Do đâu Đạm Hà Bắc mạnh tay thoái hết vốn tại PHP với giá 16.500 đồng/cp?
CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Đạm Hà Bắc, UPCoM: DHB) công bố thông tin về việc chào bán cổ phiếu công ty con CTCP Hóa chất Hưng Phát Hà Bắc (UPCoM: HPH).
Theo đó, Đạm Hà Bắc dự kiến thoái toàn bộ hơn 5,4 triệu cổ phiếu HPH theo hình thức đấu giá công khai qua Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Số cổ phiếu chào bán tương đương 64,56% vốn điều lệ của Hưng Phát Hà Bắc.
Theo phương án đưa ra, giá chào bán không thấp hơn 16.500 đồng/cổ phiếu và giá tham chiếu bình quân 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán liền trước ngày công bố thông tin.
Số tiền thu được nhằm cơ cấu các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết của Đạm Hà Bắc.
Đáng chú ý, cổ phiếu PHP được giao dịch trên sàn UPCoM với giá quanh mốc 5.400 đồng/cp, thấp hơn đến 67% giá trị mà Đạm Hà Bắc đưa ra mức giá khởi điểm.
Công ty Hóa chất Hưng Hà Bắc được thành lập năm 2008, hiện có vốn điều lệ 84 tỷ đồng, ngành nghề hoạt động chính là oxy già (Hydrogen Peroxide) sử dụng trong công nghiệp. Công ty đang quản lý sử dụng lô đất hơn 14.623 m2 tại phường Thọ Xương, Tp Bắc Giang – là đất cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp đồng thuê trả tiền hàng năm.
Tính đến ngày 8/7/2019, ngoài Đạm Hà Bắc thì HPH còn có 2 cổ đông lớn khác là CTCP Xuất nhập khẩu Hà Anh (chiếm 11,9% vốn) và CTCP Tập đoàn Tân Long (chiếm 6,67%).
Đạm Hà Bắc sẽ đấu giá toàn bộ vốn tại HPH.
Video đang HOT
Trong 9 năm 2019, HPH mang về doanh thu bán hàng gần 52 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức 2,2 tỷ đồng. Năm 2019, Công ty cũng đặt chỉ tiêu khiêm tốn với gần 85 tỷ đồng doanh thu và 2,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Cổ phiếu HPH được giao dịch trên UPCoM từ cuối tháng 12/2017 với giá giao dịch ngày đầu tiên là 10.000 đồng/cp. Mức giá cao nhất mà cổ phiếu PHP đạt được lên đến 19.700 đồng/cp vào giữa tháng 5/2019, sau đó cổ phiếu đổ đèo và hiện tại chỉ giao dịch quanh mức 5.300 đồng/cp.
Còn về Đạm Hà Bắc, Công ty này ghi nhận lỗ trong năm 2019 hơn 636 tỷ đồng, và là năm thứ 5 liên tiếp làm ăn thua lỗ. Tổng lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2019 lên đến 3.285 tỷ đồng, song song đó Công ty đã âm vốn chủ sở hữu hơn 516 tỷ đồng.
Theo giải trình của Đạm Hà Bắc, công ty phát sinh thua lỗ do chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng 30% trong tổng doanh thu. Đạm Hà Bắc đang vay nợ tài chính ngắn hạn là 1.203 tỷ đồng, tăng gần 5% so đầu kỳ; còn dài hạn tới 6.283 tỷ đồng, giảm nhẹ 4%. Tức tổng mức vay nợ tài chính hớn 7.000 tỷ đồng.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Khối ngoại tiếp tục bán ròng 183 tỷ đồng trong tuần 10-14/2, tập trung 'xả' MSN và VNM
Khối ngoại vẫn bán ròng trên sàn HoSE nhưng giá trị đã giảm đáng kể so với tuần trước đó. Bộ đôi cổ phiếu VRE và VHM chia sẻ 2 vị trí dẫn đầu về giá trị mua ròng của khối ngoại sàn HoSE với giá trị lần lượt 51,5 tỷ đồng và 37,7 tỷ đồng. MSN tiếp tục bị khối ngoại bán ròng hơn 90,4 tỷ đồng.
Thị trường vẫn có diễn biến khó lường trong tuần giao dịch từ 10-14/2, sau phiên đầu tuần giảm mạnh, các chỉ số biến động giằng co phân hóa ở các phiên còn lại. VN-Index kết thúc tuần giao dịch đứng ở mức 937,45 điểm, tương ứng giảm nhẹ 0,35% so với tuần trước. Trong khi đó với động lực chính đến từ ACB nên HNX-Index tăng 4,59% lên 109,74 điểm.
Giao dịch của khối ngoại vẫn là điểm trừ với thị trường ở tuần qua khi mua vào 122,4 triệu cổ phiếu, trị giá 3.628 tỷ đồng, trong khi bán ra 128 triệu cổ phiếu, trị giá 3.811 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 5,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 183,4 tỷ đồng, giảm 74% so với tuần trước đó.
Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng 183 tỷ đồng nhưng giảm 71% so với tuần trước, tương ứng khối lượng bán ròng là gần 5,5 triệu cổ phiếu.
Bộ đôi cổ phiếu VRE và VHM chia sẻ 2 vị trí dẫn đầu về giá trị mua ròng của khối ngoại sàn HoSE với giá trị lần lượt 51,5 tỷ đồng và 37,7 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 vẫn được khối ngoại mua ròng mạnh với giá trị đạt 35,7 tỷ đồng. Chiều ngược lại, MSN tiếp tục bị khối ngoại bán ròng hơn 90,4 tỷ đồng. VNM và KBC đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt là 50 tỷ đồng và 27,6 tỷ đồng.
Ở sàn HNX, khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng nhưng giá trị cũng giảm đến 93% so với tuần trước và đạt 6,3 tỷ đồng, tương ứng 129.740 cổ phiếu.
Khối ngoại sàn HNX mua ròng tập trung mã VCS với giá trị 13 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là TIG với chỉ gần 2,4 tỷ đồng. Trong khi đó, PVS bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 11,5 tỷ đồng. NTP cũng bị bán ròng 10,5 tỷ đồng.
Tại sàn UPCoM, khối ngoại chỉ mua ròng nhẹ gần 6 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 92.679 cổ phiếu.
VEA đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn UPCoM với 10 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VTP cũng được mua ròng 4 tỷ đồng. Chiều ngược lại, ACV bị bán ròng mạnh nhất với 7,6 tỷ đồng. MPC và LPB bị bán ròng lần lượt 3,7 tỷ đồng và 1,4 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng quyền có bảo đảm (CW), khối ngoại tiếp tục bán ròng 1,5 tỷ đồng (tăng 41% so với tuần trước), tương ứng khối lượng 3,8 triệu chứng quyền. Trong đó, khối ngoại bán ròng tập trung các mã CVRE1903 (536 triệu đồng), CHPG1909 (352 triệu đồng), CROS2001 (282 triệu đồng). Chiều ngược lại chỉ có 3 mã được khối ngoại mua ròng trong tuần qua là CVRE2001, CHDB2002 và CHPG1907.
Theo Bình An
NDH
Cổ đông lớn tri hơn trăm tỷ gia tăng tỷ trọng tại Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) Cổ phiếu SIP hiện đang giao dịch quanh mức 80.000 đồng/cổ phiếu, tăng gấp 4,6 lần sau gần 1 năm lên sàn. Ảnh minh họa. CTCP Đầu tư và Phát triển Đô Thị An Lộc mới đây đã hoàn tất mua vào gần 1,4 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (mã SIP), qua đó nâng tỷ lệ sở hữu...