Do đâu dân văn phòng Nhật lại ưa chuộng “bữa trưa một xu”?
Liệu ở thành phố lớn như Tokyo có thể chi ít hơn một đồng xu 500 yên (hơn 80 nghìn đồng) cho một bữa ăn trưa không? Câu trả lời là có.
Người đi làm ở Nhật Bản ăn một bát mì ven đường. Ảnh: Trevor Mogg/Alamy
Sau hai thập kỷ rơi vào tình trạng giảm giá tiêu dùng liên tục, Nhật Bản buộc phải thích nghi với tình trạng giá cả tăng cao do cuộc chiến ở Ukraine, các vấn đề về chuỗi cung ứng và ảnh hưởng kéo dài của đại dịch COVID-19. Mặc dù đã tránh khỏi tình trạng lạm phát tăng vọt tồi tệ nhất từng gây khó khăn cho các nền kinh tế hàng đầu khác, các hộ gia đình ở “đất nước Mặt trời mọc” vẫn đành phải thắt lưng buộc bụng.
Trong tình cảnh đó, đội quân Sasariman – thuật ngữ chỉ những nhân viên văn phòng nam thường ăn trưa gần chỗ làm – cũng phải cân nhắc kĩ lưỡng hơn về chi phí ăn trưa để tiết kiệm nhất có thể.
Trong một cuộc khảo sát năm ngoái của dịch vụ cho vay xã hội Lendex có trụ sở tại Tokyo, gần một nửa số người làm công ăn lương ở độ tuổi từ 20 – 50 cho biết họ chi ít hơn 500 Yên (hơn 80 nghìn đồng) mỗi ngày cho bữa trưa. Những người này bao gồm các công nhân viên tự mang cơm hộp từ nhà đến, nhưng cũng có một tỷ lệ khá lớn (22,6%) người quyết định dùng “bữa trưa một xu” (đồng xu 500 yên) để giúp họ có đủ năng lượng làm việc cả buổi chiều sau đó.
Video đang HOT
Vào năm 2021, khi giá thịt bò nhập khẩu lần đầu tăng cao sau 7 năm buộc, chuỗi nhà hàng Yoshinoya đã buộc phải tăng giá món cơm thịt bò gyudon mà các công nhân viên thường ăn. Tuy nhiên, ngay cả với mức giá cao đó, món ăn này vẫn có thể có giá chỉ 468 yên (khoảng 77 nghìn đồng).
Trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tiếp tục vật lộn với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, với hơn 30.000 mặt hàng thực phẩm đã tăng giá trong năm qua, không có gì ngạc nhiên khi yếu tố tiết kiệm đang là mục tiêu hàng đầu trong thực đơn bữa trưa của nhiều người lao động nước này.
Một cuộc khảo sát khác của đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán Edenred tại Nhật Bản cho thấy khoảng 40% nam và nữ nhân viên văn phòng đã hạn chế chi phí ăn trưa, trong khi gần 70% cho biết họ đã từ chối món ăn yêu thích của mình để tiết kiệm tiền.
Tờ Guardian đã làm một thử nghiệm bằng cách đặt ra thách thức là phải ăn ở một nhà hàng khác nhau mỗi ngày, trong suốt một tuần làm việc ở Tokyo, đồng thời tránh các cửa hàng đồ ăn nhanh và cửa hàng tiện lợi ở siêu thị – những điểm đến ăn trưa phổ biến của người dân.
Theo đó, những bữa ăn như: cơm thịt bò gyudon, suất sủi cảo, mì ramen, mì soba hay cà ri Nhật Bản đều đáp ứng tiêu chí “bữa trưa một xu” dưới 500 yên, ngay cả sau khi thêm 10% thuế tiêu thụ. Chỉ cần thế là đã đủ để người đi làm có thể no bụng cho đến giờ ăn tối.
Khủng hoảng chi phí sinh hoạt khiến mì ăn liền được ưa chuộng trên toàn cầu
Người tiêu dùng trung lưu trên khắp thế giới đang chuyển sang tiêu thụ mì ăn liền với số lượng lớn, kể cả ở những nước không có truyền thống ăn món này.
Các gói mì ăn liền tại một bảo tàng ở Yokohama, Nhật Bản. Ảnh: AP
Mỳ ăn liền hiện rất phong phú về hương vị, đáp ứng được nhu cầu của mọi thực khách, từ vị cà chua cay, hải sản, gà teriyaki, thịt nướng Hàn Quốc, cà ri phô mai...
Khi Momofuku Ando phát minh ra mì ramen insutanto trong kho ở sân sau nhà tại Osaka (Nhật Bản) cách đây 65 năm, ông có thể không hề biết rằng món ăn đơn giản, tiện lợi giàu tinh bột này sẽ trở thành thực phẩm phổ biến trên toàn cầu.
Ando qua đời năm 2007 ở tuổi 96 và đã có khoảng thời gian dài trước đó chứng kiến công ty do ông thành lập - Nissin Foods đột phá thành công xâm nhập vào thị trường quốc tế với các phiên bản phục vụ theo yêu cầu tôn giáo, kết hợp khẩu vị địa phương...
Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới có trụ sở tại Osaka, tính riêng năm 2022, người tiêu dùng ở hơn 50 quốc gia đã tiêu thụ kỷ lục 121,2 tỷ khẩu phần mì ăn liền.
Các quốc gia vốn sử dụng mì ăn liền trong thời gian dài được dự đoán sẽ có mức tiêu thụ cao, dẫn đầu là Trung Quốc và Indonesia. Vị trí thứ ba thuộc về Ấn Độ. Việt Nam và Nhật Bản lần lượt xếp thứ tư và thứ năm.
Tại Mexico, nhu cầu tăng vọt 17,2% vào năm 2021 khi nhiều người chuyển sang mì ăn liền trong thời gian hạn chế bởi dịch COVID-19. Nhưng đến năm 2022, nhu cầu tại Mexico vẫn tăng đến 11%. Người dân Mỹ cũng đang đón nhận món mì ăn liền, một phần để giảm bớt áp tài chính hộ gia đình do khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Tờ Guardian (Anh) nhận định đây là một dấu hiệu cho thấy mì ăn liền ngày càng phổ biến ở các quốc gia với món mì không phổ biến trong ẩm thực địa phương.
Tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) dẫn lời đại diện của Nissin Foods đánh giá: "Người tiêu dùng trung lưu trước đây không ăn mì ăn liền giờ lại kết hợp chúng vào cuộc sống hàng ngày của họ".
Nissin và đối thủ Toyo Suisan mới đây đã thông báo về việc xây dựng cơ sở sản xuất tại Mỹ và Mexico vào năm 2025 để đáp ứng nhu cầu tăng vọt. Toyo Suisan cho biết: "Số người tiêu dùng thường xuyên ăn mì ăn liền đang tăng và chúng tôi sẽ đa dạng thêm về hương vị".
Trong khi đó, Nissin cho biết sẽ chi 228 triệu USD để mở rộng hiện diện tại Mỹ, bao gồm một nhà máy mới ở Nam Carolina để bổ trợ các nhà máy hiện có ở California và Pennsylvania.
Rất ít thực phẩm ở Nhật Bản thoát khỏi tình trạng tăng giá trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Bản thân giá mì ăn liền đã tăng 20% trong hai năm qua nhưng vẫn được coi là thực phẩm rẻ tiền.
Sinh kế bền vững Những nỗ lực toàn cầu nhằm giảm đói nghèo thời gian qua đang bị thử thách khi số người sống trong nghèo đói cùng cực lần đầu tăng trong một thế hệ, thêm gần 90 triệu người so với những dự báo trước đó. Phụ nữ và trẻ em tại một trại tị nạn ở Jalalabad, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN Đến cuối năm 2022,...