiệu như tóc bị khô, rụng tóc, giòn móng, sụt cân,… Nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi ngay cả khi ngồi phòng mát thì cần phải nhanh chóng kiểm tra chức năng tuyến giáp.
Bệnh tiểu đường (diabetes): Bệnh nhân tiểu đường sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn mức bình thường, chủ yếu ở phần trên cơ thể như đầu, lưng,… Bệnh còn có biểu hiện đi kèm là bàn tay, bàn chân nhợt nhạt, hay bị run.
Bệnh u tủy thượng thận (pheochromocytoma): Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đổ mồ hôi là một triệu chứng phổ biến của bệnh. Thỉnh thoảng việc toát mồ hôi diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Bệnh còn đi kèm theo là các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, da nhợt nhạt.
Video đang HOT
Một số lưu ý khi đổ mồ hôi để giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn
- Vào phòng máy lạnh nên tránh gió điều hòa thổi trực tiếp vào người, lập tức lau khô mồ hôi. Nhiệt độ môi trường thay đổi nhanh từ nóng sang lạnh làm cho nhiệt độ cơ thể cũng sẽ giảm đột ngột dễ tắc nghẽn tuyến mồ hôi.
- Lau mồ hôi bằng khăn khô hoặc khăn ấm. Lúc này, lỗ chân lông trên da sẽ mở ra nhanh chóng, nhiệt tỏa ra tốt hơn giúp cơ thể con người cảm thấy mát mẻ và thoải mái. Nếu lau bằng khăn lạnh, da sẽ bị kích thích khiến lỗ chân lông bị đóng lại, mao mạch co lại, nhiệt độ tích lũy trong cơ thể không được tỏa ra gây cảm giác khó chịu.
Nên lau khô mồ hôi bằng khăn khô, ấm.
- Nghỉ ngơi một lúc rồi hãy đi tắm. Khi cơ thể bạn vừa toát mồ hôi mà lập tức tắm bằng nước lạnh sẽ khiến mao mạch đột nhiên co lại, trở nên mỏng hơn. Một lượng lớn máu sẽ quay trở lại tim, làm tăng gánh nặng cho tim, gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt.
Nên tắm sau khi khô mồ hôi để tránh gây hại cho cơ thể
- Không nên uống nước lạnh. Nếu uống nước lạnh, lỗ chân lông sẽ bị co khít lại, làm cơ thể tạm thời dừng đổ mồ hôi, nhiệt độ cơ thể không tỏa ra được gây cảm lạnh. Khi bạn khát nước, nên uống nước ấm để làm dịu cơn khát. Mười phút sau nên uống nhiều lần, mỗi lần một ít nước muối để bổ sung lượng muối bị mất khi đổ mồ hôi.
Không uống nước lạnh và uống nước ấm khi đổ mồ hôi để bảo vệ sức khỏe.
Source (Nguồn): Baidu
Theo Helino
Mẹ bầu có biết, khi mang thai 4 bộ phận này rất dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ kỹ càng
Mẹ bầu nên chăm sóc kỹ những bộ phận này để tránh để lại "di chứng" xấu xí sau khi sinh bé.
Ngực
Khi mang thai, do sự gia tăng hormone estrogen và progesterone, ngực của người phụ nữ cũng sẽ thay đổi. Ngực bắt đầu phát triển lớn hơn, sưng nhẹ là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Nói chung, ngực của người mẹ sẽ tăng lên 1-2 cỡ so với trước khi mang thai. Để chăm sóc ngực tốt hơn, mẹ bầu nên mặc đồ lót rộng rãi, thoáng mát. Đồ lót dành cho mẹ bầu có độ đàn hồi cao và khả năng nâng đỡ tốt. Hơn nữa, vải của loại đồ lót này khá mềm mại, dễ chịu, không gây đau đớn cho ngực của người mẹ.
Bụng
Thai nhi càng lớn, bụng của người mẹ càng to hơn. Vì sức khỏe của thai nhi, mẹ bầu cần bảo vệ và chăm chút cho bụng của mình. Các mẹ bầu nên làm ít việc nhà hơn và tránh động chạm trực tiếp vào bụng. Ngoài ra, khi bụng của mẹ phình ra, da và cơ bụng bị căng quá mức, độ đàn hồi và các sợi collagen của da bị tổn thương, các vết rạn da dễ xuất hiện. Nếu bạn muốn tránh rạn da khi mang thai, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa collagen để tăng độ đàn hồi cho da. Mẹ bầu cũng chú ý kiểm soát cân nặng hợp lý, tập thể dục nhiều hơn để ngăn ngừa rạn da hiệu quả.
Răng
Khi mang thai, xương của người mẹ tương đối giòn, dễ gãy đặc biệt là bạn có thể đối mặt với một số vấn đề về răng miệng như ê buốt, xuất huyết chân răng... Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Chủ yếu là do sự phát triển xương của thai nhi cần rất nhiều canxi và những chất dinh dưỡng này chỉ có thể lấy được từ cơ thể người mẹ. Hàm lượng canxi trong người mẹ không đủ sẽ gây ra loãng xương và dễ gặp các vấn đề răng miệng. Do đó, các bà mẹ nên chăm sóc răng miệng kỹ càng và ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao trong suốt thai kỳ.
Vòng eo
Khi mang thai, vòng eo cũng là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất của người mẹ. Nhiều bà mẹ sẽ bị đau lưng khi mang thai. Điều này xảy ra do sự thay đổi hormone ở người mẹ, gây ra giãn dây chằng vùng chậu. Mặt khác, khi thai nhi tiếp tục phát triển, lượng nước ối trong tử cung của người mẹ cũng sẽ tăng lên và toàn bộ trọng lượng của tử cung sẽ đè lên đốt sống thắt lưng của người mẹ, khiến mẹ bị đau lưng. Muốn giảm đau lưng, các mẹ hãy cố gắng đứng ít, ngồi nhiều hơn, cũng như thường xuyên vận động, tập thể dục.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Người đang ướt mồ hôi tuyệt đối không làm những điều này đề phòng cơ thể bị nhiễm lạnh Khi cơ thể vừa toát mồ hôi, bạn nên tránh làm những điều sau đây để không gây ra tình trạng nhiễm lạnh. Đổ mồ hôi là một trong những trạng thái thường xuất hiện sau khi bạn vừa vận động hay đi nắng về. Trạng thái trên có những lợi ích nhất định như giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể, thải...