Đô đốc giúp Liên Xô thách thức vị thế hải quân Mỹ
Đô đốc Sergey Gorshkov giúp hải quân Liên Xô lột xác, trở thành một trong những lực lượng trên biển hàng đầu thế giới, cạnh tranh vị thế với Mỹ.
Hải quân Mỹ duy trì vị thế thống trị các đại dương kể từ sau Thế chiến II. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi sau khi đô đốc Sergey Gorshkov đảm nhận chức tư lệnh hải quân Liên Xô và cải tổ toàn diện, giúp nước này sở hữu lực lượng hải quân hùng mạnh có khả năng cạnh tranh với Mỹ.
Sergey Georgyevich Gorshkov sinh ngày 26/2/1910 tại thành phố Kamianets Podilskyi, ngày nay thuộc Ukraine. Năm 1927, ông theo học tại trường hải quân M. V. Frunze ở Leningrad. Bốn năm sau, Gorshkov tốt nghiệp và được biên chế về Hạm đội Biển Đen, phục vụ trên tàu khu trục Frunze.
Đô đốc Gorshkov khi giữ chức tư lệnh hải quân Liên Xô. Ảnh: Sputnik.
Ông trở thành sĩ quan hoa tiêu và được điều chuyển sang Hạm đội Thái Bình Dương vào tháng 3/1932, làm việc trên tàu rải thủy lôi Tomsk. Chưa đầy một năm sau, Gorshkov được thăng chức trưởng ngành hoa tiêu của lữ đoàn rải và rà phá thủy lôi. Cuối năm 1934, ông trở thành hạm trưởng tàu tuần tra Buran. Gorshkov được giao quyền chỉ huy tàu khu trục Razyashchy sau khi kết thúc khóa học nâng cao trong giai đoạn 1936-1937.
Gorshkov trở thành tham mưu trưởng Lữ đoàn Khu trục hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, sau đó được thăng chức tư lệnh lữ đoàn vào giữa năm 1938. Ông tham gia trận đánh ở hồ Khasan trước khi chuyển sang chỉ huy Lữ đoàn Tuần dương hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương vào tháng 6/1940.
Vài ngày sau khi Đức phát động chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô, Gorshkov được thăng hàm chuẩn đô đốc và chỉ huy biên đội tàu tuần dương tham gia phòng thủ thành phố Odessa. Những năm tiếp theo, Gorshkov chỉ huy các đơn vị thuộc Hạm đội Biển Đen hỗ trợ cuộc phản công của Hồng quân ở mặt trận nam châu Âu. Năm 1951, ông trở thành tư lệnh Hạm đội Biển Đen.
Năm 1956, Sergey Goshkov được bổ nhiệm vị trí tư lệnh hải quân Liên Xô, lực lượng khi đó chỉ làm nhiệm vụ phòng thủ duyên hải với 80% số tàu chiến hoạt động ở vùng ven bờ. Không đồng tình với quan điểm truyền thống cho rằng Liên Xô là cường quốc đất liền và hải quân chỉ đóng vai trò thứ yếu, Goshkov tự đặt mục tiêu đưa hải quân Liên Xô vươn ra các đại dương khắp thế giới.
Video đang HOT
Goshkov thuyết phục cấp trên quan tâm nhiều hơn đến lực lượng hải quân. Nhờ quan hệ tốt với lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev, ông được trao quyền tự do hành động trong các vấn đề liên quan tới an ninh hàng hải của đất nước.
“Đất nước và chính phủ, những người hiểu tầm quan trọng của hải quân, sẽ nhận được nhiều lợi ích và ưu thế. Hải quân sẽ đóng vai trò ngày càng lớn hơn khi thế giới bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên khám phá tài nguyên đại dương, nơi đang diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt nhằm kiểm soát chúng”, Goshkov khẳng định.
Chiến hạm duyệt đội hình kỷ niệm ngày thành lập hải quân Liên Xô năm 1986. Ảnh: Sputnik.
Ông đi sâu vào mọi chi tiết liên quan đến phát triển lực lượng hải quân. Nhờ vậy, Liên Xô đã đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cũng như thiết kế tàu chiến, máy bay hải quân và hàng loạt vũ khí hải quân mới. Hệ thống đào tạo hải quân ở Liên Xô cũng được chú trọng, trình độ giáo dục và khả năng sẵn sàng chiến đấu của thủy thủ được cải thiện đáng kể.
Tư lệnh hải quân Liên Xô cũng liên tục thị sát các cơ sở thiết kế, xưởng đóng tàu và căn cứ. Gorshkov thường xuyên đích thân tham gia thử nghiệm tàu ngầm, dù điều này có thể khiến ông gặp nguy hiểm.
Dưới thời Goshkov, Liên Xô phát triển và biên chế nhiều loại khí tài hiện đại như tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường và tiêm kích bom, nhằm đối phó vũ khí thể hiện uy lực của hải quân Mỹ là các nhóm tác chiến tàu sân bay. Để phát huy hiệu quả của tiêm kích bom, Liên Xô bắt đầu chế tạo tuần dương hạm hạng nặng có khả năng mang máy bay từ cuối thập niên 1960.
Tàu ngầm hạt nhân cũng trở thành vũ khí răn đe chủ lực của Liên Xô. Hàng chục tàu ngầm nước này đã bí mật áp sát bờ biển Mỹ, bám đuôi hạm đội đối phương và săn lùng tàu ngầm đối thủ trên khắp các vùng biển.
Năm 1963, Gorshkov hồi sinh lực lượng hải quân đánh bộ Liên Xô, vốn bị giải thể trước đó 7 năm. Tất cả hạm đội Liên Xô đều được biên chế đầy đủ số lượng tàu tấn công và tàu đổ bộ để phục vụ lực lượng này.
Thành tựu hiện đại hóa dưới thời đô đốc Gorshkov được thể hiện rõ trong cuộc diễn tập “Đại dương 70″ với sự tham gia của cả 4 hạm đội hải quân Liên Xô. Đây là một trong những cuộc diễn tập hải quân lớn nhất lịch sử thế giới với sự tham gia của hàng trăm tàu chiến, trong đó có tàu ngầm hạt nhân, hải quân đánh bộ và hơn 400 xe tăng, xe thiết giáp và pháo binh.
Trong “kỷ nguyên Gorshkov”, tàu chiến Liên Xô dần hiện diện thường xuyên ở khắp các đại dương. Đến năm 1985, hải quân Liên Xô sở hữu trên 1.500 tàu các loại, đứng thứ hai thế giới về sức mạnh và khả năng chiến đấu, chỉ sau hải quân Mỹ. “Lần đầu tiên trong lịch sử, tiềm năng chiến đấu của hải quân chúng ta đã đạt mức độ đủ sức đối trọng với lực lượng hải quân liên hợp của NATO”, phó đô đốc Liên Xô Ashot Sarkisov đánh giá khi đó.
Nhóm chiến hạm Liên Xô diễn tập trên biển năm 1985. Ảnh: Hải quân Liên Xô.
Konstantin Strelbitsky, chủ tịch Câu lạc bộ Lịch sử Hải quân Moskva, nhận định Gorshkov không chỉ triển khai tàu chiến đến khắp thế giới, mà ông còn xây dựng một chiến lược lâu dài cho hải quân. Dưới sự lãnh đạo của ông, hải quân Liên Xô đã trở thành lực lượng then chốt để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Đô đốc Gorshkov nghỉ hưu năm 1985 và qua đời ba năm sau đó ở tuổi 78. Ông đã để lại hơn 200 tư liệu nghiên cứu và bài viết về hải quân, trong đó bài nghiên cứu về địa chính trị thế giới mang tên “Sức mạnh trên biển của quốc gia” được dịch và xuất bản ở hơn 30 nước.
“Đô đốc Sergey Gorshkov đã biến hải quân Liên Xô từ lực lượng ven biển lạc hậu thành hải quân đủ khả năng thách thức vị thế thống trị đại dương của Mỹ”, James Holmes, học giả Viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, nhấn mạnh.
Hải quân Nga đẩy mạnh phát triển vũ khí siêu thanh: Tên lửa Zircon nhận ưu ái đặc biệt
Đến năm 2025, Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Nga sẽ tiếp nhận 3 khinh hạm mới thuộc Dự án 22350 (Project 22350) và mỗi chiếc đều được trang bị hệ thống tên lửa siêu thanh Zircon.
Quân đội Nga hiện nay đang đặc biệt quan tâm tới việc phát triển các hệ thống vũ khí tấn công chính xác tầm xa. Đây cũng là một yếu tố chủ chốt trong chương trình hiện đại hóa đang được Bộ Quốc phòng Nga đẩy mạnh nhằm bổ sung thêm sức mạnh cho các nỗ lực "tăng cường răn đe tiền hạt nhân" và khả năng tấn công thông thường.
Một trong những vũ khí như vậy sẽ được trang bị cho các đơn vị Hải quân Nga là hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh mới mới nhất - Zircon. Tên lửa này được cho là có thể đạt tới vận tốc Mach 9 và có tầm tấn công tối đa 1.000 km.
Bộ Quốc phòng Nga gần đây cho biết những hệ thống tấn công kể trên sẽ được biên chế cho các khinh hạm mới nhất mà họ đang phát triển để đưa vào trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Đồ họa tên lửa siêu thanh Zircon của Nga. Ảnh: RT
Đến năm 2025, Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Nga sẽ tiếp nhận 3 khinh hạm mới thuộc Dự án 22350 (Project 22350) và mỗi chiếc đều được trang bị hệ thống tên lửa Zircon.
Kinh hạm đầu tiên trong số này, Đô đốc Amelko, sẽ được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương trong năm 2023 còn hai tàu chiến kia là vào năm 2025.
Những kinh hạm này sẽ thay thế cho các tàu khu trục và tàu chiến chống ngầm cỡ lớn từ thời Liên Xô để hỗ trợ cho sự tăng cường hiện diện của Nga ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Nga cũng có kế hoạch trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân thuộc Dự án 885 và 885M.
Trong thông điệp liên bang năm 2019, Tổng thống Vladimir Putin từng tuyên bố, các tàu ngầm của Nga sẽ được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Zircon và sẽ được sử dụng để phá hủy đầu não chỉ huy của đối phương trong trường hợp xảy ra một vụ tấn công nhằm vào nước Nga.
Tàu sân bay Trung Quốc tập trận gần eo biển Đài Loan Tàu sân bay Trung Quốc đi qua bờ biển phía Đông và phía Nam Đài Loan, nhằm thực hiện cuộc diễn tập quân sự. Theo Cơ quan Phòng vệ Đài Loan, hôm 11/4 tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng 5 chiến hạm khác đi qua eo biển Miyako, nằm giữa quần đảo Miyako và Okinawa, Nhật Bản, hướng về phía...