Dỡ bỏ biểu tượng chỉ trích chế độ quân chủ Thái Lan
Tấm bảng hiệu của người biểu tình chỉ trích chế độ quân chủ đặt bên ngoài Cung điện Hoàng gia Thái ở Bangkok đã được dỡ bỏ.
Cảnh sát Thái Lan hôm nay tuyên bố tấm bảng hiệu do những người biểu tình chỉ trích chế độ quân chủ, gắn trên mặt phố gần Cung điện Hoàng gia Thái Lan ở thủ đô Bangkok, với nội dung chỉ trích chế độ quân chủ ở nước này, đã được dỡ bỏ hôm 20/9. Người đặt tấm biển có thể bị truy tố, theo cảnh sát.
“Tôi đã được báo cáo rằng tấm bảng hiệu đã biến mất, nhưng không biết mất thế nào và ai làm điều đó”, Phó cảnh sát trưởng Bangkok, Piya Tawichai, nói. “Cảnh sát đang hợp tác với Cơ quan quản lý đô thị Bangkok (BMA) và điều tra xem ai đã đặt tấm bảng và lấy đó làm bằng chứng để buộc tội nhóm biểu tình vì hành vi sai trái này”, ông Piya cho biết thêm.
Tấm bảng hiệu tròn được những người biểu tình gắn bên ngoài cung điện Hoàng gia ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm qua ở Thái Lan nổ ra từ giữa tháng 7, trong đó những người biểu tình đòi cải cách chế độ quân chủ và yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, một cựu lãnh đạo quân đội, từ chức, đòi ra hiến pháp mới và tổng tuyển cử.
Hàng nghìn người biểu tình đã tập trung ở Bangkok cuối tuần qua, sau đó xếp hàng để chụp ảnh bên cạnh tấm bảng hiệu có hình bàn tay chào bằng ba ngón, một biểu tượng được người biểu tình dùng.
Tấm bảng hiệu đã bị gỡ bỏ hôm 20/9. Ảnh: Reuters.
Chỉ trích chế độ quân chủ từng được xem là điều cấm kỵ do luật cấm phỉ báng hoàng gia ở Thái Lan. Người biểu tình Thái Lan hôm qua tiếp tục đổ xuống đường, yêu cầu cải cách chế độ quân chủ và thay đổi chính trị. Họ gửi thư tới Vua Vajiralongkorn với ba yêu cầu chính, gồm: Cải cách chế độ quân chủ, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cùng chính phủ của ông từ chức và soạn thảo một bản hiến pháp mới, dân chủ hơn, thay thế bản hiến pháp hiện tại.
Hoàng gia chưa đưa ra bình luận và nhà vua hiện không có mặt tại Thái Lan. Thủ tướng Prayuth, người nắm quyền lãnh đạo Thái Lan từ năm 2014, đã cảm ơn cả người biểu tình và cảnh sát vì có hành động ôn hòa. Ông đồng thời kêu gọi người dân Thái Lan chung sức vượt qua những thách thức mà đất nước đang phải đối mặt, bao gồm đại dịch Covid-19.
Thái Lan đã trải qua một loạt cuộc biểu tình bạo lực và đảo chính, với hơn 10 lần quân đội can thiệp, kể từ khi chế độ phong kiến chuyên chế chấm dứt năm 1932. Thủ tướng Prayuth tuyên bố chính phủ cho phép biểu tình nhưng yêu cầu cải cách chế độ quân chủ là không chấp nhận được.
Người biểu tình Thái Lan gửi thư tới nhà vua 20.000 người Thái Lan biểu tình Hàng nghìn thanh niên Thái Lan tính biểu tình vào cuối tuần Lo ngại tăng cao ở Thái Lan trước động thái của quân đội
Nghìn người mít tinh ủng hộ hoàng gia Thái Lan
Khoảng 1.200 người hôm nay tổ chức mít tinh ủng hộ hoàng gia Thái Lan sau khi nhiều cuộc biểu tình nổ ra ở nước này yêu cầu cải cách thể chế.
Vẫy quốc kỳ và cầm theo ảnh của Vua Maha Vajiralongkorn, đám đông thuộc một nhóm được gọi là "Thai Pakdee", chủ yếu gồm người cao tuổi, kêu gọi bảo vệ chế độ quân chủ và đất nước.
Tập hợp tại một sân vận động trong nhà ở thủ đô Bangkok, một số người đeo bằng đô ghi dòng chữ "Chúng tôi Yêu Đức vua", số khác cầm các biểu ngữ với những thông điệp như "Cứu lấy Quốc gia", "Đừng bắt nạt những người trung thành" hay "Muốn lật đổ thể chế, hãy bước qua xác tôi".
Thành viên nhóm "Thai Pakdee" tham gia cuộc mít tinh ủng hộ hoàng gia ngày 30/8 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters.
"Quan điểm của nhóm chúng tôi là bảo vệ chế độ quân chủ với kiến thức và sự thật", chính trị gia cánh hữu nổi tiếng Warong Dechgitvigrom, người ra mắt nhóm "Thai Pakdee" hồi đầu tháng, nói. "Chúng tôi cam đoan rằng xung đột của đất nước bắt nguồn từ các chính trị gia. Thể chế quân chủ không liên quan đến việc điều hành đất nước mà là chỗ dựa tinh thần kết nối mọi người với nhau".
"Tôi muốn những người thuộc thế hệ mới tôn trọng đất nước, tôn giáo và hoàng gia nhiều nhất có thể bởi thiếu đi một trong những yếu tố đó, đất nước sẽ không thể tồn tại", Somporn Sooklert, 63 tuổi, người tham gia mít tinh, nhấn mạnh.
Buổi mít tinh diễn ra trong bối cảnh Thái Lan suốt một tháng qua náo loạn vì các cuộc biểu tình do sinh viên dẫn đầu, kêu gọi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, xây dựng hiến pháp mới và tổ chức một cuộc bầu cử mới. Một số cuộc biểu tình thu hút tới hơn 10.000 người tham gia.
Nhiều người biểu tình còn kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, vốn là một chủ đề cấm kỵ. Thái Lan ban hành luật khi quân, cấm xúc phạm hoặc nói xấu nhà vua, hoàng gia và người vi phạm có thể bị phạt tù tới 15 năm
Hơn 51.000 ca nhiễm nCoV ở Đông Nam Á Đông Nam Á ghi nhận thêm 1.352 ca nhiễm nCoV, nâng số người nhiễm toàn khu vực lên 51.271, trong đó 1.694 người tử vong. Singapore, vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, hôm nay ghi nhận thêm 632 ca nhiễm, nâng tổng số trường hợp tại nước này lên 19.410. Những ca nhiễm mới bao gồm 9 công dân Singapore và thường...