“Đỏ mắt” tìm việc cuối năm
Cầu lao động hiện chỉ tập trung vào một số ngành nghề mang tính thời vụ thuộc nhóm dịch vụ và kinh doanh bán hàng, còn đối với các ngành tài chính – ngân hàng, xây dựng thì gần như “mò kim đáy bể”!
Hẹp cửa cho người lao động
Cầm tấm bằng Kỹ sư cơ khí của ĐH Bách Khoa Hà Nội trong tay nhưng hơn một năm nay, nộp gần chục hồ sơ xin việc nhưng M vẫn không thể xin được việc làm phù hợp cho mình. “Ra trường đúng vào lúc kinh tế suy thoái, doanh nghiệp cắt giảm sản xuất nên đi tới đâu người ta cũng lắc đầu”, M nói.
Không có việc, M chấp nhận làm công nhân cho công ty chuyên lắp ráp thang máy để có thu nhập “qua ngày”. Nào ngờ, mới được 2 tháng thì công ty M phải ngừng hoạt động do nhiều đối tác nợ tiền không trả. “Dự định kiếm tiền về quê ăn tết của em vậy là cũng không thành”, M cám cảnh.
Lao động mỏi mắt tìm việc làm cuối năm
Ghi nhận tại Trung tâm giới thiệu việc làm TP.HCM, khác với những năm trước, năm nay, nhu cầu tuyển dụng lao động giảm. Chị Hoàng Thị Cúc (29 tuổi) cho biết, chuyên ngành của chị là tài chính – ngân hàng. Trước đây chị nghỉ việc để sinh con nhưng giờ con đã lớn thì lại không nơi nào nhận. Cùng tâm trạng như chị Cúc, anh Nguyễn Công Hùng, kỹ sư xây dựng tâm sự: “Công ty cũ mình đã đóng cửa nên giờ đang thất nghiệp nhiều tháng nay, lần này đi tìm việc mong dịp cuối năm sẽ có thu nhập nhưng nơi nào cũng bảo là không có nhu cầu tuyển thêm vì không có việc”.
Video đang HOT
Nếu như cùng thời điểm này các năm trước, thị trường lao động TPHCM đã bắt đầu nhộn nhịp do nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp tăng nhằm tăng nguồn nhân lực phục vụ lễ, tết và hậu tết thì hiện tại, thị trường việc làm đang rất trầm lắng.
Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (FALMI), càng vào thời điểm cuối năm, người lao động càng khó tìm được việc làm hơn do doanh nghiệp còn thiếu vốn và gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc thường trực FALMI nhận định: “Năm nay do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên cuối năm nhiều lao động khó tìm việc làm. Nhu cầu tuyển dụng giảm đồng nghĩa với việc người lao động sẽ hẹp cửa hơn trong tìm kiếm công việc thích hợp”.
Hơn 50% doanh nghiệp ngừng sản xuất
Lý giải về nhu cầu tuyển dụng lao động giảm, ông Nguyễn Cao Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm TP.HCM cho rằng: Tình hình kinh tế khó khăn trong năm qua là nguyên nhân chính khiến nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vào thời điểm cuối năm không mấy khả quan. Việc doanh nghiệp “đua nhau” đóng cửa đã khiến lao động thất nghiệp gia tăng.
Tương tự, ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội (HEIC) cho biết, so với những năm trước, thị trường lao động cuối năm nay vô cùng khó khăn, khi số lượng doanh nghiệp giảm sút đáng kể. “Lượng lao động tìm được việc rất ít, hầu hết đều là những công việc không ổn định, chỉ mang tính thời vụ”, ông Thành nói.
Hà Nội vừa tiến hành việc rà soát nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn thành phố. Kết quả bất ngờ cho thấy, trong số 64.000 DN đăng ký kinh doanh hiện chỉ còn gần 20.000 DN đang duy trì hoạt động. Nhu cầu tuyển lao động của số doanh nghiệp này là không đáng kể.
Trong khi đó, số lượng người thất nghiệp lại không ngừng tăng lên. Tính tới cuối tháng 11/2012, Hà Nội đã có tới 22.700 lao động tới đăng ký BH thất nghiệp. Nếu so với cùng kỳ năm 2011, con số này đã tăng lên gần 50% (năm 2011 là hơn 15.100 người). Thống kê cho thấy, lao động thất nghiệp đa phần là lao động phổ thông thuộc công ty TNHH, công ty CP nhà nước (chiếm tới 60% loại hình công ty có người thất nghiệp).
Còn tại TP Hồ Chí Minh, trong 10 tháng đầu năm 2012, đã có đến 120.000 lao động làm hồ sơ đăng ký thất nghiệp, tăng gần 35% so với cùng kỳ năm 2011.
Lao động tới đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp gia tăng
Kết quả từ những phiên giao dịch việc làm những tháng cuối năm cho thấy, hầu hết ngành có nhu cầu tuyển lao động thuộc về lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ như bán hàng, chăm sóc khách hàng từ xa cho các mạng viễn thông, chuyên viên tư vấn tư vấn bán hàng, tư vấn bảo hiểm, chăm sóc khách hàng, giao dịch viên điện thoại, trình dược viên, bảo vệ…
Lướt qua các trang tìm kiếm việc làm, tại thời điểm này những công ty giao tuyển dụng với số lượng lớn đều có đặc điểm tuyển lao động phổ thông không cần trình độ cao, không cần kinh nghiệm.
“Nhu cầu tìm việc cuối năm mà công ty đưa ra hầu hết mang tính thời vụ với mức lương thấp, dành cho các bạn sinh viên làm ngoài giờ hoặc những bạn trẻ chưa có việc làm chấp nhận làm tạm thời để lấp chỗ trống”, bà Phạm Thị Thanh Liễu, Trưởng phòng Việc làm (HEIC) nhận định.
Theo 24h
Thu hồi gần 40 triệu đồng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp
Ngày 5.12, Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết đã thu hồi gần 40 triệu đồng từ đại diện Công ty TNHH dệt may Thái Dương (Q.Thủ Đức, TP.HCM). Đây là số tiền trục lợi trái phép từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Trước đó, Công ty TNHH Thái Dương đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động đối với 4 nhân viên (Trần Thị Kim Lan, Phạm Thị Nỡ, Dương Thị Thùy Trang, Đỗ Trung Hiếu) để họ đi đăng ký lãnh BHTN.
Sau khi các công nhân lãnh BHTN, gần 10 ngày sau, công ty nhận lại các nhân viên này vào làm việc, đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, BHTN cho họ trên sổ cũ và báo tăng lao động trở lại.
Bảo hiểm xã hội Thủ Đức đã phát hiện vụ việc. Sau đó, Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tiến hành thanh tra, buộc 4 nhân viên của công ty phải nộp lại số tiền đã trục lợi.
Theo TNO
Nhà trường thành con nợ, giáo viên bị chậm hưởng chế độ thai sản Ngân sách nợ nhưng Bảo hiểm xã hội huyện Nghi Lộc (Nghệ An) vẫn tính cả nợ và lãi cho các trường học trên địa bàn. Oái oăm hơn, phía bảo hiểm còn phong tỏa chế độ thai sản của các giáo viên vì cho rằng trường đang nợ bảo hiểm thất nghiệp. Trường thành con nợ, giáo viên chậm hưởng chế độ...