Dỡ cầu vượt, người đi bộ chật vật qua đường
Sau khi cầu vượt bộ hành ở nút giao thông trọng điểm ở Hà Nội bị tháo dỡ, nhiều người dân và sinh viên đại học phải mạo hiểm sang đường trong làn xe cộ như mắc cửi.
Để thi công nhà ga số 8 phục vụ dự án đường sắt đô thị tuyến Nhổn – ga Hà Nội, trạm trung chuyển Cầu Giấy và trong đó có cầu vượt bộ hành (trước cổng ĐH GTVT) phải di dời. Khu vực này hiện cấm phương tiện qua lại theo hướng Kim Mã, Cầu Giấy.
Điểm đi bộ tạm thời được mở ra cách cầu vượt bộ hành cũ 30 m. Hàng ngày người đi bộ phải băng qua làn đường có nhiều phương tiện lưu thông.
Nếu như trước kia các tuyến xe buýt kết nối với nhau tại trạm trung chuyển (cả chiều đi và về), rất thuận tiện cho hành khách thì từ trước Tết, các điểm đón được chia làm 2 khu vực (trước cổng trường ĐH GTVT và điểm cổng Công viên Thủ Lệ).
Việc phá dỡ cầu vượt để đẩy nhanh tiến độ thi công của công trình khiến hành khách vất vả mỗi khi qua đường. Ngay cả các tài xế ôtô cũng giật mình mỗi khi có người tạt đầu xe.
Video đang HOT
Chị Hải (quê Hải Phòng) mất 10 phút mới qua được đường để bắt xe buýt về nhà.
Nhiều người phải nắm tay nhau tìm cách băng qua dòng xe cộ.
Nữ sinh viên ĐH GTVT chạy nhanh qua đường khi xe chưa đến.
Khu vực này không có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ.
“Do lượng xe di chuyển vào các giờ cao điểm rất đông nên buộc chúng em phải cố luồn lách để tránh va chạm”, Thu một sinh viên trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho biết.
Mỗi ngày hàng nghìn sinh viên, người dân đang phải đi bộ mạo hiểm qua nút giao thông trọng điểm này. Trong khi đó, tuyến đường sắt đô thị qua đây còn nhiều năm nữa mới hoàn thành.
Theo Tri Thức
Khánh thành cầu vượt 3 tầng, biểu tượng của Đà Nẵng
Sau 16 tháng thi công liên tục, sáng 29/3, nút giao thông cầu vượt Ngã ba Huế đã chính thức được khánh thành và đưa vào sử dụng. Việc đưa vào sử dụng công trình này có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế xã hội không chỉ của TP Đà Nẵng mà còn của khu vực Miền TrungTây Nguyên.
Dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao thông ngã ba Huế được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương đầu tư theo hình thức Xây dựng - Chuyển Giao (Hợp đồng BT). Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư & Xây Dựng GTVT là đơn vị đã được hội đồng kiến trúc quy hoạch thành phố Đà Nẵng thống nhất lựa chọn phương án thiết kế để triển khai và lập dự án.
Phương án kiến trúc được phê duyệt của nút giao thông ngã ba Huế dựa trên văn hóa của người Chăm cổ xưa trên vùng đất Đà Nẵng. Ý tưởng kiến trúc tổng thể của nút giao ngã ba Huế gồm trụ tháp hình parabol và vòng xuyến tròn bao quanh, hình dáng cách điệu biểu tượng Linga và Yoni của thần Silva, tượng trưng cho sức sống và sức sáng tạo mãnh liệt.
Công trình chính thức được khởi công vào ngày 28/9/2013 và do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam làm chủ đầu tư với vốn đầu tư hơn 2.050tỷ đồng, thi công 491 cọc nhồi, 57 trụ/mố, 50 nhịp.
Các đại biểu tham dự lễ khánh thành.
Lễ khánh thành đúng vào ngày kỷ niệm 40 năm giải phóng TP Đà Nẵng (29/3/197529/3/2015). Đây là công trình được thực hiện trong thời gian thực tế kỷ lục chỉ với 16 tháng, đơn vị thi công vừa thi công, vừa giải toả mặt bằng, vừa đảm bảo an toàn đường sắt và tiến hành thực hiện dự án liên tục 24/24 giờ.
Cầu vượt có thiết kế 3 tầng, tầng mặt đất, tầng 1 (vòng xuyến) và tầng 2 ( dây văng). Tầng 1 gồm cầu vòng xuyến và cầu nhánh. Cầu vòng xuyến có bề rộng 15m với 3 làn xe đi được các hướng. Cầu nhánh có bề rộng 8m với 2 hướng lên xuống. Tầng 2 có bề rộng 17m, gồm 4 làn xe, cho phép các loại phương tiện đi qua lại từ đường Tôn Đức Thắng sang đường Điện Biên Phủ. Tầng mặt đất với 2 làn xe, gom rộng 7m.
Tại buổi lễ khánh thành, ông Huỳnh Đức ThơChủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng đánh giá: Đây là công trình được quyết định và triển khai các thủ tục đầu tư nhanh chóng nhất, công trình nút giao thông thắt nút lớn nhất, đẹp nhất, công trình suy tôn việc thi công trong mặt bằng phức tạp nhất, thực hiện trong thời gian nhanh nhất. Công trình là biểu tượng khao khát vươn lên của nhân dân Đà Nẵng, là biểu tượng của sự đồng thuận giữa nhân dân và chính quyền TP Đà Nẵng.
Theo ông Thơ, với việc hoàn thành việc xây dựng nút giao thông Ngã ba Huế sẽ chấm dứt tình trạng ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng về du lịch, thương mại ...của TP Đà Nẵng nói riêng, Miền Trung nói chung. Công trình như là món quà tri ân mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP Đà Nẵng gửi dến dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Miền Nam thông nhất đất nước.
Chiếc cầu vượt 3 tầng vừa được khánh thành.
Có mặt tại buổi lễ khánh thành cầu vượt Ngã ba Huế, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã đánh giá cao chủ đầu tư và các đơn vị đã hoàn thành tiến độ dự án, đảm bảo công trình được đưa vào sử dụng đúng dịp kỷ niệm 40 giải phóng TP Đà Nẵng; đánh giá rất cao lãnh đạo Đà Nẵng trong việc đi đầu triển khai thực hiện việc xã hội hoá, đưa các nguồn lực vào để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính điều đó đã giúp Đà Nẵng trở thành một thành phố với kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ hiện đại, trong đó có GTVT.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng mong muốn chính quyền TP Đà Nẵng sẽ có sự phối hợp hiệu quả để có thể thực hiện tốt nhưng dự án GTVT đang được triển khai trên địa bàn thành phố như dự án cao tốc Đà NẵngQuảng Ngãi, Tuý LoanLa Sơn, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng. Và tiến tới triển khai thực hiện những dự án lớn nâng cấp mở rộng cảng Đà Nẵng; di dời Ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm thành phố Đà Nẵng; mở rộng nâng cấp Cảng hàng không để kịp phục vụ APEC 2017 cũng như chuẩn bị cho dự án mở rộng hầm Hải Vân nâng lên công suất gấp đôi hiện nay. Trở thành điểm nhấn quan trọng với Đà Nẵng và cả Miền trung Tây Nguyên.
Nguyên Phi
Theo_VnMedia
Xem cầu vượt 3 tầng đầu tư hơn 2 nghìn tỷ hiện đại nhất Việt Nam Cầu vượt 3 tầng ngã ba Huế (Đà Nẵng) được đầu tư hơn 2 nghìn tỷ chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng trong niềm vui của hàng nghìn người dân phố biển. Sáng 29/3, đúng 40 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2015), Bộ GTVT, UBND TP Đà Nẵng đã làm lễ khánh thành cầu vượt...