Đô đốc Mỹ: Trung Quốc khó giữ đảo nhân tạo nếu hành động quân sự
Bắc Kinh không có lợi thế nếu tiến hành hoạt động quân sự tại các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, bởi quần đảo này cách Trung Quốc đại lục quá xa, khó có thể chi viện nếu xung đột nổ ra, cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (USPACOM) khẳng định.
Trung Quốc đang xây một đường băng trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: DigitalGlobe).
Trang Inquirer (Philippines) ngày 1/6 dẫn nhận định trên của cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Dennis Blair, trả lời phỏng vấn của Thời báo phố Wall (WST) về việc Việt Nam và Philippines có thể đánh thắng quân Trung Quốc tại Trường Sa.
Ông Blair cho biết: “Quần đảo Trường Sa cách Trung Quốc tới gần 1500km. Các đảo nhân tạo mà Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp ở Trường Sa không có khả năng tự vệ, theo bất kỳ ý nghĩa quân sự nào”.
“Nếu người Trung Quốc ngu ngốc tới mức toan tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào từ các đảo này, họ sẽ hoàn toàn không thể phòng thủ. Và Việt Nam cùng Philippines có thể đập tan hoạt động này, mà chưa cần đến sự giúp đỡ của Mỹ”, Đô đốc Blair phát biểu.
Theo Inquirer, Đô đốc Blair từng là Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Hương của Mỹ (USPACOM) từ năm 2001, khi một chiến đấu cơ Trung Quốc đâm vào một máy bay do thám Mỹ trên không phận Biển Đông. Trong vụ va chạm này, phi công điều khiển máy bay Trung Quốc đã tử nạn, còn chiếc máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Ông Blair cũng từng là giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ, từ chức hồi năm 2010 do bất đồng với Nhà Trắng. Ông hiện là Giám đốc tổ chức Văn phòng quốc gia nghiên cứu châu Á.
Báo Philippines nhận định, trong các tháng gần đây, Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Báo trên cho biết các bức ảnh cho thấy Trung Quốc đã xây dựng các đường băng và kè nhằm sử dụng vào mục đích quân sự, đồng thời đưa pháo tới đây nhằm thực hiện “giấc mộng” độc chiếm Biển Đông.
Video đang HOT
Ngoài ra, Trung Quốc còn ngang ngược đưa cảnh báo với các máy bay Mỹ và Philippines tuần tra trên không phận gần các đảo nhân tạo này. Tại Đối thoại Shangrila hồi cuối tuần trước, trưởng đoàn Trung Quốc Tôn Kiến Quốc lớn tiếng tuyên bố có thể lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Cũng trong Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã bày tỏ rõ lập trường kiên định của Washington, yêu cầu Trung Quốc ngưng cải tạo đất trái phép trên Biển Đông, và khẳng định sẽ tiếp tục đưa tàu chiến, máy bay đến tuần tra khu vực này.
Phát biểu với WST, cựu Tư lệnh USPACOM Blair nhận định Mỹ nên tìm cách xử lý ngoại giao hơn là hành động quân sự: “Mỹ không nên điều tàu sân bay đến đó”.
Ông Blair cũng nói thêm rằng vấn đề chính trong các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông xoay quanh quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang ngang ngược tiến hành cải tạo và quân sự hóa.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Inquirer, WST
Hoa Đông "dậy sóng" khi Nhật liên tục phải chặn chiến đấu cơ Trung Quốc
Các tư lệnh Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật (ASDF) mới đây tiết lộ mỗi ngày, ít nhất một lần máy bay chiến đấu F-15 của Nhật phải cất cánh từ căn cứ ở đảo Naha để chặn đầu máy bay nước ngoài, phần lớn là Trung Quốc trên không phận biển Hoa Đông.
Các máy bay của Nhật trong một cuộc diễn tập. (Ảnh: NYT)
New York Times (NYT) ngày 9/3 dẫn lời các phi công người Nhật cho hay họ thường xuyên phải đối đầu với các máy bay do thám bay sát không phận Nhật Bản trước khi quay đầu. Thậm chí, với tần suất chính xác được giữ bí mật, họ phải đối mặt với những thử thách nguy hiểm về khả năng lái và tự kiềm chế trong các lần chặn đầu các chiến đấu cơ hiện đại của Trung Quốc.
"Đánh chặn máy bay chiến đấu luôn là nhiệm vụ khiến thần kinh căng thẳng", NYT dẫn lời trung tá Hiroyuki Uemura, chỉ huy đội bay gồm 20 chiếc chiến đấu cơ F-15 đóng ở căn cứ không quân Naha, cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền khoảng 20 phút bay.
Trung tá Uemura cũng nói thêm: "Chúng tôi không bao giờ khiêu khích mà chỉ giữ vững vùng biển và vùng trời của mình".
Trong vài năm qua, Trung Quốc liên tục điều tàu tuần tra và máy bay tới tiếp cận khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Để đối phó, Nhật thường xuyên triển khai máy bay chiến đấu và máy bay radar hiện đại E-2 để ngăn chặn.
Lực lượng không quân Nhật tại căn cứ Naha phải liên tục tập luyện để đối phó với sự khiêu khích thường xuyên. Gần đây nhất, 2 chiếc F-15 của Nhật đã tham gia tình huống giả lập bay chặn sự xâm nhập của 3 chiếc F-15 khác.
Các chiến đấu cơ Trung Quốc xuất hiện thường xuyên đến nỗi, căn cứ Naha dự tính sẽ tăng cường thêm một đội bay F-15 nữa trong năm nay. Tính từ tháng 4 đến tháng 12-2014, chiến đấu cơ Nhật đã được triển khai để chặn máy bay Trung Quốc 379 lần, cao gấp sáu lần năm 2010.
Những vụ chạm trán trên không ở biển Hoa Đông khiến cho vùng trời của khu vực chiến lược này luôn ở trong tình trạng vô cùng căng thẳng. Chỉ một sơ suất cũng có thể dẫn đến một cuộc chiến Trung-Nhật và kéo cả Mỹ vào vòng xoáy chiến tranh.
Sự kiên trì không lui bước của Nhật sau hàng tháng trời đối đầu trên không cũng thể hiện sự cứng rắn về quân sự của đất nước này dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe.
Nhật Bản sở hữu sức mạnh hải quân nổi trội
Tàu Izumo là một phần của lực lượng cơ động của hải quân Nhật nhằm bảo vệ các đảo xa trước sự đe dọa của Trung Quốc. (Ảnh: Asahi)
Giới quân sự Mỹ đánh giá đội ngũ mạnh nhất của SDF là Lực lượng phòng vệ biển (MSDF). MSDF được đánh giá là lực lượng hải quân hùng mạnh thứ hai thế giới, chỉ sau hải quân Mỹ với hàng loạt tàu chiến hiện đại, bao gồm các tàu khu trục được trang bị hệ thống phong thủ tên lửa Aegis.
Các chỉ huy hải quân Mỹ nhận định MSDF là lực lượng hải quân duy nhất có thể phối hợp tác chiến "không một kẽ hở" với hải quân Mỹ. Khả năng này của MSDF đã được thể hiện rõ trong cuộc tập trận hải quân hồi tháng 11/2014 với sự tham gia của gần 30 tàu chiến Mỹ và Nhật.
Dù Trung Quốc đã có tàu sân bay đầu tiên từ năm 2012, Nhật vẫn được đánh giá là có lợi thế sức mạnh hải quân cách xa Trung Quốc hàng thập niên.
Ngoài lợi thế về công nghệ, MSDF còn có kinh nghiệm vận hành tàu chiến lớn, sở hữu trong tay nhiều tàu khu trục cực kỳ hiện đại với khả năng hoạt động vùng biển khơi, đồng thời có hạm đội tàu ngầm thuộc vào loại chạy êm nhất thế giới.
Cuối năm ngoái, Nhật bắt đầu đưa vào sử dụng tàu sân bay Izumo có khả năng chở máy bay chiến đấu trực thăng. Tàu Izumo là một phần của lực lượng quân đội cơ động Nhật đang xây dựng nhằm bảo vệ các đảo xa trước sự đe dọa của Trung Quốc.
Tuy vậy, mới đây, tờ USA Today dẫn lời các nhà phân tích nhận định theo thời gian, Trung Quốc sẽ dần chiếm được lợi thế trong tương quan với hải quân Nhật, bởi tiềm năng kinh tế của nước này sẽ cho phép gia tăng hơn nữa chi tiêu quốc phòng. Trong khi ngân sách quốc phòng của Tokyo chỉ tăng 2,8% lên khoảng 42 tỷ USD trong năm 2015, Bắc Kinh vừa tuyên bố tăng chi tiêu cho quân sự 10,1% lên đến 145 tỷ USD trong năm nay.
Thoa Phạm
Theo Dantri/NYT, USA Today
Chuyên gia Trung Quốc tự tin: J-15 Trung Quốc đánh bại siêu chiến cơ F-35B của Mỹ? Chuyên gia quân sự Trung Quốc nói về khả năng tác chiến trên không của máy bay nước này khi đối đầu chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất Mỹ. Tào Vệ Đông, chuyên gia quân sự Trung Quốc nói trên truyền hình rằng J-15, chiến đấu cơ thế hệ 4 của Trung Quốc sẽ chiến thắng F-35B của Mỹ nếu xảy ra...