“Đỏ mắt” tìm giúp việc gia đình sau Tết
Đến hẹn lại lên, sau tết tình trạng thiếu lao động giúp việc gia đình lại tái diễn. Năm nay, tình trạng thiếu hụt này càng trở nên trầm trọng khi học sinh phải nghỉ học còn các giúp việc cũng sợ mắc bệnh mà… nghỉ làm.
Đau đầu tìm người trông con
1 tuần vừa qua là những ngày vất vả với chị Nguyễn Nhật My ( Cầu Giấy, Hà Nội). Chị My cho biết 2 con chị phải nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới virus corona (nCoV) nhưng vợ chồng anh chị thì không được nghỉ làm. Đau đầu hơn là cô giúp việc cũ của gia đình sau khi về quê ăn tết chưa ra làm lại.
“Cô ấy nói gia đình có việc bận, sợ dịch bệnh, con cái cũng không đi học, cần người trông nên không muốn đi làm ngay” – chị My chia sẻ.
Lao đao vì thiếu lao động giúp việc nhiều gia đình phải gửi con ở nhà hàng xóm. Ảnh: Nguyệt Tạ
Để giải quyết bài toán tìm người trông con (cháu bé mới được 3 tuổi, cháu lớn 6 tuổi) chị My đã phải gọi qua trung tâm giúp việc. Thế nhưng, tìm mãi không được, chị đành phải nhờ bạn giới thiệu sinh viên làm việc thay. Mặc dù nhận làm nhưng cô sinh viên đòi tiền công lên tới 300.000 đồng/ngày, ngày chỉ làm 8 tiếng.
“Dù mức tiền công quá cao, cộng thêm việc lao động không có kinh nghiệm trông và chơi với trẻ nhưng vợ chồng tôi vẫn phải chấp nhận bởi không có sự lựa chọn nào khác. Tuần này, các con lại nghỉ học tiếp. Cứ đà này, vợ chồng tôi cũng lao đao, đi làm tiền lương không đủ trả tiền cho giúp việc” – chị My chia sẻ thêm.
Không có người người giúp việc, bố mẹ ở quê không ra hỗ trợ được nên gần 1 tuần nay chị Lê Thị Hiền (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã phải gửi con ở nhà hàng xóm. Tại khu chung cư nhà chị, khá nhiều nhà đã chọn giải pháp gom trẻ thành nhóm và thuê giúp việc trông chung, hoặc thuê giáo viên về chăm sóc, dạy học luôn.
Video đang HOT
“Quan trọng nhất lúc này là cần người trông con, chính bởi vậy, 4-5 gia đình cùng tầng ở khu nhà tôi đã thuê người một cô giáo mầm non về trông, dạy các con. Mức tiền công rất hợp lý chỉ 300.000 đồng/ngày mà cô trông cùng lúc 3 cháu” – chị Hiền nói.
Câu chuyện khan hiếm giúp việc gia đình sau tết, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh không còn là câu chuyện hiếm lúc này. Không riêng gì tại Hà Nội, nhiều thành phố lớn khác như Đà Nẵng, TP.HCM… tình trạng này cũng diễn ra. Tại TP.HCM, nhiều người giúp việc bỗng dưng xin nghỉ về quê khiến gia chủ trở tay không kịp.
Tái sử dụng “lao động” cao tuổi
Trước bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng lao động giúp việc gia đình, nhiều gia đình trẻ đã phải lựa chọn tuyển lao động già, thậm chí kêu gọi sự “cứu viện” của chính bố mẹ, ông bà từ quê ra trông cháu, hỗ trợ dọn dẹp trong gia đình.
Chị Nguyễn Thị Hải Anh (Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, từ một tuần nay giúp việc tại gia đình nghỉ việc, chị đã phải nhờ cả bà ngoại của chị ra trông con.
Hiện nay, ngoài lao động kỹ thuật, trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cũng ghi nhận sự vắng mặt của nhiều lao động phổ thông làm các nhóm ngành về dịch vụ, thương mại điện tử, bán hàng, các ngành may mặc, lao động giúp việc. Đây cũng là tình cảnh chung tại nhiều trung tâm giới thiệu việc làm”.
Ông Vũ Quang Thành – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
“Mặc dù bà năm nay cũng gần 80 tuổi rồi nhưng dù sao thi thoảng cũng có người phụ bế con để mình còn đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, giặt đồ. Vợ chồng mình vẫn cố gắng tìm người giúp việc nhưng tìm mãi vẫn chưa được” – chị Hải Anh nói.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới và gia đình cho rằng, việc thiếu hụt lao động giúp việc gia đình là điều không thể tránh khỏi vào thời điểm sau tết nhất là vào lúc có dịch bệnh thế này. Theo bà Ngọc Anh, để có thể bù đắp lại sự thiếu hụt lao động giúp việc gia đình vào lúc này, các gia đình cần chấp nhận sử dụng lao động bán thời gian, lao động là sinh viên, lao động là người già đã hết tuổi lao động…
“Có điều hiện nay lao động làm công việc giúp việc gia đình của chúng ta hầu hết là chưa được qua đào tạo, chính bởi vậy kỹ năng nghề, kỹ năng đảm bảo an toàn trong quá trình lao động cũng ít được coi trọng. Điều này lại khá nguy hiểm, nhất là khi dịch bệnh đang có nguy cơ bùng phát, trẻ con ở nhà cả ngày, hiếu động, dễ xảy ra tai nạn” – bà Ngọc Anh phân tích.
Nhưng theo bà Ngọc Anh, do đây là nhóm lao động đặc thù nên dù lao động chưa có kỹ năng nghề thì các gia đình vẫn phải chấp nhận. “Vấn đề là trước khi tiếp nhận lao động, các gia đình nên tập huấn qua về công việc, cách chăm sóc con, đặc biệt là cách thức để đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên, phòng chống dịch bệnh, an toàn khi chơi cho trẻ” – bà Ngọc Anh lưu ý.
Theo danviet.vn
Lào Cai quản lý, giám sát chặt chẽ một số khách lưu trú đến từ vùng có dịch
Ngày 9/2, tại UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Trương Quốc Cường, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (nCoV) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo của tỉnh Lào Cai về công tác phòng, chống dịch bệnh.
Tại buổi làm việc, ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona tỉnh Lào Cai nhấn mạnh, thời gian qua, địa phương đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt là chỉ đạo việc quản lý, giám sát chặt chẽ một số khách lưu trú tại tỉnh (đến từ vùng có dịch bệnh Trung Quốc).
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona phát biểu. Ảnh: Thu Hương/TTXVN
Kết quả giám sát dịch bệnh tại Lào Cai cho thấy, có 26 ngươi nươc ngoai đa được trao tra qua Cưa khâu quôc tê Lào Cai (Trung Quôc 25 người; Thai Lan: 01 người). Hiên Lào Cai đang quan ly, cach ly 06 ngươi. Tính đến thời điểm hiện tại, Lào Cai đã điều trị khỏi cho 21 người, có 41 người đang cach ly, điêu tri tai Bênh viên Đa khoa cac tuyên va Trương Quân sư tinh. Lào Cai đã gửi xet nghiêm 29 mâu bệnh phẩm, trong đó hiên đa co kêt qua xet nghiêm 15 ca âm tinh vơi nCoV, 14 mâu không xét nghiệm vì loại trừ yếu tố nguy cơ (trong đó có 12 mẫu của người Trung Quốc đã trao trả về nước). Cho đến thời điểm này, Lào Cai chưa có trường hợp bệnh nhân dương tính với nCoV.
Nhấn mạnh về những khó khăn, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tại buổi làm việc, ông Hoàng Quốc Hương, Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona tỉnh Lào Cai cho biết việc thực hiện mua các trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV rất khó khăn do nguồn cung ứng không đủ so với nhu cầu, đặc biệt như khẩu trang, hóa chất phun tiêu độc khử trùng, máy phun...
Đặc biệt, hiện nay tỉnh Lào Cai đang thực hiện tiếp nhận công nhân Việt Nam do Trung Quốc trao trả qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai quản lý. Việc quản lý cư dân nhập cảnh về theo quy định của Chính phủ và Bộ Y tế thì phải được cách ly để theo dõi; thời gian cách ly, theo dõi trong vòng 14 ngày, trường hợp bị sốt thì phải đưa vào cơ sở khám, chữa bệnh để điều trị và theo dõi sau điều trị. Đối với các trường hợp cách ly y tế trên, các ngành liên quan phải bố trí cán bộ trực, quản lý và khám chữa bệnh cho cư dân, đồng thời phải tổ chức cung cấp bữa ăn cho cư dân trong thời gian cách ly hoặc nằm viện.
Việc bố trí và sử dụng kinh phí cho công tác phòng chống dịch nCoV, trong đó có hướng dẫn chế độ đối với người bị cách ly y tế thực hiện theo Thông tư số 32/2012ITT BTC ngày 29/02/2012 (chỉ có hỗ trợ tiền ăn cho người nghèo bị cách ly, mức hỗ trợ là 40.000 đồng/ngày). Việc vận dụng mức hỗ trợ tiền ăn như vậy gây khó khăn trong quá trình thực hiện bởi xác định đối tượng cách ly có thuộc hộ nghèo hay không trong thời điểm này là rất khó. Ngoài ra chế độ tiền ăn các đối tượng khác nhau sẽ khác nhau cũng gây khó khăn trong việc tổ chức nấu ăn chung.
Ông Hoàng Quốc Hương, Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng ban chỉ đạo công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona tỉnh Lào Cai báo cáo tình hình phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Ảnh: Thu Hương/TTXVN
Ngoài việc đề nghị Bộ Y tế phối hợp Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét cho các địa phương vận dụng mức hỗ trợ tiền ăn theo Thông tư số 91/2019/TT-BQP ngày 18/6/2019 của Bộ Quốc phòng cho các đối tượng phải cách ly, theo dõi, điều trị và người trực tiếp phục vụ trong thời gian phòng, chống dịch bệnh do nCoV gây ra, Lào Cai cũng đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm nCoV tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để có thể phát hiện sớm các ca bệnh, giúp cho công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả. Lào Cai cũng đề nghị Bộ Y tế báo cáo Chính phủ yêu cầu các tỉnh tiếp nhận các công dân tỉnh mình được tiếp nhận qua cửa khẩu Lào Cai.
Đánh giá cao tinh thần vào cuộc kịp thời và sáng tạo của các cấp, các ngành, các địa phương tỉnh Lào Cai trong công tác phòng, chống dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đề nghị địa phương thực hiện giám sát, cách ly, theo dõi chặt chẽ cả các trường hợp nghi ngờ và cách ly tuyệt đối những trường hợp nguy cơ cao, tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh; tiếp tục rà soát, lập danh sách cụ thể từng trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh và có biểu đồ theo dõi trong 14 ngày.
Đoàn công tác yêu cầu Lào Cai tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó cần thông tin rõ các biểu hiện để người dân nhận biết và chủ động đến các cơ sở y tế kiểm tra. Cùng với đó, thiết lập đường dây nóng, phát các tờ rơi hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh đến từng gia đình.
Thứ trưởng Bộ Y tế, đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tỉnh Lào Cai làm việc trách nhiệm, khoa học để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Theo đó, các cơ quan chức năng phải cách ly triệt để và an toàn các đối tượng trong diện theo dõi; xét nghiệm kịp thời và cho kết quả chính xác; giám sát sâu sát đồng bộ và toàn diện, tránh nguy cơ lây lan; điều trị tích cực và hiệu quả. Cụ thể, ông Trương Quốc Cường nhấn mạnh, Lào Cai phải đưa ra quy trình cách ly chi tiết, cụ thể hơn nữa; rà soát lại các quy trình cách ly tập trung, đặc biệt chú ý đến cộng đồng lái xe, lái tàu qua biên giới, những người đi qua đường hàng không... Về xét nghiệm, Bộ Y tế giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Cục Y tế dự phòng giúp đỡ và chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm nCoV cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai để có thể độc lập xét nghiệm cho kết quả chính xác.
Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Lào Cai cần có đường dây nóng nối với các Viện nhiệt đới Trung ương để phối hợp trong quá trình điều trị; có biển hỏi, đáp kiến thức liên quan bệnh dịch tại khu vực công cộng, công bố cho toàn dân địa điểm thu dung người bệnh, tránh trường hợp người dân thiếu thông tin phát tán bệnh ra cộng đồng.
Trước đó, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai; kiểm tra công tác đảm bảo thuốc, trang thiết bị; công tác thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm và nghi ngờ mắc bệnh do nCoV gây ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai và khu vực cách ly công dân Viêt Nam do Trung Quôc trao tra.
Theo Hương Thu (TTXVN)
Cầu Giấy: Tiếp tục triển khai công tác khử trùng trường học phòng dịch nCoV Sáng ngày 7/2/2020, các trường học trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã được phun khử trùng, tổng vệ sinh để phòng chống dịch nCoV. Theo chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục đào tạo quận cầu Giấy đã cho học sinh các trường nghỉ học để phòng chống dịch viêm đường hô hấp do chủng...