Đỡ đẻ trong tâm lũ
Bệnh viện Cẩm Xuyên ( Hà Tĩnh) nước lũ ngập sâu hơn 1 mét, với rất nhiều khó khăn, nhưng bằng quyết tâm hàng chục ca đỡ đẻ đã được các bác sĩ thực hiện thành công.
Các bác sĩ di chuyển trong bệnh viện bằng thuyền.
Bệnh viện Đa khoa Cẩm Xuyên ( huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nằm trong vùng ngập sâu của huyện. Trong những ngày qua, nước lũ đã dâng lên gần 1m, khoa Sản ở tầng 1 đã bị ngập sâu trong nước. Đội ngũ y bác sĩ đã phải đi chuyển bệnh nhân cùng toàn bộ thiết bị lên khoa Đông y tầng 2 để đỡ đẻ.
Toàn bộ hệ thống điện bị ngắt hoàn toàn, nước sạch, dụng cụ… vô cùng thiếu thốn. Trong 3 ngày qua, Bệnh viện Đa khoa Cẩm Xuyên đã tiếp nhận hơn 20 sản phụ đến sinh con. Nhiều sản phụ và người nhà trong quá trình đến bệnh viện bị ướt và mất hết đồ đạc. Các y bác sĩ đã phải nhường đồ cho sản phụ.
Mặc dù trong điều kiện khó khăn như vậy song bệnh viện vẫn nỗ lực tiếp nhận, cấp cứu cho các trường hợp bệnh nhân.
Dù điều kiện khó khăn, nhưng các bác sĩ luôn đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sản phụ và thai nhi.
Video đang HOT
Hàng chục ca sinh đã thực hiện thành công
Bác sĩ Phan Thanh Minh, Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Dù bệnh viện bị ngập sâu, nhưng với tinh thần, trách nhiệm cao của đội ngũ y, bác sĩ nên mọi bệnh nhân vào viện đều được tiếp nhận, cấp cứu, điều trị”.
Chị Lê Thị Hồng Lĩnh, điều dưỡng trưởng khoa Sản cho biết trong 3 ngày qua, số lượng sản phụ đến sinh cao nhất từ trước đến nay. Trung bình mỗi tháng có từ 60-70 ca, nhưng riêng 3 ngày qua số lượng đã hơn 20 ca. Dù hoàn cảnh thiếu thốn nhưng các y bác sĩ vẫn luôn đảm bảo tiêu chí an toàn, vệ sinh lên hàng đầu.
Được biết, khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Cẩm Xuyên hiện có 10 cán bộ nhân viên. Tuy nhiên, một nửa trong số đó hiện không thể đi làm do bị nước lũ chia cắt. Nên trong những ngày qua, số y bác sĩ còn lại phải làm việc 24/24.
Vì sao phụ nữ Trung Hoa cổ đại khi sinh con phải có chậu nước nóng cạnh bên?
Từ ngày xa xưa đến hiện tại vẫn luôn quan niệm rằng, sinh con đối với phụ nữ chính là bước đến quỷ môn quan, nếu có bất kỳ bất cẩn nào thì sẽ khiến thai phụ đấy gặp nguy hiểm.
Dù là trong tài liệu lịch sử hay phim truyền hình cổ trang đều mô tả cảnh tượng sinh con rất vất vả, có thể xảy ra những sự việc đau lòng như một xác hai mạng. Nguyên do chủ yếu là bởi vì điều kiện thời kỳ này vẫn còn lạc hậu.
Quá trình phụ nữ cổ đại sinh con cũng khá thú vị. Ngoài việc tìm bà mụ trước khi sinh, người nhà cũng cần chuẩn bị nhiều dụng cụ đặc biệt, chẳng hạn như kéo, bồn gỗ, giấy rơm,...
Đặc biệt, bà đỡ thường giục người nhà sản phụ đun nước sôi và lúc nào bên cạnh sản phụ cũng phải đặt ít nhất một chậu nước nóng.
Tuy chỉ là tình tiết trên phim, nhưng phim ảnh hầu hết dựa theo ghi chép của sách vở về những thói quen sinh hoạt cũng như các tình huống có thực trong đời sống thời xưa.
Vậy thì, tại sao khi đỡ đẻ, các bà mụ lại liên tục yêu cầu nước nóng?
Mỗi lần sinh con, người mẹ giống như vừa bước chân qua "quỷ môn quan" (Ảnh minh họa)
Lau sạch cơ thể người mẹ
Phụ nữ sinh con là chuyện không hề dễ dàng, nếu không chú ý sẽ dẫn đến ra máu quá nhiều. Trong quá trình chuyển dạ, người phụ nữ tốn rất nhiều năng lượng do đó rất dễ đổ mồ hôi. Ngoài ra, dùng khăn nóng lau cơ thể người mẹ có thể khiến cổ tử cung giãn ra và giảm đau khi sinh.
Thêm nữa, khi nước ối vỡ ra cũng ảnh hưởng đến tầm nhìn của bà mụ. Lúc này, họ sẽ dùng nước nóng để rửa sạch vết máu, nước ối bên ngoài và mồ hôi (từ người mẹ lẫn bà mụ).
Với một số người phụ nữ không tự chủ vấn đề vệ sinh trong lúc chuyển dạ, các bà mụ cũng dùng nước nóng để lau rửa nửa thân dưới của người mẹ.
Khử trùng
Vào thời cổ đại, không có thiết bị khử trùng chuyên nghiệp, do đó khử trùng bằng nước nóng đã trở thành phương pháp phổ biến nhất. Tình trạng nhiễm trùng là 1 trong những lý do khiến thai phụ tử vong trong lúc sinh nở. Để tránh nhiễm trùng, các bà mụ luôn cần thay nước nóng liên tục.
Chắc chắn sẽ có người thắc mắc tại sao không sử dụng nước lạnh. Dù thời cổ đại, nước sông nước suối rất xanh trong nhưng trong nước vẫn có nhiều vi khuẩn. Nếu dùng nước lạnh thì sẽ khiến người mẹ dễ bị nhiễm trùng hơn, còn khiến cơ thể người mẹ thêm co thắt khiến quá trình sinh nở gặp khó khăn.
Ngoài ra, cơ thể phụ nữ dễ bị tổn thương nhất là vào thời điểm này, khi tiếp xúc với nước lạnh sẽ gây hại cho cơ thể, khiến khí lạnh có thể xâm nhập vào cơ thể và để lại di chứng về sau.
Kéo và khăn được sử dụng trong khoảng thời gian đấy cũng phải được khử trùng bằng nước nóng.
Làm sạch cơ thể đứa bé sơ sinh
Khi đứa bé ra đời, xung quanh chúng có rất nhiều máu và phân. Lúc này rất cần nước nóng để vệ sinh, tránh để đứa bé bị cảm lạnh.
Ổn định nhiệt độ và độ ẩm trong phòng
Nước nóng có thể giúp tăng nhiệt độ trong phòng hiệu quả. Nếu nhiệt độ trong phòng quá thấp, trong quá trình đau đẻ, người mẹ sẽ dễ bị cảm lạnh. Căn phòng ấm áp sẽ có lợi trong quá trình chuyển dạ lẫn khi đón sinh mệnh mới chào đời, không khí quá khô sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đứa bé vừa ra đời.
Vì không có các thiết bị tiên tiến vào thời cổ đại, người xưa chỉ có thể dựa vào nước nóng để cải thiện không khí trong phòng.
Chuyện hy hữu: Sinh con khi bị bạch hầu Sáng 16/7, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, thai phụ dương tính với bạch hầu đang điều trị tại bệnh viện đã sinh con đầu lòng. Đây là chuyện hy hữu chưa từng có ở Đắk Lắk. Sản phụ T.T.V được cách ly sau khi sinh con Bệnh nhân tên T.T.V (SN 2001, người Mông, thôn Cư Rang,...