Do đâu mà hai mắt luôn chuyển động đồng đều?
Đó là nhờ mối liên kết liên tục được duy trì giữa cơ và tế bào thần kinh. Có hai lý do quan trọng để con người và hầu hết các động vật đều có 2 mắt.
Bác sĩ David Guyton, Giáo sư nhãn học của Trường đại học Johns Hopkins, Mỹ, cho biết “thứ nhất, nếu chẳng may bị tai nạn hỏng 1 mắt thì chúng ta vẫn còn 1 mắt để nhìn, và thứ hai, lý do này thuộc về nhận thức sâu, đó là chúng ta tiến hóa để có thể săn mồi.” Nhưng có hai mắt sẽ dẫn đến nhìn hai hình ảnh khác nhau nếu hai mắt không chuyển động hoàn toàn đồng đều. Vậy làm thế nào để cơ thể điều khiển được hai mắt luôn làm việc như nhau?
Để tránh bị tiếp nhận hai hình ảnh khác nhau, não sử dụng một hệ thống phản hồi để tinh chỉnh độ dài các cơ điều khiển mắt, nhờ đó hai mắt có chuyển động cực kỳ chính xác.
Mỗi mắt có 6 cơ điều khiển mắt chuyển động theo các hướng khác nhau, mỗi cơ này phải được kích hoạt đồng thời ở cả hai mắt để hai mắt luôn chuyển động như nhau. Bác sĩ Guyton nói rằng “ Hệ thần kinh của bộ não được tổ chức thật tuyệt vời vì qua thời gian, não học được cần gửi bao nhiêu kích thích đến từng cơ mắt để có được hướng nhìn theo ý muốn”.
Khả năng này không phải bẩm sinh đã có mà nhờ luyện tập. Trẻ sơ sinh tập làm chủ vận động mắt trong vòng 3 – 4 tháng đầu đời. Hầu hết mọi người giữ được khả năng nhìn tốt cho đến khoảng 80 tuổi, nhưng càng về già thì khả năng này càng mất dần.
Video đang HOT
Chu kỳ học tập phản hồi được khởi động khi các cơ điều khiển mắt thiếu đồng bộ với nhau. Điều này đôi khi vẫn xảy ra với mọi người, dẫn đến tình trạng song thị. Đôi khi chúng ta gặp vấn đề này vì một cơ ở một mắt hơi dài hơn so với cơ đó ở mắt bên kia, có thể chỉ là tạm thời trong thời gian cơ mắt tăng trưởng.
Những bất thường này ở mắt thường rất nhỏ đến nỗi mọi người không nhận ra nhưng bộ não thì rất tinh và nó luôn cố gắng để làm rõ vấn đề này. Chỉ chưa đầy 1 giây, bộ não điều khiển mắt chuyển động theo hướng ngược nhau để khớp hai mắt lại với nhau.
Trong quá trình hiệu chỉnh đó, não sử dụng dữ liệu mà nó thu thập được để giúp tinh chỉnh độ dài nghỉ của cơ mắt. Ví dụ: có thể não nhận ra một trong các cơ tăng trưởng nhanh hơn các cơ khác, khi đó não tự động vẽ ra một bản đồ dùng để thay đổi chiều dài cơ đó để loại bỏ độ không đồng đều. Sau đó các tế bào của cơ sẽ được bổ sung hoặc loại bỏ bớt cho phù hợp. Việc này mất từ vài tuần đến vài tháng. Nhưng chính xác thì cơ thể hiểu tấm bản đồ này như thế nào để điều khiển sự thay đổi của các cơ thì vẫn chưa ai hiểu rõ – bác sĩ Guyton cho biết.
Tuy vậy, chúng ta biết rằng thông qua quá trình phản hồi này, não luôn luôn chú ý để chuyển động của hai mắt được trùng khớp hoàn hảo. Trên thực tế, độ dài của các cơ được tái điều chỉnh rất thường xuyên cho nên các protein của cơ mắt luôn được thay mới trong vòng 1 tháng, nhờ đó mà cơ mắt hầu như lúc nào cũng được khỏe mạnh và hoạt động chuẩn xác.
Khí hậu cực đoan làm tuyệt chủng hệ động vật khổng lồ ở Úc và New Guinea
Biến đổi khí hậu cực đoan rất có thể là nguyên nhân làm tuyệt chủng hệ động vật khổng lồ ở Sahul - siêu lục địa được tạo thành bởi Úc và New Guinea trong thời kỳ mực nước biển thấp.
South Walker Creek, khu vực quần thể động vật lớn trẻ nhất ở miền bắc Úc, từng là nơi sinh sống của ít nhất 16 loài động vật lớn, trong đó có 13 loài đã tuyệt chủng và 3 loài còn tồn tại.
Các loài động vật lớn ăn thịt được đại diện bởi sư tử đầm lầy ( Thylacoleo), ít nhất ba loại cá sấu ( Crocodylus porosus, Pallimnarchus sp. và Quinkana sp.) và hai loài thằn lằn khổng lồ ( Varanus priscus hay còn gọi là Megalinia và một loài có kích thước của rồng Komodo).
Các loài động vật lớn ăn thực vật gồm hai loài gấu túi, một loài Parlochestid có túi, hai loài thuộc bộ Hai răng cửa, đà điểu sa mạc Úc ( Dromaius novaehollandiae) và năm loài chuột túi.
Một loài chuột túi từng cao 2,5 mét và có trọng lượng ước tính khoảng 274 kg, những con số này khiến nó trở thành loài chuột túi lớn nhất mọi thời đại.
Tiến sĩ Scott Hocknull, một nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Queensland và Đại học Melbourne cho biết, "quần thể động vật khổng lồ ở South Walker Creek từng là vùng nhiệt đới độc đáo, bị chi phối bởi các loài bò sát ăn thịt và các loài động vật ăn cỏ khổng lồ đã tuyệt chủng khoảng 40,000 năm trước, ngay sau khi loài người đến lục địa Úc".
Trong khi những nơi khác trên thế giới có những loài động vật ăn thịt khổng lồ như hổ răng kiếm, gấu và linh cẩu, thì những kẻ săn mồi ở Úc chủ yếu là các loài bò sát khổng lồ, bao gồm cả một loài cá sấu nước ngọt dài khoảng 7 mét đã tuyệt chủng, nó có liên quan tới cá sấu nước mặn và cá sấu sống trên cạn hiện đại.
Ngoài ra còn có hai loài thằn lằn khổng lồ trong đó có loài thằn lằn dài 6 mét gọi là Megalinia và một loài khác có kích thước tương tự rồng Komodo.
Các loài động vật khổng lồ đến từ các khu hóa thạch chính của South Walker Creek SW9, SWJ và SW3 với khu SWCC ở hạ lưu (được chỉ bởi mũi tên)
Nhóm nghiên cứu không thể đặt con người vào hiện trường vụ án 40,000 năm tuổi này vì không có các bằng chứng chắc chắn. Do đó, họ không tìm được vai trò của con người trong cuộc tuyệt chủng của các loài động vật khổng lồ này, tiến sĩ Hocknull cho biết.
Thay vào đó, nhóm nghiên cứu thấy rằng cuộc tuyệt chủng đó trùng khớp với sự thay đổi nghiêm trọng của khí hậu và môi trường ở cả địa phương và khu vực, bao gồm cả các vụ cháy tăng lên, các đồng cỏ bị suy giảm và mất nước ngọt. Diễn ra đồng thời, tất cả những thay đổi này được duy trì cũng là quá nhiều để các loài động vật lớn nhất ở Úc có thể đối phó được.
Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.
Phát hiện một lỗ thủng tầng ozone mới ở Bắc Cực NASA vừa đưa ra cảnh báo về sự hình thành một lỗ thủng trong tầng ozone ở Bắc Cực có thể là lớn nhất được ghi nhận ở phía bắc. Trong tháng 3/2020, các báo cáo về khinh khí cầu cho thấy sự sụt giảm 90% ozone ở lõi của lớp. Đây có thể là mức giảm ozone lớn nhất trong khu vực...