Đo chức năng hô hấp trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Trong các xét nghiệm chẩn đoán COPD, đo chức năng hô hấp là xét nghiệm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để sàng lọc, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và phân độ bệnh.
Vì thế, việc đo chức năng hô hấp nên được tiến hành định kỳ để xác định sớm các rối loạn thông khí và tiến triển của chúng nếu đã có.
Trong các xét nghiệm được sử dụng để đánh giá bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, xét nghiệm đo chức năng hô hấp là một xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trên thực tế.
1. Ý nghĩa của đo chức năng hô hấp đối với bệnh nhân COPD
Phương pháp đo chức năng hô hấp có thể thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn khảo sát và mục đích khảo sát.
- Đánh giá sớm các rối loạn thông khí ở bệnh nhân
Đo chức năng hô hấp định kỳ ở những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cao như người hút thuốc lá, người làm việc trong các môi trường ô nhiễm, người mắc các bệnh phổi mãn tính khác,… sẽ giúp đánh giá các rối loạn thông khí ngay từ các giai đoạn sớm chưa có biểu hiện lâm sàng. Điều này sẽ giúp tầm soát và sàng lọc sớm các đối tượng và có phương pháp quản lý thích hợp.
- Chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có đặc trưng là sự viêm, tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ trong phổi, từ đó gây nên các biểu hiện lâm sàng khác nhau như khó thở, ho khạc đờm kéo dài,… Do vậy, với các rối loạn thông khí được thể hiện trên kết quả đo chức năng hô hấp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính một cách chính xác và đánh giá được mức độ, giai đoạn của bệnh.
- Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác
Đo chức năng hô hấp ở người bệnh kết hợp với sử dụng thuốc giãn phế quản trước đó còn có thể giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt được bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với các bệnh lý có biểu hiện tương tự, đặc biệt là hen phế quản.
Đo chức năng hô hấp là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(Ảnh: Internet)
2. Người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi đo chức năng hô hấp?
Mặc dù là kỹ thuật không quá phức tạp về quy trình thực hiện, tuy nhiên để đảm bảo kết quả đo chính xác thì người bệnh cũng cần thực hiện tốt một số chuẩn bị sau đây:
- Mặc quần áo rộng rãi: Người bệnh nên mặc các loại quần áo rộng rãi và thoải mái khi thực hiện đo chức năng hô hấp, tránh sử dụng quần áo có kích thước quá nhỏ hoặc bó chặt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hít và thở tối đa khi đo.
- Ngưng hút thuốc và sử dụng rượu: Khi được chỉ định đo chức năng hô hấp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngưng hút thuốc ít nhất 30 phút và ngưng sử dụng rượu ít nhất 4 giờ trước khi thực hiện kỹ thuật để đảm bảo cho kết quả đo chính xác nhất.
- Tránh vận động nặng: Vận động nặng quá sức trước khi thực hiện kỹ thuật đo có thể làm thay đổi nhu cầu oxi của cơ thể, thay đổi các đặc trưng trong hô hấp của bệnh nhân (nhịp thở, lưu lượng thở,…) do đó có khả năng khiến cho kết quả đo có mức độ sai số lớn. Việc ngưng các hoạt động gắng sức nên được diễn ra trong 30 phút trước khi thực hiện kỹ thuật.
Video đang HOT
- Không ăn no: Không ăn no trước 2 tiếng trước khi đo chức năng hô hấp là điều mà bệnh nhân sẽ được yêu cầu. Ăn quá no ngay gần thời điểm đo sẽ khiến cơ hoành không thể hạ xuống thấp nhất do bị dạ dày đang chứa đầy thức ăn cản trở, vì vậy làm cho phổi không thể giãn nở hết mức. Điều này làm sai lệch kết quả đo.
- Ngưng các thuốc giãn phế quản: Thuốc giãn phế quản sẽ làm cải thiện khả năng thông khí ở bệnh nhân do giúp mở rộng khẩu kính của các phế quản trong phổi. Nếu bệnh nhân sử dụng các thuốc giãn phế quản quá gần thời điểm do, dưới tác dụng của thuốc sẽ làm gia tăng giả tạo các kết quả của phép đo, từ đó gây sai lệch trong chẩn đoán. Những thuốc giãn phế quản nên được ngưng sử dụng 4h và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài nên được ngưng sử dụng ít nhất 12h trước khi đo.
Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc giãn phế quản trước khi đo chức năng hô hấp (Ảnh: Internet)
3. Các thông số trong đo chức năng hô hấp và ý nghĩa
Xét nghiệm đo chức năng hô hấp ở người bệnh COPD có thể cho ra nhiều thông số kết quả khác nhau, các thông số thường được quan tâm bao gồm:
- VC: Dung tích sống (VC) là thể tích khí mà người bệnh hít vào hay thở ra hết sức, sự giảm dung tích sống lớn hơn 20% so với dung tích sống lý thuyết thì được coi là bệnh lý. Trong COPD, người ta thường quan tâm nhiều đến chỉ số dung tích sống gắng sức (FVC) là kết quả khi hít vào hoặc thở ra nhanh, mạnh và hết sức và thông thường thì giá trị của FVC sẽ bằng giá trị của VC.
- FEV1: Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên (FEV1) cũng là chỉ số được quan tâm nhiều trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Chỉ số này cho phép đánh giá đường thở của người bệnh có thông thoáng hay không, có bị cản trở thông khí hay không. Do đó, nó là một trong các tiêu chuẩn được sử dụng để chẩn đoán và phân độ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Tỷ số Tiffeneau: Được tính bằng công thức FEV1/VC, chỉ số Tiffeneau có ý nghĩa giúp đánh giá mức độ co giãn của hệ hô hấp và tình trạng thông thoáng của đường dẫn khí. Do FVC thường có giá trị bằng VC nên người ta hay sử dụng tỷ số FEV1/FVC để làm giá trị của tỷ số Tifeneau.
Ngoài ra, trong kết quả đo chức năng hô hấp người ta còn có thể ghi nhận một số các chỉ số khác kể đến như thể tích khí lưu thông, thể tích khí dự trữ hít vào, thể tích khí dự trữ thở ra, thể tích khí dự trữ hít vào, thể tích khí cặn, thông khí phút tối đa,…
4. Phân độ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính theo kết quả đo chức năng hô hấp
Theo chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease – GOLD), thì người ta phân độ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính theo kết quả đo chức năng hô hấp kèm theo một số yếu tố khác như sau:
Giai đoạn 1: FEV1/FVC dưới 70% và giá trị FEV1 dưới 80% giá trị theo lý thuyết. Người bệnh có thể có hoặc không có các biểu hiện của bệnh.
Giai đoạn 2: FEV1/FVC dưới 70% và giá trị 50% dưới FEV1 dưới 80% giá trị theo lý thuyết. Người bệnh hay có các biểu hiện lâm sàng của bệnh.
Giai đoạn 3: FEV1/FVC dưới 70% và giá trị 30% dưới FEV1 dưới 80% giá trị theo lý thuyết và người bệnh thường xuyên có các biểu hiện của bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống.
Giai đoạn 4: FEV1/FVC dưới 70% và giá trị FEV1 dưới 30%. Bệnh nhân bị ảnh hưởng cuộc sống nặng nề và thậm chí có thể tử vong.
5. Những yếu tố làm sai lệch kết quả và các chống chỉ định của đo chức năng hô hấp
5.1. Các yếu tố làm sai lệch kết quả đo
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật, một số yếu tố từ cả phía nhân viên y tế và bệnh nhân nếu không được kiểm soát tốt thì có thể dẫn đến sự sai lệch trong kết quả đo chức năng hô hấp.
- Các yếu tố liên quan đến thầy thuốc: Nhưng sai sót liên quan đến thầy thuốc như không thông thạo kỹ thuật đo, máy móc không được bảo trì thường xuyên và không thực hiện hướng dẫn bệnh nhân tốt,… có thể sẽ dẫn đến đo chức năng hô hấp không chính xác.
- Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân: Người bệnh không đúng tư thế, hít vào và thở ra không hết sức, ho hoặc nói chuyện khi đo, ngậm ống thổi không kín,… cũng là những yếu tố khiến cho kết quả bị sai lệch.
5.2. Các chống chỉ định của đo chức năng hô hấp
Trong một số trường hợp, đo chức năng hô hấp trên bệnh nhân dù có ý nghĩa tương đối nhưng lại đem đến nhiều nguy cơ biến chứng nặng nề, lớn hơn rất nhiều so với ý nghĩa mà nó mang lại. Do đó, đo chức năng hô hấp bị chống chỉ định cho các trường hợp sau:
Bệnh nhân đau ngực chưa rõ nguyên nhân, mắc hội chứng vành cấp,… là các chống chỉ định của đo chức năng hô hấp (Ảnh: Internet)
- Bệnh nhân đang ở trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Nhiễm trùng cấp tính tại đường hô hấp hoặc ho ra máu chưa rõ nguyên nhân.
- Bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp, phình động mạch chủ hoặc đau ngực không rõ nguyên nhân.
- Bệnh nhân mới phẫu thuật bụng hay lồng ngực.
Qua đó có thể thấy rằng, đo chức năng hô hấp là một xét nghiệm hết sức có giá trị trong sàng lọc, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và phân độ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì vậy, đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh và bệnh nhân, việc đo chức năng hô hấp nên được tiến hành định kỳ để theo dõi sớm các rối loạn thông khí và sự tiến triển của các rối loạn này nếu có.
Chụp X quang có thể phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không?
Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là căn bệnh được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Vậy làm sao có thể phát hiện được phổi tắc nghẽn mãn tính?
Theo các thống kê, COPD là tình trạng chức năng hô hấp suy giảm nghiêm trọng và là nguyên nhân gây tử vong cho rất nhiều bệnh nhân. Vì thế, việc chẩn đoán chính xác và kịp thời là vô cùng quan trọng để điều trị COPD sớm, tránh dẫn đến những ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng về sau.
Những bệnh nhân mắc COPD thường gặp các dấu hiệu ban đầu bao gồm ho ra nhiều chất đờm, tức ngực, khó thở, hụt hơi. Với các triệu chứng này, một trong những phương pháp chẩn đoán phát hiện phổi tắc nghẽn mãn tính là chụp X quang phổi để đánh giá tình trạng bệnh.
1. Phát hiện phổi tắc nghẽn mãn tính bằng phương pháp chụp X quang phổi
Chụp X quang phổi là một trong những phương pháp chẩn đoán COPD. Theo đó, hình ảnh COPD trên phim X-quang rất dễ gây nhầm lẫn cho các bác sĩ, đặc biệt là những bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm. Bởi vì cấu trúc, hình thái thể hiện trên phim X quang của những bệnh nhân COPD có thể tương tự như nhiều tình trạng bệnh lý về phổi khác.
Vì thế, khi chẩn đoán phát hiện phổi tắc nghẽn mãn tính bằng phương pháp chụp X quang cần xem xét kỹ từng chi tiết hình ảnh, kết hợp với các xét nghiệm, kỹ thuật khác và các thăm khám lâm sàng.
Trước khi chỉ định chụp X-quang cho bệnh nhân COPD, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và theo dõi các triệu chứng của người bệnh. Kết quả của phương pháp chụp X-quang phổi có thể giúp đánh giá sự tiến triển của COPD mà không cần đến các thủ thuật xâm lấn.
Các bệnh nhân thường được chỉ định chụp X quang ở tư thế đứng - Ảnh Internet.
2. Trình tự chẩn đoán phát hiện COPD bằng phương pháp chụp X quang
Bước 1: Chuẩn bị & tiến hành chụp X-quang
Trước khi tiến hành chụp X-quang để chấn đoán phát hiện phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh nhân cần thay áo và loại bỏ tất cả các vật cản quang ra khỏi vùng khảo sát. Thông thường, các bệnh nhân tiến hành chụp X-quang ở tư thế đứng. Tuy nhiên, trong mô bác sĩ có thể yêu cầu khảo sát thêm với nằm nghiêng trong trường hợp nghi ngờ có dịch trong phổi.
Bước 2: Theo dõi & chẩn đoán
Các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh phim X-quang để đánh giá một phần về hình thái và cấu trúc bên trong cơ thể của bệnh nhân.
Bước 3: Mô tả
Hình ảnh trên phim X quang để phát hiện COPD sẽ cho các bác sĩ thấy một số dấu hiệu trực quan. Cụ thể đó là:
- Tình trạng căng giãn phổi quá mức (Hyperinflation).
- Căng phồng phổi quá mức do phổi ứ khí. Tình trạng này xảy ra khi mô phổi bị tổn thương và mất tính đàn hồi khiến phổi có thể mất chức năng thải khí sau mỗi hơi thở. Hậu quả của nó khiến bệnh nhân không thể nạp được nhiều không khí với mỗi hơi thở dẫn đến khó thở.
Hình ảnh trên phim X quang để phát hiện COPD sẽ cho các bác sĩ thấy một số dấu hiệu trực quan - Ảnh Internet
- Hoành phẳng hay còn gọi là cơ hoành bẹt (Flattened diaphragm): Hình ảnh trên phim X-quang cũng có thể cho thấy những thay đổi cấu trúc trong phổi hoặc mô xung quanh. Tình trạng này cũng là kết quả của căng phồng phổi quá mức khiến cơ hoành bẹt xuống.
- Thay đổi về đường thở (Changes in airways): Đây là một dấu hiệu sớm của COPD. Những thay đổi này có thể rất khó để chẩn đoán chính xác.
- Bóng khí (Bullae) : Các bóng khí là những túi không khí có thể hình thành khi khí phế thũng làm tổn thương mô phổi, có thể thấy khi chụp X quang. Các bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ chúng vì chúng có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
- Bóng tim hẹp : Khi COPD tiến triển, tim có thể thay đổi hình dạng. Theo đó, phim X quang có thể có hình ảnh bóng tim hẹp hoặc thon dài.
Bước 4: Chẩn đoán COPD
Các bệnh nhân cần lưu ý, chụp X-quang chỉ là một bước trong quy trình để chẩn đoán COPD. Ngoài ra, để phát hiện COPD, các bác sĩ còn cần kiểm tra chức năng của phổi và thực hiện các xét nghiệm khác có liên quan đến căn bệnh này.
X-quang ngực là công cụ có thể giúp chẩn đoán COPD tuy nhiên khả năng vẫn còn khá hạn chế. Do đó, người bệnh cần theo dõi và điều trị bệnh sớm sau chẩn đoán để làm chậm quá trình tiến tiển của bệnh và giúp kiểm soát các triệu chứng giúp ebenhj nhân có tiên lượng tốt nhất.
1010 điều bệnh nhân COPD cần nhớ để phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính Mặc dù không có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính bằng cách thiết lập lại lối sống lành mạnh. Phổi tắc nghẽn mãn tính (CODP) là căn bệnh khiến phổi bị rối loạn dẫn đến tắc nghẽn đường thở của người bệnh. Hầu hết người mắc bệnh này...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loại cá giàu Omega-3 hơn cả cá hồi, có nhiều ở Việt Nam

5 câu hỏi thường gặp với trẻ mắc hội chứng West

Lưu ý khi ăn loại gạo được cho là bổ dưỡng

Ở người lớn, những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc và biến chứng nặng do Sởi?

Vì sao vôi hóa sụn sườn dễ bị nhầm với bệnh tim?

5 loại thực phẩm giúp bụng êm, ruột khỏe

Những sai lầm khi ăn uống có thể gây hại sức khỏe

8 bệnh nguy hiểm liên quan đến căng thẳng

7 thói quen buổi sáng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Loại gia vị Việt được ví như 'vàng trắng', bổ não lại giúp ngừa bệnh hiệu quả

Hai vợ chồng cùng mắc ung thư, bác sĩ cảnh báo thói quen hay gặp khi uống canh

Bác sĩ nêu lý do nhiều người bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi mãi không khỏi
Có thể bạn quan tâm

Tại sao người Nhật thường đặt chai nước quanh nhà thay vì cất tủ lạnh?
Sáng tạo
13:16:24 15/04/2025
Giám đốc công an chính thức thông tin vụ ông Đoàn Văn Báu gây tai nạn giao thông
Tin nổi bật
13:15:40 15/04/2025
Lộ diện 2 giám đốc 'bù nhìn' trong vụ sữa bột giả thu lợi 500 tỷ đồng
Pháp luật
13:11:05 15/04/2025
Siêu phẩm này sẽ khiến iPhone 18 và Galaxy S26 khiếp sợ
Thế giới số
13:02:55 15/04/2025
Hàng triệu người theo dõi Elon Musk chơi game trên chuyên cơ
Netizen
12:50:43 15/04/2025
Washington lạc quan đạt thỏa thuận với nhiều nước trong thời gian hoãn áp thuế
Thế giới
12:13:33 15/04/2025
Song Hye Kyo bị 1 nữ diễn viên làm bỏng da
Sao châu á
12:10:04 15/04/2025
Tử vi 3 con giáp may mắn nhất thứ Ba (15/4): Giàu có vang danh, phú quý đủ đường
Trắc nghiệm
12:09:49 15/04/2025
Sơn Tùng M-TP để lộ bí mật quá khứ
Sao việt
12:07:42 15/04/2025
Gợi ý những chiếc áo ống cá tính cho nàng vẻ ngoài đầy mê hoặc
Thời trang
11:56:45 15/04/2025