“Đỏ mắt” tìm “nông dân trí thức” làm nông nghiệp công nghệ cao
Dù đã tuyển dụng đầu vào là kỹ sư sản xuất nông nghiệp, nhưng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao vẫn phải đầu tư hàng tỷ đồng để đào tạo lại.
Đào tạo từ “số 0″
Ông Võ Quan Huy – Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, Mỹ Bình, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa (Long An) trăn trở: “Chúng tôi đang thiếu cả nhân lực phổ thông và trí thức. Với những doanh nghiệp lực lớn, nguồn tài chính dồi dào họ có thể thuê chuyên gia, hoặc người lao động nước ngoài. Nhưng với những doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi khá vất vả. Như kỹ sư ra trường, tuyển được vào rồi, phảỉ đào tạo lại hoàn toàn vì chương trình học trong nhà trường không khớp với thực tế”.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những rào cản trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: IT
Năm 2017, Bộ NNPTNT đặt ra mục tiêu hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho hơn 290.000 người, trong đó đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là hơn 210.000 người; đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng là 80.000 người, nhằm thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghệ cao, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo an đảm an sinh xã hội.
Chẳng hạn với việc nuôi tôm, ông Huy phải liên kết với Trường ĐH Nông Lâm Huế, đưa luôn vào chương trình học mô hình thử nghiệm từ lúc đào vuông tôm, thả giống, chăm sóc cho tới thu hoạch. Cả một chu kỳ trọn vẹn như vậy hết khoảng 6 tháng. Khi những kỹ sư này ra trường mới có thể bắt nhịp được ngay với hoạt động sản xuất.
Chưa hết, lao động phổ thông cũng là vấn đề nan giải. Bởi lao động phổ thông các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao chủ yếu nhận lại từ các khu công nghiệp công nghiệp. “Những người này có tính kỷ luật kém, hay thay đổi nhảy việc. Khi vào làm, chúng tôi đã đóng bảo hiểm và đào tạo nhưng làm được thời gian họ lại nhảy việc. Với chi phí đội lên như vậy, doanh nghiệp nào có trường vốn mới chịu nổi. Sau khi đào tạo lại, chúng tôi phải xây nhà ở và tăng các chế độ phúc lợi để giữ người” – ông Huy cho hay.
Tương tự như vậy, bà Trần Kim Liên – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng T.Ư cũng gặp khó với nguồn lao động. “Chúng tôi đã đầu tư 270 tỷ, tương đương gần 11 triệu USD cho sản xuất nông nghiệp, trong đó nông nghiệp công nghệ cao chiếm 4 triệu USD. Nhưng chính sách hỗ trợ để đào tạo quản trị công nghệ cao thì hầu không có. Hiện đội ngũ kỹ sư ra trường gần như không biết gì về quản trị nhà kính, các điều kiện bảo vệ thực vật, cây trồng. Chúng tôi phải thuê chuyên gia quốc tế để đào tạo lại. Tất cả tính vào chi phí sản xuất nên đẩy giá thành sản phẩm lên cao, khó cạnh tranh trên thị trường” – bà Liên chia sẻ.
Video đang HOT
Thiếu “nông dân trí thức”
Tới năm 2020, Việt Nam phấn đấu có 10 khu nông nghiệp công nghệ cao, phát triển nông nghiệp loại này đang là mục tiêu của nhiều tỉnh, thành. Nhưng hiện cả nước mới có 13 trường đại học, cao đẳng có ngành đào tạo về nông, lâm nghiệp; 60% trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm nghề có dạy nghề nông, lâm nghiệp. Số cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ khối ngành nông, lâm nghiệp ra trường hàng năm không cung ứng đủ nhu cầu xã hội vốn đang tăng lên rất nhanh.
Theo bà Trần Kim Liên, các cơ sở đào tạo nhân lực nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta đang hết sức chắp vá, thiếu một sự hợp tác điều phối vĩ mô giữa các trường đại học đào tạo về nông nghiệp tích hợp cùng với các ngành khoa học kỹ thuật công nghệ khác để chuẩn bị nhân lực lãnh đạo quản lý, khoa học kỹ thuật.
“Với hơn 10 trường đại học đào tạo về nông ngiệp, so với các nước là ít, nhưng nếu có mở thêm lại khó tuyển sinh, vì nhiều sinh viên không muốn theo nghề nông. Vậy ai sẽ là người trực tiếp chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao cho nông dân? Ai là người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao?” – ông Võ Quan Huy đặt câu hỏi. Theo ông Huy, lĩnh vực này phải được vận hành bởi “nông dân trí thức”, nhưng trên 97% lao động nông nghiệp hiện nay chưa qua đào tạo. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nghề cho người dân là việc cấp thiết, vì người nông dân vừa là người lao động nhưng cũng là những chuyên gia trên đồng ruộng.
Trong lúc chờ cơ chế hỗ trợ, các doanh nghiệp cũng đang tự tìm nguồn nhân lực chất lượng cao theo cách của mình. Tuy nhiên, nhiều trường chỉ muốn đào tạo cho nhanh để tuyển sinh lớp mới vào. “Đó là vấn đề xã hội, không thể thay đổi một sớm một chiều nhưng vẫn cần sự quan tâm nhiều hơn từ phía nhà nước” – ông Võ Quan Huy đề xuất.
Theo Danviet
Nơi hội tụ nông nghiệp công nghệ cao
Không chỉ thu hút kỹ thuật tiên tiến, tỉnh Lâm Đồng còn là nơi nuôi dưỡng khát vọng cách tân và những người muốn thử sức trong lĩnh vực nông nghiệp sạch
Sau hơn 10 năm triển khai, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng được đánh giá đi đầu cả nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Cơ hội thoát nghèo
Ông Nguyễn Công Thừa (44 tuổi), Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (TP Đà Lạt), thuật lại: "Gắn bó với nghề trồng rau từ thuở nhỏ bởi đây là nghề nuôi sống gia đình tôi. Lúc đó, do sản xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật chủ yếu theo truyền thống nên năng suất và chất lượng thấp, cuộc sống gia đình bấp bênh. Để thoát nghèo, năm 1999, tôi vận động 3 người bạn hùn vốn thành lập tổ liên kết sản xuất trên diện tích 7 ha".
Đeo bám đến năm 2004, khi ngành chức năng địa phương triển khai chương trình sản xuất rau an toàn, ông Thừa vận động, thu hút thêm xã viên. Vậy là HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào ra đời, sản xuất theo công nghệ mới với 100 triệu đồng vốn và 12 ha đất.
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng
Sau thời gian vất vả tiếp cận kỹ thuật mới, thành công nối tiếp thành công, nhiều doanh nghiệp ở TP HCM tìm đến HTX Anh Đào ký hợp đồng mua rau sạch. Đến nay, với gần 100 ha đất sản xuất, hơn 50 sản phẩm rau các loại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mỗi năm, HTX Anh Đào cung cấp từ 50.000-60.000 tấn rau cho thị trường trong và ngoài nước, doanh thu bình quân hơn 150 tỉ đồng, riêng năm 2015 đạt hơn 200 tỉ đồng. Đây là HTX đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được cấp chứng nhận thương hiệu "Rau Đà Lạt".
Thấy Lâm Đồng hội tụ đủ yếu tố để phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên nhiều người tìm đến, trong đó có cả người nước ngoài.
Điển hình là việc 2 người Nhật chọn xã Lát, huyện Lạc Dương xây dựng "làng thần kỳ", biến vùng đất khô cằn thành khu vực sản xuất rau sạch cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Cuối năm 2013, hai ông Masahito và Takaya Hanaoka thông qua kết nối của một quỹ đầu tư đã đến Lâm Đồng xây dựng "làng thần kỳ" và hình thành Công ty An Phú Lacue.
Đại diện Công ty An Phú Lacue cho biết năm 2014, công ty trồng thử nghiệm 13 giống rau trên diện tích 5.000 m2, trong đó chủ lực là giống xà lách Mỹ. Sau nhiều vất vả ban đầu, đến nay, diện tích nâng lên gần 20 ha trồng xà lách, bắp cải, bó xôi, dâu tây, dưa lưới..., bán khắp cả nước.
Thạc sĩ kinh tế nông nghiệp Siebe Van Wijk (Hà Lan) - Giám đốc Công ty Fresh Studio, gắn bó với nghề trồng rau công nghệ cao ở Đà Lạt - nhìn nhận nếu tiếp cận được thêm giống cây trồng hợp pháp của thế giới, sản phẩm rau sạch của Lâm Đồng còn có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn nữa.
Không chỉ người nước ngoài, Việt kiều từ nhiều nước cũng đổ về Lâm Đồng làm nông nghiệp hữu cơ.
Trồng rau trên... trời
Hiện nay, thủy canh là phương pháp trồng rau phổ biến ở Lâm Đồng với hàng trăm hecta. Theo đó, rau được trồng trên ống nhựa, bên trong chứa dưỡng chất, treo lơ lửng trên không. Khi đến kỳ thu hoạch, chỉ cần kéo rau ra khỏi ống thủy canh, cắt bỏ bộ rễ, đóng gói và đưa đi tiêu thụ.
Ngoài ra, nhiều trang trại, nhà vườn còn áp dụng các công nghệ cao khác nhằm cho ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, như trồng rau trên giá thể (ớt ngọt, cà chua, dâu tây), trồng rau hữu cơ của một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Đà Lạt GAP, Công ty Fresh Studio, HTX Tân Tiến, HTX Anh Đào, HTX Trung Tín, Công ty Liên doanh Organik Đà Lạt...
Thạc sĩ Lê Thị Thanh Nga, Trưởng Phòng Phân tích Kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, cho biết sản phẩm rau thủy canh hầu như không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và các vi sinh vật gây hại cho đường ruột như E.coli, coliform, nitrat... nên khá an toàn cho sức khỏe người dùng.
Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có 33 cơ sở sản xuất rau được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm với tổng diện tích 201 ha, sản lượng hơn 7.000 tấn/năm. Ngoài ra, 82 cơ sở được cấp chứng nhận sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích 678,6 ha, sản lượng 1.263 tấn/năm; 5 cơ sở theo tiêu chẩn GlobalGAP và Organik với tổng diện tích 22 ha, sản lượng 543 tấn/năm.
12.500 ha rau sạch vào năm 2020
Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích trồng rau an toàn của Lâm Đồng tập trung tại TP Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng với tổng diện tích 12.500 ha, gần 80% tổng diện tích rau cả tỉnh. Trong đó, nhóm có quả (cà chua, ớt, dưa chuột...) 3.375 ha, rau lá (bắp cải, cải xanh, bó xôi...) 6.000 ha, rau ra hoa (súp lơ, atisô...) 625 ha và rau củ (khoai tây, dền, cà rốt...) 2.500 ha với tổng vốn đầu tư hơn 600 tỉ đồng.
Bài và ảnh: ĐÌNH THI
Theo_Người lao động
Giúp nông dân Tây Nguyên chăn nuôi bền vững, hiệu quả "Phát triển chăn nuôi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu" là chủ đề của Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp diễn ra tại huyện Ea Kar (Đăk Lăk) hôm 26.7. Diễn đàn do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk, UBNDhuyện Ea Kar tổ chức, có sự tham dự của hơn 300 nông...