‘Dở khóc dở cười’ xe chuẩn bị được đăng kiểm thì trung tâm bị khám xét
Những ngày qua, hàng loạt trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội phải đóng cửa để phục vụ công tác điều tra.
Trên địa bàn thành phố hiện chỉ còn 7 trung tâm hoạt động nên đã tái diễn tình trạng xe xếp hàng dài nối đợi lấy số đăng kiểm.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, tại Trung tâm Đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới 29-06V (xã Tam Hiệp, H.Thanh Trì, Hà Nội) chiều tối 7.3, hàng chục xe ô tô xếp hàng nối đuôi nhau, kéo dài gần 1 km để đợi lấy số. Mặc dù trung tâm đã đóng cửa nhưng các tài xế vẫn chấp nhận ở xuyên đêm để “xếp lốt”, mong được đăng kiểm sớm.
Hàng dài ô tô xếp hàng ở TTĐK xe cơ giới 29-06V. Ảnh ĐÌNH HUY
Ngao ngán vì chờ đợi
Trong khi chờ đợi để lấy số tại TTĐK xe cơ giới 29-06V, một số tài xế chia sẻ đã phải trải qua nhiều tình huống “dở khóc dở cười” khi mất nhiều ngày chờ đợi tại các TTĐK khác, đang chuẩn bị được đăng kiểm thì công an ập vào khám xét TTĐK.
Tài xế ngao ngán vì phải đợi lâu. Ảnh ĐÌNH HUY
Điển hình là trường hợp của anh Lê Gia Hòa (45 tuổi, trú xã Cự Khê, H.Thanh Oai, Hà Nội). Anh Hòa cho biết, xe tải của anh hết hạn đăng kiểm vào ngày 4.3 nên ngày 28.2 anh đã đến TTĐK xe cơ giới 29-30D (Q.Hà Đông, Hà Nội) xếp hàng chờ đợi. Đến ngày 2.3, TTĐK này đóng cửa khi bên ngoài chỉ còn xe của anh Hòa và 4 xe khác, khiến anh phải đợi sang hôm sau để được đăng kiểm.
Sang ngày 3.3, khi xe của anh vừa đi vào TTĐK thì công an ập vào khám xét trung tâm phục vụ công tác điều tra. Tất cả mọi việc được dừng lại, tiền phí cũng được trả, anh Hòa đành ngậm ngùi ra về. “Không đăng kiểm được, tôi quá hụt hẫng”, anh Hòa nói.
Theo anh Hòa, anh đã gọi điện lên Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT), đặt online ở một số TTĐK nhưng “chẳng ăn thua” nên đành phải mất 1 ngày 1 đêm để xếp hàng tại TTĐK xe cơ giới 29-06V chờ lấy số.
Giống như anh Hòa, một tài xế tên Hùng cho biết, anh vừa lỡ đăng kiểm sau khi đợi gần 2 ngày ở TTĐK xe cơ giới 29-03V (Q.Đống Đa, Hà Nội). “Trưa nay, xe của tôi và 2 ô tô khác đang chuẩn bị vào đăng kiểm thì công an bất ngờ vào TTĐK rồi đóng cửa lại khám xét. Không được đăng kiểm, tôi cũng đã đi tìm 4 – 5 địa điểm đăng kiểm khác nhau, trước khi xếp hàng tại TTĐK này”, anh Hùng nói.
Đi vài tỉnh, đến 12 điểm đăng kiểm nhưng không thành
Ngoài những tình huống “dở khóc dở cười” nêu trên, nhiều tài xế chia sẻ mất nhiều thời gian đi vòng quanh các TTĐK ở ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận với hy vọng được đăng kiểm sớm.
Anh Nguyễn Duy Phương (49 tuổi, tài xế xe du lịch) cho biết, trước khi xếp hàng đợi 2 ngày 1 đêm ở TTĐK xe cơ giới 29-06V, anh đã đi hết 12 TTĐK ở các tỉnh Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Nam và các quận thuộc Hà Nội như Gia Lâm, Long Biên, Hoàng Mai…
Video đang HOT
Một số tài xế mệt mỏi, bỏ xe ra ngoài ngồi nghỉ. Ảnh ĐÌNH HUY
“Tôi đi hết một bình dầu 75 lít nhưng chưa tìm được TTĐK nào. Hôm qua, tôi dừng tại TTĐK xe cơ giới 29-06V để chờ lấy số. Tuy nhiên, khi dừng xe, tôi và một số tài xế không biết, đã đỗ xe ngược chiều ở đường Phan Trọng Tuệ (H.Thanh Trì) nên bị người dân phản ứng. Khi đến lượt mình lấy số, TTĐK không phát và bắt chúng tôi xếp hàng lại từ đầu. Hiện tại, trước mắt tôi còn khoảng 20 xe nữa thì TTĐK đóng cửa, tôi sẽ phải chờ sang ngày thứ 3 với hy vọng thuận lợi để được ra về sớm”, anh Phương nói.
Anh Phương cho hay, việc phải chờ đợi nhiều ngày khiến anh bị ảnh hưởng nhiều về công việc. Rất may, trước khi đi anh đã chuyển công việc 4 ngày cho người khác, mỗi ngày thiệt hại khoảng 3 triệu đồng. “Thực sự giờ này tôi rất mệt mỏi. Ban ngày chỉ được ăn một bữa và ngồi im trên xe, bởi chỉ cần sơ ý một chút là bị người khác chen vào, mất chỗ”, anh Phương nói.
Cũng vì sợ mất chỗ, ngoài anh Phương, nhiều tài xế cũng phải ngủ trên xe cả đêm để sáng hôm sau được vào TTĐK sớm.
Hàng chục xe nối đuôi nhau xếp hàng chờ đăng kiểm trên đường Phan Trọng Tuệ . Ảnh ĐÌNH HUY
TTĐK dù đã nghỉ làm việc nhưng người dân vẫn đến đăng kiểm khá đông . Ảnh ĐÌNH HUY
Những tài xế xếp đầu tiên đã phải đợi ít nhất 1 ngày . Ảnh ĐÌNH HUY
Một số xe đã hết hạn đăng kiểm . Ảnh ĐÌNH HUY
Tài xế đăng ký online nhiều lần nhưng không thực hiện được . Ảnh ĐÌNH HUY
Tài xế ngán ngẩm, đóng cửa xe để xem điện thoại trong lúc chờ đợi . Ảnh ĐÌNH HUY
Trung tâm đăng kiểm đóng cửa khắp nơi: Chuyện gì đang xảy ra?
Trong tổng số 33 trung tâm đăng kiểm tạm ngưng hoạt động trên cả nước, có 30 trung tâm đang bị điều tra về các hành vi tiêu cực.
33 trung tâm đăng kiểm tạm dừng hoạt động
Sáng 11/1, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, hiện có 33 trung tâm đăng kiểm trên cả nước đang tạm dừng hoạt động tại 13 tỉnh, thành phố gồm: TP Hà Nội, TP.HCM, Phú Thọ, Hoà Bình, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 2901S (Số 454 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) đang tạm dừng hoạt động để phục vụ công tác điều tra. (Ảnh: Ngô Nhung).
Trong đó, 30 trung tâm đăng kiểm tạm dừng hoạt động để phục vụ công tác điều tra của cơ quan công an, 1 trung tâm đăng kiểm do vấn đề về nhân sự, 1 trung tâm đăng kiểm do không đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, 1 trung tâm đăng kiểm do đăng kiểm viên bị tạm đình chỉ và 1 trung tâm đăng kiểm do thu hồi đất.
Nhiều nhất trong danh sách này là TP Hà Nội với 11 trung tâm tạm dừng hoạt động, gồm có 10 trung tâm phải tạm dừng để phục vụ công tác điều tra của cơ quan công an và 1 trung tâm bị tạm dừng hoạt động do chưa đáp ứng quy định phòng cháy chữa cháy.
Ngoài Hà Nội, các tỉnh miền Bắc có các trung tâm đăng kiểm bị tạm dừng hoạt động để phục vụ công tác điều tra gồm Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Trả lời PV VTC News sáng 11/1, đại diện Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hòa Bình cho biết, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S (địa chỉ tại xóm Khoang Xanh, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình) đang phải tạm dừng hoạt động do thiếu nhân lực và thiết bị.
"Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S đã dừng làm việc từ sáng 9/1 do 10 cán bộ thuộc đơn vị được cơ quan cảnh sát điều tra mời lên làm việc. Bên cạnh đó, một số thiết bị của trung tâm cũng được cơ quan chức năng mang đi để phục vụ công tác điều tra", vị này nói.
Đại diện Sở GTVT Hòa Bình đánh giá mức độ của sự việc rất nghiêm trọng bởi Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S là đơn vị kiểm định ô tô duy nhất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Theo vị này, sau khi có kết luật chính thức của cơ quan cảnh sát điều tra về mức độ vi phạm của các cá nhân, Sở GTVT Hòa Bình sẽ tham mưu để UBND tỉnh gửi văn bản theo thẩm quyền tới Bộ GTVT và Cục Đăng kiểm Việt Nam xin hỗ trợ về nhân sự.
"Chúng tôi chưa thể đưa ra thời điểm cụ thể về việc hoạt động trở lại của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S. Sau khi có kết luận của công an, nếu nhiều cán bộ vi phạm thì tỉnh sẽ xin hỗ trợ nhân sự từ Bộ GTVT bởi hiện tại nguồn nhân lực tại chỗ của Sở không có", đại diện Sở GTVT Hòa Bình nói thêm.
Tại TP.HCM có 9 trung tâm đăng kiểm tạm dừng hoạt động để phục vụ điều tra và 1 trung tâm dừng hoạt động do thu hồi đất. Các tỉnh khác ở phía Nam có trung tâm đăng kiểm bị đình chỉ để phục vụ điều tra gồm Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng.
Xuất hiệu tiêu cực ở các trung tâm đăng kiểm
Thời gian qua, công an nhiều tỉnh, thành trên cả nước liên tiếp điều tra sai phạm trong hoạt động đăng kiểm, đã có hàng chục bị can là Giám đốc, Phó Giám đốc, nhân viên bị khởi tố, bắt tạm giam.
Cụ thể, ngày 20/12/2022, Công an TP.HCM thông tin kết quả điều tra ban đầu vụ án xảy ra tại 9 trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre.
Theo Cơ quan điều tra, để có tiền chia cho các nhân viên hàng tuần và làm quỹ hoạt động, Giám đốc các trung tâm đăng kiểm đã nhận "lót tay" rồi chỉ đạo Phó Giám đốc, đăng kiểm viên, thực tập viên, nhân viên văn phòng... bỏ qua các vi phạm của xe tới đăng kiểm, như lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công, cho thuê các phụ tùng thay thế các phụ tùng không đảm bảo tiêu chuẩn, sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải... của hơn 70.000 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Cơ quan điều tra xác định, tất cả các phương tiện được bỏ qua lỗi vi phạm đều do "cò mồi" đưa đến kiểm định, hối lộ tiền, từ đó các trung tâm thu lợi bất chính gần 10 tỷ đồng. Các trung tâm này đã cấp 52.291 giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho các xe ô tô đến đăng kiểm trái với quy định.
Lực lượng chức năng khám xét Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới số 50-07V (phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM) chiều 16/12.
Mở rộng điều tra vụ án, ngày 28/12/2022, tại Hà Nội, Công an TP.HCM chủ trì, phối hợp Công an TP Hà Nội và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam. Công an thu giữ nhiều hồ sơ, tài liệu để phục vụ điều tra.
Ngày 29/12/2022, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, đã khởi tố vụ án "Nhận hối lộ" xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 99-03D và khởi tố 14 bị can. Theo điều tra, từ năm 2018, Dương Trung Lâm là Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 99-03D, Dương Đình Phú là Phó giám đốc Trung tâm cùng các đăng kiểm viên của Trung tâm đăng kiểm 99.03D đã thống nhất với nhau về việc thu tiền phí "bôi trơn" ngoài phí đăng kiểm và phí đường bộ theo quy định, với số tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/1 xe ô tô đến đăng kiểm, tùy theo mức độ lỗi của mỗi xe.
Khi đi đăng kiểm xe, chủ xe phải chi số tiền "bôi trơn" kể trên để được tạo điều kiện bỏ qua một số lỗi kĩ thuật của xe ô tô, như khí thải không đạt thì chỉnh lại, đèn phanh không sáng thì bỏ qua.
Theo Công an tỉnh Bắc Ninh, đăng kiểm viên của Trung tâm đăng kiểm 99-03D nhận số tiền phí "bôi trơn" ước tính khoảng 1,3 tỷ đồng (năm 2020), khoảng 1,6 tỷ đồng (2021), khoảng 3,6 tỷ đồng (từ tháng 1-12/2022).
Hàng dài phương tiện tại trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hà Nội. (Ảnh: Đắc Huy).
Mới đây, ngày 4/1/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố, bắt tạm giam 5 bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Thân Văn Hòa, Trần Văn Quyền, Trần Văn Nam, Nguyễn Ngọc Tuyến (đều là Phó giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 98-06D) và Trương Ngọc Tân (nhân viên) để điều tra làm rõ hành vi nhận hối lộ.
Theo cơ quan điều tra, từ tháng 3/2021 đến nay, lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên của trung tâm có hành vi vòi vĩnh, nhận tiền của chủ phương tiện xe cơ giới đến kiểm định để bỏ qua một số lỗi và cấp giấy đăng kiểm.
Các bị can thừa nhận đã thống nhất thu tiền hối lộ của chủ các phương tiện có lỗi để bỏ qua và cấp giấy đăng kiểm đạt với mức thu từ 100.000 - 500.000 đồng, cá biệt có trường hợp lên đến tiền triệu. Số tiền trên sau đó được chia nhau theo tỷ lệ đã thống nhất từ trước. Số tiền các bị can hưởng lợi bất chính lên tới hàng tỷ đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc của các bị can, thu giữ hơn 500 triệu đồng cùng nhiều đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án như máy tính, sổ sách, tài liệu ghi chép có liên quan. Hai người trong vụ án đã nộp 1 tỷ 450 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
Có thể miễn đăng kiểm lần đầu cho xe ô tô mới Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa trình Bộ GTVT phương án thực hiện miễn đăng kiểm lần đầu cho xe ô tô sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu mới trong thời gian 1 năm tính từ năm sản xuất. Phương án Bộ GTVT giao Cục Đăng kiểm Việt Nam nghiên cứu sửa đổi thủ tục kiểm định lần đầu đối với các xe...