Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine
Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân.
“Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng nếu Nga không có vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ có mặt ở Ukraine và đuổi họ ra ngoài”, đô đốc Rob Bauer, đứng đầu Ủy ban Quân sự NATO sắp mãn nhiệm, nhấn mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng Prague IISS ở Cộng hòa Czech hôm 10.11, theo báo Newsweek.
Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, trong khi Mỹ đứng thứ hai. Tổng cộng, Moscow và Washington kiểm soát khoảng 90% vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.
Trong NATO, Mỹ, Anh và Pháp có vũ khí hạt nhân, nhưng một số căn cứ khác ở châu Âu cũng có vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ.
Kịch bản quân NATO chiến đấu cho Ukraine phần lớn đã không còn được đưa ra thảo luận, dù đã có người nước ngoài gia nhập lực lượng Ukraine với tư cách là những người tình nguyện.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars được phóng trong một cuộc thử nghiệm từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở vùng Bắc Arkhangelsk của Nga, trong ảnh từ video được phát hành ngày 29.10. ẢNH: REUTERS
Vào tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã không loại trừ khả năng gửi binh sĩ phương Tây đến Ukraine. Tuy nhiên, khả năng này đã nhanh chóng bị các nước NATO khác bác bỏ. Tổng thư ký NATO khi đó Jens Stoltenberg nhấn mạnh họ không cân nhắc việc gửi quân đến chiến trường. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã liên tục tuyên bố rằng sẽ không có binh sĩ Mỹ nào được triển khai tới Ukraine.
NATO đã tuyên bố rằng họ ủng hộ Ukraine, nhưng không tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Nhiều nước NATO đã đưa quân đến Afghanistan và Iraq trong nhiều năm vào đầu thập niên 2000, nhưng không sẵn sàng đề cập vấn đề triển khai bộ binh của riêng họ tới Ukraine. Kyiv đã tuyên bố họ không yêu cầu những nước ủng hộ mình cung cấp binh sĩ, mà chỉ muốn được viện trợ quân sự.
Theo đô đốc Bauer, chiến đấu ở Afghanistan không giống như chiến đấu chống lại lực lượng Nga ở Ukraine vì Taliban không có vũ khí hạt nhân. “Có một sự khác biệt lớn giữa Afghanistan và Ukraine”, ông Bauer nhấn mạnh.
Thủ tướng Hungary: Ông Trump sẽ ‘từ bỏ’ xung đột ở Ukraine, châu Âu khó viện trợ đủ
Khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt lực lượng răn đe hạt nhân của nước này vào tình trạng báo động cao. Vài tháng sau, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng nguy cơ xung đột hạt nhân đã trở nên “đáng kể”.
Cách đây hơn một tháng, Tổng thống Putin ngày 25.9 tuyên bố Nga cần cập nhật học thuyết hạt nhân của mình để xác định những vấn đề có thể khiến Moscow tiến hành cuộc tấ.n côn.g hạt nhân, theo Đài RT.
Ông Putin khi đó nhấn mạnh Moscow cũng sẽ “nhanh chóng” phản ứng hạt nhân nếu nhận được “thông tin đáng tin cậy” về một cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa do một quốc gia khác tiến hành vào Nga hoặc đồng minh thân cận nhất của Nga là Belarus.
Mỹ lo ngại Nga có thể chia sẻ cho Trung Quốc kinh nghiệm chống vũ khí Mỹ
Trung Quốc đang nghiên cứu chi tiết kinh nghiệm hoạt động quân sự ở Ukraine. Quốc hội Mỹ lo ngại Nga có thể chia sẻ kinh nghiệm chống vũ khí của Mỹ với Trung Quốc.
Washington lo ngại Nga chia sẻ kinh nghiệm chống vũ khí của Mỹ với Trung Quốc trên chiến trường Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Một ủy ban lưỡng đảng của Quốc hội Mỹ đã kêu gọi Nhà Trắng tiết lộ báo cáo chi tiết về việc liệu Nga có chia sẻ thông tin với Trung Quốc về cách đán.h bại vũ khí của Mỹ được sử dụng trên chiến trường ở Ukraine hay không.
Ủy ban Hạ viện Mỹ về Cạnh tranh Chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc cho rằng các công nghệ chiến trường của Nga vô hiệu hóa một số hệ thống vũ khí của Mỹ "có khả năng sẽ được chia sẻ" với Trung Quốc. Ví dụ, các biện pháp đối phó của Nga liên quan đến một số loại đạn dược dẫn đường chính xác của Mỹ.
Chủ tịch Ủy ban trên, John Moolenaar thuộc đảng Cộng hoà và đảng viên Dân chủ cấp cao Raja Krishnamoorthi đã viết trong thư rằng: "Chúng ta nên dự đoán và cần hành động theo giả định rằng Nga đang chuyển thông tin về các điểm yếu hoặc biện pháp chống lại hệ thống vũ khí của Mỹ và đồng minh cho Trung Quốc".
Các nghị sĩ Mỹ đã đề cập đến các báo cáo truyền thông và phân tích của các tổ chức nghiên cứu về sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp quân sự của Nga và "mức độ thích ứng đáng báo động của Nga" đã làm suy yếu hiệu quả của một số hệ thống vũ khí từ Mỹ.
Họ cũng yêu cầu Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan đán.h giá khả năng của Nga trong việc chống lại vũ khí Mỹ triển khai tại Ukraine và mức độ mà Moskva chia sẻ những "bài học kinh nghiệm" này với Trung Quốc.
Họ cũng yêu cầu đán.h giá mọi nỗ lực quân sự của Trung Quốc nhằm "sao chép" các cải tiến quân sự của Nga. Theo quan điểm của họ, ở Bắc Kinh, có thể thực hiện một số nỗ lực để sao chép những đổi mới quân sự của Nga.
Đán.h giá về vấn đề trên, Dmitry Stefanovich, nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Quốc tế tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO), nhận định rằng ở Mỹ, rõ ràng họ tin rằng sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Nga và Trung Quốc có thể đạt đến mức độ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm như vậy. Ông Stefanovich nói thêm rằng sự tương tác giữa các đơn vị quân sự của hai nước tiếp tục phát triển.
Hơn nữa, mối quan tâm đặc biệt của Trung Quốc trong bối cảnh các hệ thống tên lửa mới của Mỹ xuất hiện ở châu Á là thông tin về các phương pháp chống lại các hệ thống này (bao gồm cả sự trợ giúp của tác chiến điện tử), vốn đang được Nga tích lũy. Và nếu xét đến việc quân đội Trung Quốc có hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 của Nga, thì lĩnh vực này có thể sẽ được Bắc Kinh đặc biệt quan tâm. Nhưng ngay cả những điều "đơn giản" hơn, chẳng hạn như lỗ hổng của xe bọc thép Mỹ, cũng có thể hữu ích cho Trung Quốc.
Về phần mình, Vasily Kashin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Toàn diện của Trường Kinh tế Cao cấp Nga, cho biết, ngoài việc Trung Quốc tự nghiên cứu chi tiết tất cả thông tin có sẵn về hoạt động quân sự ở Ukraine, Nga và Trung Quốc còn thực sự trao đổi kinh nghiệm, kể cả trong các cuộc tập trận.
Ngoài các cuộc tiếp xúc quân sự, Trung Quốc còn liên tục phỏng vấn các phóng viên chiến tranh và blogger nổi tiếng của Nga. Đối với Nga, đây vừa là cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc vừa tạo ra thêm vấn đề cho Mỹ.
Tuần trước, các nước NATO xác định Trung Quốc là lực lượng chủ chốt hỗ trợ Nga trong cuộc chiến với Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố các đồng minh châu Âu sẵn sàng cắt giảm đầu tư vào Trung Quốc nếu Bắc Kinh tiếp tục hỗ trợ Nga.
Đáp lại, Trung Quốc gọi những bình luận của NATO là thiên vị và nhắc lại rằng sự hợp tác với Nga chỉ là hoạt động thương mại thông thường.
Báo Mỹ: NATO sẽ cung cấp cho Ukraine trụ sở quân sự mới tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới Tờ New York Times đưa tin Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dự định cung cấp cho Ukraine một trụ sở quân sự mới để quản lý các lô hàng và vũ khí do phương Tây viện trợ, thay vì con đường dẫn đến tư cách thành viên, tại hội nghị thượng đỉnh của khối ở Washington vào tháng tới....