Đô đốc Mỹ: Trung Quốc đang tạo ra “vạn lý trường thành bằng cát” trên biển
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Harry Harris cáo buộc Trung Quốc đang lợi dụng việc cải tạo đất đai để tạo ra “Vạn lý trường thành bằng cát” trong các vùng tranh chấp trên Biển Đông, gây ra những lo ngại nghiêm trọng về ý định lãnh thổ của Trung Quốc.
Phát biểu tại một hội nghị hải quân ở Australia hôm 31.3, Đô đốc Harry Harris nói rằng Mỹ đặc biệt lo ngại về cái ông gọi là “việc cải tạo đất đai chưa từng thấy do Trung Quốc tiến hành” để thúc đẩy đòi hỏi chủ quyền phi lý của họ.
Đô đốc Harris cho biết, Trung Quốc đang dùng máy ủi và máy xúc để “tạo ra vạn lý trường thành bằng cát” trong nhiều tháng qua. Ông nói, tốc độ nhanh chóng và quy mô xây dựng nhanh chóng của Trung Quốc với các hòn đảo nhân tạo “làm nảy sinh nhiều câu hỏi nghiêm trọng về ý định của Trung Quốc”.
Theo V.N/AP
Lao Động
Mỹ hoan nghênh Nhật tuần tra trên Biển Đông
Đô đốc Mỹ cho rằng hoạt động của lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JSDF) trên Biển Đông sẽ rất có ý nghĩa trong tương lai.
Ngày 29/1, trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, một sĩ quan cấp cao Hải quân Mỹ cho hay Mỹ hoan nghênh động thái mở rộng hoạt động tuần tra trên không xuống Biển Đông của Nhật Bản như một biện pháp đối trọng với sự hiện diện quân sự ngày càng nhiều của Trung Quốc trên vùng biển này.
Video đang HOT
Hiện tại, các máy bay tuần tra của quân đội Nhật Bản mới chỉ hoạt động trên biển Hoa Đông, nơi Nhật đang có tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku với Trung Quốc. Reuters cho rằng việc Nhật mở rộng các chuyến bay tuần tra, trinh sát xuống Biển Đông chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh
Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ cho biết: "Tôi cho rằng các đồng minh, đối tác và bè bạn trong khu vực sẽ ngày càng coi Nhật Bản như một yếu tố giữ ổn định. Thật lòng mà nói, hạm đội tàu cá, tàu hải cảnh và tàu hải quân của Trung Quốc trên Biển Đông đang lấn át hơn so với các nước láng giềng".
Ông Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện vẫn chưa có bất cứ phản ứng chính thức nào trước tuyên bố trên của Đô đốc Thomas.
Những tuyên bố này của ông Thomas cho thấy sự ủng hộ của Lầu Năm Góc đối với nỗ lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhằm tăng cường vai trò tích cực của quân đội Nhật Bản trong khu vực. Đây là một yếu tố rất quan trọng bởi Mỹ và Nhật hiện đang đàm phán những quy tắc an ninhsong phương mới, cho phép Nhật Bản có vai trò lớn hơn trong liên minh quân sự Mỹ-Nhật.
Trả lời phỏng vấn của Reuters, Đô đốc Thomas nhận định: "Tôi cho rằng hoạt động của lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JSDF) trên Biển Đông sẽ rất có ý nghĩa trong tương lai".
Mặc dù Nhật Bản không phải là một bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, song tuyến đường biển huyết mạch qua đây là luồng chảy của 5 ngàn tỉ USD hàng hóa vận tải biển mỗi năm, trong đó phần lớn là đến và đi từ Nhật Bản.
Máy bay trinh sát mới
Trong năm nay, Thủ tướng Abe sẽ nỗ lực luật hóa một quy định cho phép quân đội Nhật Bản được hành động tự do hơn ở nước ngoài theo cách diễn giải hiến pháp mới vừa được thông qua.
Những thay đổi này diễn ra trong bối cảnh Nhật vừa triển khai một loại máy bay tuần tra trên biển mới là chiếc Kawasaki P-1 có tầm hoạt động tới 8.000 km. Tầm hoạt động của P-1 cao gấp đôi so với máy bay trinh sát P-3 Orion hiện nay, và cho phép Nhật Bản thực hiện hoạt động tuần tra, trinh sát sâu xuống Biển Đông.
Máy bay Kawasaki P-1 của Nhật Bản có thể sẽ tuần tra trên Biển Đông
Ông Grant Newham, một chuyên gia tại Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản nhận định: "Đây là sự phát triển tự nhiên của nỗ lực do ông Abe khởi xướng nhằm xây dựng một quân đội năng động và linh hoạt hơn. Hoạt động tuần tra này rất khác với những gì mà JSDF vẫn thường làm".
Theo ông Newsham, việc điều máy bay trinh sát xuống Biển Đông sẽ giúp Nhật Bản tăng cường mối quan hệ quân sự với các quốc gia trong khu vực như Philippines, hiện thực hóa một trong những mục tiêu của ông Abe nhằm chống lại sức mạnh ngày càng lớn của hải quân Trung Quốc.
Đường chín đoạn
Theo các chuyên gia, việc Nhật Bản mở rộng hoạt động tuần tra xuống Biển Đông chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc vô cùng "khó chịu", bởi Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên gần 90% diện tích vùng biển này bằng một đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò) phi pháp.
Đô đốc Thomas tuyên bố: "Cái gọi là đường chín đoạn mà Trung Quốc đưa ra không hề tuân theo bất cứ quy định và thông lệ, tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế nào, gây ra tình hình phức tạp và làm phát sinh những mâu thuẫn không cần thiết".
Tàu chiến Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông
Trong "đường chín đoạn" này, khu vực bãi cạn Scarborough gần Philippines là một trong những ngòi nổ nguy hiểm nhất. Manila đã tố cáo rằng Trung Quốc có những hành vi ngăn cấm, xua đuổi tàu cá Philippines đánh bắt ở vùng biển xung quanh bãi cạn này.
Trước tình hình trên, Đô đốc Thomas khẳng định Nhật Bản có thể trợ giúp ngư dân Philippines bằng các loại trang thiết bị hiện đại và huấn luyện kỹ năng cho họ.
Vị Tư lệnh Hạm đội 7 nói: "Một trong những vấn đề của Philippines là nhân vật lực. Nhật Bản là sự bổ sung hoàn hảo cho họ, không chỉ về các loại trang thiết bị, mà còn về công tác huấn luyện và hoạt động".
Hạm đội 7 Hải quân Mỹ hiện nay có khoảng 80 tàu chiến, 140 máy bay và 40.000 thủy thủ, trong đó hạt nhân là tàu sân bay USS George Washington, làm nên lực lượng hải quân hùng hậu nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Theo NTD
Đô đốc Mỹ đặt vấn đề nếu xảy ra chiến sự gần Trung Quốc Tướng Mỹ: "Nếu như chiến sự xảy ra ở gần Trung Quốc, xét đến tầm bắn của tên lửa đạn đạo Trung Quốc, tôi có chút lo ngại". Tên lửa hành trình CJ-10 Trung Quốc Trang mạng "Freebeacon" Mỹ ngày 28 tháng 7 đưa tin, tại một hội nghị an ninh tổ chức vào ngày 26 tháng 7, Tham mưu trưởng Hải quân...