Đồ chơi phát nổ làm bé trai 8 tuổi bị thương nặng ở tay, ngực
Đang chơi với đống đồ chơi chạy bằng pin, bỗng nhiên đồ chơi phát nổ làm cho cậu bé 8 tuổi bị thương nặng phải vào viện cấp cứu.
Ngày 15/8, bé T.Đ.T.K. (8 tuổi, ở Hưng Nguyên, Nghệ An) được đưa vào Bệnh viện ĐKTP Vinh cấp cứu trong tình trạng vết thương phần mềm rất phức tạp ở cổ tay phải, tổn thương động mạch quay, rách bao thần kinh quay, gãy trật đầu dưới xương quay và khớp quay trụ dưới.
Vết thương mất da, lộ xương phía trụ vùng cổ tay, đa vết thương phần mềm vùng ngực, bàn tay bên phải.
Bé T.Đ.T.K. bị thương nặng do đồ chơi phát nổ và đang được nhân viên y tế chăm sóc
Theo lời kể của người thân bệnh nhi, trong lúc mẹ bé đang bận làm việc ngoài sân, 2 anh em chơi đồ chơi trong nhà với các loại đồ chơi chạy bằng pin, sau khi nghe thấy tiếng nổ lớn, người mẹ hốt hoảng chạy vào thì chị đã thấy con trai bị thương nặng.
Ngay sau khi bệnh nhi vào viện, bác sĩ CKI Vương Quốc Việt – Khoa Ngoại, Bệnh viện ĐKTP Vinh đã nhanh chóng xử trí vết thương, cắt lọc vết thương, đặt lại xương và khớp quay trụ dưới, khâu bao thần kinh quay, xử lý động mạch quay, đồng thời đặt nẹp bột cẳng bàn tay trái cho bé.
Hiện tại, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, bé đã vận động tốt các ngón tay.
Bác sĩ CKII Hồ Văn Thăng – PGĐ Bệnh viện khuyến cáo, các bậc phụ huynh và nhà trường hết sức lưu ý, quan tâm đến con trẻ, cảnh báo nguy cơ dẫn đến thương tích cao của đồ chơi liên quan đến điện và các chất gây nổ.
Đặc biệt, khi mà các đồ chơi hiện đại ngày càng nhiều mà trẻ nhỏ thì luôn hiếu động, tò mò, trong khi kiến thức về rủi ro và mối nguy thì chưa được trang bị tốt thì sẽ rất dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Video đang HOT
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Công ty Tư vấn tâm lý An Việt Sơn): Đồ chơi an toàn đối với trẻ được hiểu là đồ mà trẻ chơi sẽ không gây đau đớn cho trẻ, không cháy nổ, đồ chơi không có hóa chất độc hại để không gây tổn thương cho trẻ khi chơi…
Đặc biệt, người lớn phải luôn nhớ rằng, trẻ nhỏ thường thích ngậm đồ chơi vào miệng nên khi chọn đồ chơi không được chọn đồ sắc nhọn, không chọn vật nhỏ tròn để trẻ không thể nhét vào miệng, mũi, tai gây hóc, tắc dị vật khi chơi đồ chơi.
Cũng không nên cho trẻ chơi những đồ chơi để trẻ phải căng mắt ra để nhìn, vì sẽ gây ảnh hưởng đến thị giác của trẻ. Hay những đồ chơi có mùi vị không thích hợp cũng sẽ ảnh hưởng đến khứu giác của trẻ; Đồ chơi phát ra tiếng ồn lớn cũng làm ảnh hưởng thính giác trẻ.
Do đó, phải chọn lựa những đồ chơi an toàn, thích hợp, tốt đẹp đối với từng lứa tuổi của trẻ. Nếu đồ chơi không thỏa mãn được 3 tiêu chí mà tôi đã nói ở trên thì không thể coi đó là đồ chơi thích hợp đối với trẻ.
Theo www.giadinhmoi.vn
Hành trình tìm lại khuôn mặt của cô gái từng cố tự sát
Đưa các ngón tay lên mặt, Katie Stubblefield có thể cảm thấy rõ vết thương dù thị giác giảm sút.
Đó là trước khi Katie trở thành người trẻ nhất được ghép mặt ở Mỹ. Ca phẫu thuật diễn ra năm ngoái đã hồi phục cấu trúc và chức năng mặt của cô gái 21 tuổi bao gồm nhai, thở và nuốt - những gì cô mất sau ngày tự bắn súng vào đầu.
Katie trước kia (trái) và hiện tại. Ảnh: NG.
Chia sẻ với National Geographic, Katie cho biết vài năm trước, cô chịu đựng hàng loạt nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Vừa phẫu thuật hệ tiêu hóa xong, thiếu nữ bị người yêu phản bội. Cùng lúc, mẹ Katie là Alesia bị ép nghỉ công việc giảng dạy tại ngôi trường con gái đang học.
Ngày 25/3/2014, anh trai của Katie là Robert Stubblefield nghe thấy tiếng súng trong nhà. Chạy lên, Robert thấy em gái ngã ra sàn nhà tắm, cơ thể dính đầy máu.
Katie không nhớ gì về thời khắc định mệnh ấy. Ngay cả những sự kiện khác trong năm, cô cũng không lưu lại nhiều ấn tượng. Katie chỉ biết rằng mình được cấp cứu tại Oxford, Mississippi rồi đến Memphis, Tennessee, cuối cùng vào Bệnh viện Cleveland ở Ohio.
Một thời gian sau, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Cleveland trao đổi với gia đình Katie về phẫu thuật ghép mặt. Đó cũng là lần đầu tiên Alesia cùng chồng là Robb nghe đến thuật ngữ này.
"Một chuyên gia phẫu thuật chấn thương nhận xét vết thương của Katie là vết thương tệ nhất ông ấy từng thấy và đưa ra ý tưởng ghép mặt để cho con bé cuộc sống bình thường", Robb kể.
Cấy ghép mặt là kỹ thuật y học dùng để thay thế một vài phần hoặc toàn bộ khuôn mặt của một bệnh nhân từ các mô hiến tặng như da, xương, dây thần kinh và mạch máu từ người cho đã qua đời. Theo bác sĩ Bệnh viện Clevelad, ca phẫu thuật của Katie bao gồm cấy ghép da đầu, trán, mí mắt trên và dưới, hốc mắt, mũi, má trên, hàm trên và nửa hàm dưới, răng trên, răng dưới, một phần dây thần kinh, cơ và da.
Cùng hoàn cảnh với Katie, người Mỹ đầu tiên được ghép mặt là Connie Culp cũng là một phụ nữ từng bị súng bắn vào đầu. Cô trải qua 22 tiếng trên bàn mổ tại Bệnh viện Cleveland và có diện mạo mới vào năm 2009.
Năm 2010, ca cấy ghép toàn bộ mặt thành công đầu tiên trên thế giới diễn ra tại Bệnh viện Đại học Vall d'Hebron ở Barcelona (Tây Ban Nha). "Cả thế giới chỉ có 40 người ghép mặt và chúng tôi tin Katie là người thứ 39", Susan Goldberg, tổng biên tập tạp chí National Geographic cho biết.
Katie lên bìa tạp chí National Geographic với gương mặt biến dạng sau sự cố. Ảnh: NG.
Trước ca phẫu thuật của Katie, các chuyên gia tại Bệnh viện Cleveland sử dụng hình in 3D để tái tạo 90% hàm dưới cho cô dựa trên ảnh chụp CT người chị gái Katie là Olivia McCay.
Tháng 3/2016, Katie được đưa vào danh sách chờ đợi ghép mặt. Sau 14 tháng, đội ngũ y tế tìm thấy người hiến mặt là Adrea Schneider, một phụ nữ 31 tuổi đã mất vì sốc thuốc.
Để chuẩn bị phẫu thuật, Bệnh viện Cleveland tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng tâm lý của Katie. Được chứng nhận đủ điều kiện ghép mặt, ngày 4/5/2017, cô gái trẻ lên bàn mổ, bắt đầu ca phẫu thuật kéo dài 31 giờ với sự tham gia của 11 chuyên gia phẫu thuật cùng nhiều trợ lý khác. Ngày hôm sau, ca phẫu thuật kết thúc thành công.
Đầu của Katie được cố định sau 31 giờ phẫu thuật. Mắt cô cũng được dán băng dính để tránh tổn thương. Ảnh: NG.
"Giờ đây, tôi có thể chạm vào khuôn mặt của mình. Cảm giác thật tuyệt", Katie chia sẻ. Hiện nay cô vẫn chưa thể nói rõ hoàn toàn.
Ngày 1/8/2017, Katie xuất viện. Cô được bác sĩ cho uống thuốc ức chế miễn dịch để phòng tránh nguy cơ đào thải và sẽ dùng đến cuối đời. Bên cạnh đó, Katie tiếp tục trị liệu vật lý, tâm lý và học chữ Braille. "Tôi cố gắng mỗi ngày", cô gái trẻ tâm sự. "Cuộc sống thật quý báu và tươi đẹp".
Minh Nguyên
Theo Vnexpress
Khi bạn quên mùi cơ thể người thương: có thể đó là dấu hiệu của căn bệnh mất trí nhớ Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Canada thêm 1 lần nữa khẳng định mối liên hệ của chứng bệnh mất trí nhớ và mùi cơ thể. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, khứu giác là 1 trong những giác quan gắn chặt với trí nhớ hơn là thị giác, vị giác, xúc giác hay thính giác... Lý...