Dỡ bỏ barie cách ly toàn bộ tòa nhà 34T, Cầu Giấy ,Hà Nội
Tối 29/3, lực lượng chức năng phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy đã tháo bỏ hàng rào barie tại tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy.
Tối 29/3, trả lời phóng viên VOV.VN, ông Lai Mạnh Tiến – Chủ tịch UBND phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: “Chiều ngày 29/3, sau khi phun khử khuẩn toàn bộ toàn nhà 34T, đến tối cùng ngày các lực lượng chức năng đã tiến hành tháo dỡ barie, chốt ngăn chặn cách ly tại khu vực tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy”.
Lực lượng chức năng phong tỏa cả toàn vào sáng 29/3.
Theo ông Tiến, việc dựng hàng rào, lập chốt cách ly, giám sát chặt chẽ hoạt động của tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy do có trường hợp dương tính với Covid-19, là để khử khuẩn, lập danh sách người tiếp xúc với bệnh nhân 183…
“Sau khi khử khuẩn, hoàn thành lập danh sách người tiếp xúc, các lực lượng chức năng đã tiến hành tháo dỡ hệ thống rào chắn trong khu vực. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến cáo những cư dân thuộc tòa nhà này nên cách ly tại nhà và hạn chế đi lại ra bên ngoài. Đặc biệt những cư dân tại tầng 26 nơi có bệnh nhân dương tính, chúng tôi đã thông báo tự cách ly tại nhà và cần nhu cầu gì thì sẽ có một đội thuộc ban quản trị tòa nhà giúp đỡ “, ông Tiến cho biết thêm.
Theo người dân trong tòa nhà, hiện tại mặc dù đã dỡ bỏ cách ly nhưng cư dân trong khu nhà khá hoang mang, đi lại rất hạn chế. Lực lượng chức năng khuyến cáo nên hạn chế đi lại, tầng 25, 26, 27 đặc biệt được quan tâm hơn khi yêu cầu cách ly tại căn hộ.
Lực lượng chức năng lập chốt bảo vệ khu vực cách ly.
Như đã đưa tin trước đó, trong sáng 29/3, các lực lượng chức năng quận Cầu Giấy đã dựng rào chắn, bố trí lực lượng để cách ly tòa nhà 34T trên đường Hoàng Đạo Thúy ( phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Video đang HOT
Trong quá trình rào chắn, mọi hoạt động ra vào tòa nhà đều được giám sát chặt chẽ. Lực lượng chức năng tiếp tục đưa 2 người tiếp xúc F1, F2 với ca bệnh 183 (BN183) là bệnh nhân nữ, 43 tuổi, phóng viên sống tại tầng 26 của tòa nhà 34T. Phóng viên này đã có tiếp xúc gần (phỏng vấn) với bệnh nhân số 148 ngày 12/3/2020 và đã đi cách ly theo quy định.
Chiều 29/3, lực lượng chức năng xuống phu khử trùng toàn bộ tòa nhà.
Cũng trong chiều cùng ngày, quận Cầu Giấy đã huy động hàng chục cán bộ xuống hiện trường để tiến hành phun khử trùng toàn bộ tòa nhà và đặc biệt tại tầng 26 nơi bệnh nhân sinh sống./.
Văn Ngân
Sợ dịch Covid-19, dân văn phòng chọn giải pháp ăn uống an toàn
Lo sợ bị lây nhiễm khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thay vì ra ngoài ăn cơm trưa, dân văn phòng chọn giải pháp gọi đồ ăn online hoặc tự nấu đồ ăn mang đi làm.
Chị Nguyễn Thị Hằng (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) hiện đang làm việc ở Duy Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trước đây nhân viên trong văn phòng chị hay ra ngoài ăn trưa, dịp lễ Tết, sinh nhật là lại tụ tập nhưng nay mọi người không ai ra ngoài.
"Đa phần mọi người ăn tại văn phòng, phụ nữ thường nấu cơm rồi mang đi, còn đàn ông trong công ty thì gọi đồ ăn ở ngoài tới văn phòng. Ăn uống tại văn phòng có hơi bất tiện, gây mất vệ sinh, hoặc mùi văn phòng nhưng như vậy đảm bảo an toàn cho sức khỏe", chị Hằng chia sẻ.
Cũng theo quan sát của chị Hằng, một số quán ăn tại khu vực Duy Tân đã đóng cửa, số khác thì hoạt động nhưng rất ít khách. Trước đây, dọc phố Duy Tân có đến hàng trăm quán ăn, cà phê... nhưng lúc nào các quán cũng đông nghịt người ăn uống.
Chị Nguyễn Minh Trang cùng đồng nghiệp tự chuẩn bị cơm mang đi ăn trưa. Ảnh: Minh Trang
Giống chị Hằng, chị Đinh Tuyết Lan, làm việc tại đường Dương Đình Nghệ (Cầu Giấy) cho hay, kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Hà Nội, chị cùng đồng nghiệp không ra ngoài ăn trưa hay la cà cà phê. 100% đồng nghiệp của chị và nhân viên trong tòa nhà đều ăn ở văn phòng.
"Bọn mình thường gọi đồ ăn trên ứng dụng của Shopee, đồ ăn không đắt hơn nhưng ít hơn vì khá nhiều quán trong tình trạng tạm nghỉ. Cả tuần nay quanh đi quẩn lại chỉ ăn mỗi cơm, chè, bún là hết. Đồ không ngon cũng phải cố gắng ăn cho xong bữa", chị Lan kể.
Để đảm bảo an toàn, nhiều nhân viên văn phòng ngồi ăn ngay tại bàn làm việc, không tụ tập. Ảnh: M.T
Một số chị em khác không gọi đồ ăn sẵn thì tự làm mang đi, nhưng việc mang cơm đi cũng khá mệt vì phải chuẩn bị đồ ăn từ rất sớm, đấy là chưa kể trời nắng nóng, đồ ăn bị nguội. Mặc dù có chút bất tiện nhưng nhiều người cho rằng vấn đề quan trong nhất lúc này chính là an toàn.
Trong khi khá nhiều chị em cẩn thận, lo lắng về dịch bệnh Covid-19, cánh đàn ông văn phòng cho biết họ vẫn chọn ăn ngoài vì không tiện mang cơm nhà. Thêm vào đó, ăn ở văn phòng vừa ngột ngạt, vừa bất tiện.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, nhân viên văn phòng của công ty truyền thông trên đường Dương Đình Nghệ cho biết: "Đâu đâu cũng giới hạn tụ tập, vui chơi, giờ có mỗi bữa cơm trưa, nếu lại mỗi người một góc ăn trưa tại văn phòng nữa thì quá chán nên anh em chúng tôi rủ nhau ra ngoài làm vài cốc bia hoặc vài cốc trà đá".
Dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, lượng người đặt hàng ăn cũng giảm nhiều do kinh tế khó khăn. Các shipper chờ đợi trong cảnh người vận chuyển thì nhiều mà đơn hàng không có. Ảnh: M.N
Anh Nguyễn Văn Hùng - một lái xe Grab kiêm nhân viên giao hàng ăn cho biết, từ nhiều tuần nay, số lượng người đi xe ít hơn hẳn. Số lượng đơn giao hàng ăn nhanh cũng giảm do tâm lí lo ngại dịch bệnh. Hầu như các khách hàng chuyển sang việc mang cơm tự nấu, trong trường hợp bất đắc dĩ mới gọi đồ ăn nhanh.
Nhiều shipper đứng đợi cả ngày mà chỉ chạy được 1-2 cuốc giao hàng. Số lượng đơn hàng giảm quá nửa so với trước lúc có dịch Covid-19. Ảnh: M.N
"Số lượng người dùng ứng dụng xe ôm giảm đi hơn nửa, số lượng khách đặt đồ ăn cũng giảm đi nhiều, do quán đóng cửa, dân văn phòng ít gọi đồ ăn. Nhìn chung mọi công việc đều khó khăn và ảm đạm", anh Hùng chia sẻ.
Những người âm thầm tiếp sức bác sĩ chống dịch Những ly cà phê nóng, bánh mì dinh dưỡng cao được người dân gửi tặng các y bác sĩ chống Covid-19 kèm thông điệp: Hãy chiến đấu kiên cường để về nhà khỏe mạnh. Từ ngày 6/3, Hà Nột xuất hiện ca dương tính với nCoV đầu tiên. Sau hơn nửa tháng, con số này đã lên 44 người. Nhiều hàng quán trong...