Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là “thế lực gây rối” tại Biển Đông
Người đứng đầu Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của quân đội Mỹ hôm 18-1 gọi Trung Quốc là “thế lực gây rối” tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và hối thúc các quốc gia khác trong khu vực xây dựng năng lực và hợp tác cùng nhau để đảm bảo tự do và rộng mở trên biển.
Đô đốc Harry Harris, vị quan chức Mỹ vốn được biết tới với những quan điểm cứng rắn rõ rệt đối với sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông, lại vừa đưa ra những phát ngôn hết sức thẳng thắn trong cuộc hội thảo an ninh do chính phủ Ấn Độ chủ trì hôm 18-1. Cuộc hội thảo có sự tham gia của tham mưu trưởng Nhật Bản và lãnh đạo Hải quân Ấn Độ.
Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris. Ảnh: Press Trust of India
Ba nước, Mỹ, Nhật và Ấn Độ, đang ngày càng lo ngại về thái độ quân sự hung hăng của Trung Quốc trong khu vực và tìm kiếm sự hợp tác xích gần hơn trong cái gọi là “Bộ Tứ”, bao gồm cả Úc.
“Tôi cho rằng thực tế Trung Quốc là thế lực gây rối tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, họ là chủ nhân của cái gọi là “thâm thủng niềm tin” mà tất cả chúng ta đã dành những giờ qua để thảo luận”- ông Harris nói, trong đó đề cập tới nội dung của cuộc hội thảo.
Video đang HOT
Theo trang Press Trust of India , những lời này của ông Harris rõ ràng nhắm tới những hành động xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo lời vị đô đốc, hành động của Bắc Kinh gây bất an cho các nước trải dài trong khu vực, từ Philippines tới Malaysia và Việt Nam. Ông khẳng định, đã đến lúc các nước có các biện pháp mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định hành hải.
“Chúng ta phải sẵn sàng đưa ra những quyết định cứng rắn để đảm bảo khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương duy trì sự tự do, rộng mở và thịnh vượng”- Đô đốc Harris nói. “Điều đó đòi hỏi các nước cùng một mục đích phải phát triển năng lực và thúc đẩy khả năng lẫn nhau”.
Theo Kyodo, một nguồn thạo tin về quan hệ Mỹ – Trung hồi năm ngoái tiết lộ Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ cách chức Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, để đổi lấy việc gây thêm sức ép lên Triều Tiên.
Theo Đỗ Quyên
Người lao động
Bộ ba oanh tạc cơ "báu vật" của không quân Mỹ đồng loạt triển khai ở Guam
Không quân Mỹ hôm 16.1 thông báo đã triển khai 6 máy bay ném bom chiến lược uy lực B-52 tới đảo Guam trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên.
Máy bay ném bom B-52 của không quân Mỹ hạ cánh tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam vào hôm 16.1. Ảnh: US Air Force.
Japan Times đưa tin, 6 máy bay B-52 cùng với 300 quân nhân Mỹ tiếp tục được điều đến đảo Guam. Việc điều động 6 "pháo đài bay" trong bộ ba oanh tạc cơ chiến lược của Mỹ diễn ra vài ngày sau khi 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 của không quân Mỹ được gửi đến căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam.
Căn cứ Andersen là nơi triển khai của một số máy bay ném bom hạng nặng B-1B. Như vậy, đây là lần đầu tiên, bộ ba máy bay ném bom chiến lược của không quân Mỹ: B-52, B-1B, B-2 cùng hiện diện tại tiền đồn quan trọng của Mỹ ở Thái Bình Dương. Trong bộ ba này, B-52 và B-2 đều có khả năng triển khai bom hạt nhân trong khi B-1B chỉ được thiết kế để triển khai bom thông thường.
Theo lực lượng không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, việc triển khai B-52 tới Guam nhằm "hỗ trợ sứ mệnh liên tục hiện diện máy bay ném bom của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM)". Trước đó, Triều Tiên từng nhiều lần đe dọa tấn công tên lửa đạn đạo gần Guam.
Máy bay B-52 được Mỹ triển khai trong khu vực lần gần đây nhất là tháng 7.2016. Khi đó, các "pháo đài bay" của Mỹ thực hiện nhiều sứ mệnh huấn luyện song phương và đa phương với hải quân Mỹ, thủy quân lục chiến Mỹ, lực lượng phòng không Mỹ, không quân Hàn Quốc và không quân Hoàng gia Australia.
Động thái mới nhất của Mỹ được xem là nhằm phô trương sức mạnh, trấn an các đồng minh Châu Á đang lo lắng về cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, theo Japan Times.
"Việc B-52H trở lại Thái Bình Dương sẽ mang đến cho PACOM và các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực một nền tảng sức mạnh chiến lược đáng tin cậy cũng như chia sẻ kinh nghiệm tác chiến trong nhiều năm của các máy bay", tuyên bố của không quân Thái Bình Dương của Mỹ nêu rõ.
Japan Times cho hay, không rõ bộ ba oanh tạc cơ chiến lược của Mỹ sẽ tiếp tục cùng hiện diện ở căn cứ quân sự của Mỹ cách Triều Tiên khoảng 3.400 km trong bao lâu.
HÀ LIÊN
Theo Laodong
Philippines "tố" Trung Quốc thất hứa khi quân sự hóa Biển Đông Philippines sẽ phản đối bằng con đường ngoại giao với Trung Quốc khi cho rằng Bắc Kinh vi phạm cam kết không quân sự hóa các đảo nhân tạo xây dựng trái phép trên Biển Đông. Trung Quốc quân sự hóa Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: AMTI/Reuters) Trang Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn...