Đổ mồ hôi ban đêm chị em chớ xem thường vì đây là lý do “ẩn mình” đằng sau
Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi ban đêm nhé!
Nhiệt độ phòng ngủ của bạn bây giờ là bao nhiêu? Theo W. Christopher Winter – chuyên gia về giấc ngủ, phòng quá nóng khiến bạn đổ mồ hôi. Bạn khó ngủ hơn. Ngoài ra, mặc đồ ít thoáng khí hơn cũng khiến bạn đổ mồ hôi vào ban đêm.
2. Bạn bị tăng tiết mồ hôi
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, khi mắc bệnh này bạn sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, thậm chí ngay cả khi đi ngủ. Căn bệnh này chỉ ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể cụ thể, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân, nách và đầu. Chứng tăng tiết mồ hôi có thể khiến những người mắc bệnh này gặp khó khăn khi làm các họat động hàng ngày như mở nắm cửa hoặc sử dụng máy tính. Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị tăng tiết mồ hôi, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ da liễu. Họ có thể kê thuốc khử mùi đặc hiệu hoặc thực hiện các phương pháp điều trị khác như tiêm Botox để chặn tuyến mồ hôi.
3. Cơ thể đang thay đổi nội tiết tố
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đổ mồ hôi ban đêm cho phụ nữ là do nồng độ estrogen dao động. Nandi Shah nói: “Khi bước vào thời kỳ mãn kinh phụ nữ rất dễ bị bốc hỏa, vì vậy không có gì lạ khi bệnh nhân liên tục bị đổ mồ hôi ưtrong khi ngủ”.
Nếu bạn đang mang thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt, hormone thay đổi đó có thể gây đổ mồ hôi đêm. Tuy nhiên, mãn kinh sẽ khiến bạn đổ mồ hôi dai dẳng. Và nếu nó thực sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc giấc ngủ của bạn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.
4. Bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm
Video đang HOT
Theo Shah, bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm có thể bị đổ mồ hôi vào ban đêm. Vì một số thuốc chống trầm cảm có thể gây ra phản ứng adrenergic, liên quan đến mức adrenaline và gây đổ mồ hôi. Nếu bạn đang dùng venlafaxine hoặc bupropion, bạn có thể bị đổ mồ hôi đêm nhiều hơn.
5. Bạn bị ung thư hạch huyết
Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (NLM), bệnh ung thư bạch huyết là một bệnh ung thư, gây ra nhiều triệu chứng như sốt, giảm cân và đổ mồ hôi ban đêm. Về cơ bản, cơ thể bạn nhận ra ung thư hạch để chống lại và tăng nhiệt độ để bảo vệ cơ thể.
Theo emdep
5 mẹo đơn giản 'thổi bay' chứng đau nhức răng thường gặp ở bà bầu
Sử dụng 5 nguyên liệu phổ biến trong nhà dưới đây sẽ giúp bà bầu làm giảm cơn đau răng hiệu quả trong suốt thai kỳ.
Sức khỏe răng miệng của bà bầu bị ảnh hưởng không ít trong thời kỳ mang thai. Quá trình thay đổi nội tiết tố có thể khiến cơ thể bà bầu mắc các bệnh răng miệng thường gặp như sưng nướu, ra máu chân răng, đau răng, sâu răng.
Khi bị đau răng, bà bầu thường có cảm giác đau buốt, khó chịu, chán ăn. Tình trạng này kéo dài có thể ngăn cản quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ bầu, ảnh hưởng đến thai nhi. Việc sử dụng các thuốc giảm đau cũng cần hạn chế để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Quá trình thay đổi nội tiết tố khiến bà bầu thường xuyên đối mặt với tình trạng đau răng - Ảnh minh họa: Internet
Do đó, không ít các bà bầu đều thắc mắc nên làm thế nào khi bị đau răng. Để giúp chị em khắc phục tình trạng này, trang Parenting đã gợi ý 5 cách giảm đau răng từ nguyên liệu tự nhiên hiệu quả trong thai kỳ.
Bà bầu bị đau răng nên làm thế nào?
Uống nước ép quả lựu
Đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ của quả lựu thường được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa mảng bám xuất hiện ở phụ nữ có thai.
Nước ép quả lựu sẽ giúp bà bầu làm giảm cơn đau răng - Ảnh minh họa: Internet
Khi có hiện tượng sâu răng, bà bầu dùng khoảng 30ml nước ép quả lựu súc miệng hàng ngày để giảm đau và loại bỏ mảng bám trên răng. Mẹo chữa sâu răng cho bà bầu bằng nước ép lựu còn giúp làm giảm những cơn đau liên tục xuất hiện trong những tam cá nguyệt sau.
Nha đam
Thành phần nước trong nha đam chiếm đến 99%. Nha đam có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, là một trong những nguyên liệu thích hợp giúp bà bầu làm giảm những cơn đau răng khó chịu trong thai kỳ.
Bà bầu có thể dùng nước súc miệng chiết xuất từ nha đam để trị đau răng - Ảnh minh họa: Internet
Bà bầu có thể uống nước ép nha đam, ăn chè nha đam hoặc sử dụng nước súc miệng có thành phần chiết xuất từ nha đam để giảm cảm giác vùng răng bị đau buốt.
Tỏi tươi
Bà bầu bị đau răng có thể sử dụng tỏi tươi thay vì sử dụng thuốc kháng sinh gây hại cho thai nhi. Chữa đau răng bằng tỏi tươi là phương pháp lâu đời ở nhiều nước trên thế giới.
Tính kháng khuẩn của tỏi tươi có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc giảm cơn đau răng ở bà bầu - Ảnh minh họa: Internet
Khi bị đau răng, việc cần thiết bà bầu nên làm là đắp tỏi tươi tại vùng răng bị đau nhức. Thành phần kháng sinh tự nhiên allicin trong tỏi tươi sẽ có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau nhanh chóng mà không cần sử dụng thuốc giảm đau.
Sữa
Uống sữa bổ sung lượng canxi nhất định, giúp bà bầu có hàm răng chắc khỏe - Ảnh minh họa: Internet
Uống ít nhất 2 ly sữa bầu mỗi ngày cũng là giải pháp hiệu quả cho bà bầu khi bị đau răng hoặc bị sưng nướu. Vitamin K và canxi trong sữa sẽ giúp bà bầu có hàm răng chắc khỏe trong thời kỳ mang thai.
Bột baking soda
Đánh răng hoặc súc miệng bằng nước pha bột baking soda cũng giúp bà bầu giảm cảm giác đau răng - Ảnh minh họa: Internet
Nguyên liệu phổ biến trong mọi căn bếp này có tác dụng trong việc trung hòa các axit ảnh hưởng không tốt đến men răng.
Khi đánh răng, bà bầu hãy nhúng bàn chải đã làm ướt vào bột baking soda hoặc súc miệng bằng bột baking soda pha nước. Thực hiện từ 2 - 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn sẽ làm giảm tình trạng sưng viêm nướu răng khó chịu ở bà bầu.
Theo phunusuckhoe
Người uống hơn 30.000 viên thuốc cảm trong suốt 10 năm Thay vì nghiện đồ có cồn hay thuốc lá, một người đàn ông ở Trung Quốc lại bị nghiện... thuốc cảm lạnh. Suốt 10 năm qua, ông đã uống hơn 30.000 viên thuốc cảm lạnh. Ảnh minh họa Điều này có nghĩa là mỗi ngày ông uống trung bình hơn 8 viên thuốc cảm lạnh. Số thuốc nhiều như vậy mới có thể...