Đô đốc Mỹ: TQ quân sự hoá Biển Đông, muốn thống trị Đông Á
Phát biểu trước Uỷ ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định ‘Trung Quốc rõ ràng đang quân sự hoá Biển Đông’.
Tại buổi điều trần, Đô đốc Harris khẳng định những hành động liên tiếp gần đây của Trung Quốc như đưa tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, xây các loạt radar và đường băng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, “đang làm thay đổi môi trường hoạt động ở Biển Đông”.
Khi được hỏi về mục tiêu của những hành động của Trung Quốc, Đô đốc Harris khẳng định: “Tôi tin rằng Trung Quốc đang theo đuổi bá quyền ở Đông Á”.
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Theo Reuters, vị đô đốc Mỹ nói, ông ủng hộ những cuộc tuần tra hàng hải và hàng không của Mỹ diễn ra thường xuyên hơn trên Biển Đông.
Trả lời một câu hỏi khác, ông Harris nhận định các tên lửa chống hạm DF-21 và DF-26 của Trung Quốc sẽ gây ra mối đe doạ đối với các tàu sân bay của Mỹ. Tuy nhiên, “Mỹ có khả năng thực hiện những điều mà chúng ta cần phải làm, nếu hoàn cảnh bắt buộc”.
Harris kêu gọi Hải quân Mỹ cần đầu tư phát triển thế hệ tên lửa mới để đối phó với Trung Quốc. “Khi tôi bắt đầu bay trên những chiếc P-3 hồi thập niên 1970, chúng ta đã có tên lửa Harpoon. Ngày nay chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng loại tên lửa này”,Navy Times trích lời ông Harris.
Trước đó, trong buổi họp báo chung ngày 23/2 giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, ông Vương cho rằng “quân sự hoá” không phải là hành động từ một phía, đổ lỗi cho những cuộc tuần tra do Mỹ tiến hành. “Chúng tôi hy vọng sẽ không tiếp tục bắt gặp những vụ do thám quân sự rất gần, hay việc điều tàu, khu trục hạm hay máy bay ném bom đến Biển Đông”, Ngoại trưởng Trung Quốc nói.
Ngoại trưởng Kerry đã phản hồi rằng, những hoạt động của Trung Quốc đã tạo nên “chu kỳ leo thang”, nhấn mạnh Mỹ “chỉ muốn phá vỡ chu kỳ này”. “Điều đáng tiếc là tên lửa, máy bay chiến đấu và các khẩu pháo đã xuất hiện ở Biển Đông, gây lo ngại lớn đối với việc lưu thông qua khu vực này, cũng như với những bên phụ thuộc vào Biển Đông để phát triển thương mại một cách hoà bình”, ông Kerry nói.
Chỉ trong một tuần, Trung Quốc đã liên tiếp có những hành vi gây lo ngại nghiêm trọng ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 16/2, ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đất đối không HQ-9 đến đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa. Đến ngày 22/2, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) cho biết Trung Quốc đã xây dựng các tháp radar trên 4 đảo nhân tạo ở Trường Sa. Ngày 23/2, một số nguồn tin quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ J-11 và JH-7 đến đảo Phú Lâm.
Trong những tuyên bố phản đối hành vi phi pháp của Trung Quốc, Việt Nam luôn khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 19/2, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm phản đối đến phía Trung Quốc, trước việc nước này xây căn cứ trực thăng trên đảo Quang Hòa và đưa tên lửa tới đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cũng đã có công hàm gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đề nghị cho lưu hành chính thức công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Đại sứ quán Trung Quốc nói trên.
Minh Anh
Theo Zing News
Đô đốc Mỹ kêu gọi dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ ngày 23/2, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đã kêu gọi Washington nên bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam nhằm đối phó tốt hơn với việc tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.
Xe bộ binh bánh lốp (BTR-60PB) của Bộ Tư lệnh Thủ đô. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đô đốc Harry Harris cho rằng "Trung Quốc đang tìm kiếm sự bá chủ tại Đông Á" với việc gia tăng hiện diện quân sự tại Biển Đông, đồng thời khẳng định tình hình hiện nay tạo ra một cơ hội chiến lược cho Mỹ để tăng cường các liên minh với các quốc gia tại khu vực ngoại vi của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Khi được Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện hỏi rằng "liệu ông có nghĩ là việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam là quan trọng với Mỹ", Đô đốc Harris trả lời: "Tôi cho là như vậy. Tôi tin rằng chúng ta nên cải thiện mối quan hệ với Việt Nam."
"Tôi nghĩ rằng đây là cơ hội chiến lược cho chúng ta, và tôi nghĩ rằng người Việt Nam cũng sẽ chào đón cơ hội này để hợp tác chặt chẽ hơn với chúng ta với tư cách là một đối tác an ninh," ông nói./.
Theo Vietnam
Tân Tư lệnh Mỹ thảo luận với Đô đốc Nhật việc Trung Quốc cải tạo đảo nhân tạo ở Biển Đông Đô đốc Harry Harris, tân Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, ngày 26-5 đã có cuộc gặp riêng Đô đốc Kawano Katsutoshi, Tổng tham mưu Liên quân của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Đô đốc Harry Harris, tân Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Hai bên khẳng định rằng sẽ tiến hành các bước...