Do ảnh hưởng của Covid-19, tăng trưởng tín dụng quý III đạt mức thấp
Do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm cuối tháng 9 năm 2020 đạt mức thấp 5,12%. Ngược lại, hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng khá, tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán cũng tăng so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2020 của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm 22/9/2020 đạt mức thấp 5,12%. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất điều hành nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng khá, đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm. Tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán cho nền kinh tế 9 tháng năm 2020 tăng 1,43% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, tính đến thời điểm 22/9/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 7,74% so với cuối năm 2019 (cùng thời điểm năm 2019 tăng 8,41%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 7,7% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 8,79%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 5,12% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 8,51%).
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 9 tháng năm 2020 ước tính tăng 14% so với cùng kỳ năm trước (quý III/2020 tăng 12%), trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 17%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 7%.
Trong tháng 9, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có tín hiệu phục hồi nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19 và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từng bước trở lại trạng thái bình thường.
Tính chung 9 tháng, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán ước tính đạt 228,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,43% so với cùng kỳ năm trước.
Trên thị trường cổ phiếu, tính đến sáng ngày 24/9/2020, chỉ số VNIndex đạt 912,5 điểm, tăng 3,5% so với cuối tháng trước và giảm 5% so với cuối năm 2019; mức vốn hóa thị trường tính đến ngày 18/9/2020 đạt 4.263 nghìn tỷ đồng, giảm 2,8% so với cuối năm 2019; giá trị giao dịch bình quân 9 tháng trên thị trường đạt 5.835 tỷ đồng/phiên, tăng 25,3% so với bình quân năm 2019.
Trên thị trường trái phiếu, hiện có 496 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.272 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với cuối năm 2019.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân từ đầu năm đến nay đạt 170.348 hợp đồng/phiên, tăng 92% so với bình quân năm trước.
Bán đồng hồ "6 tháng dịch bằng cả năm", Thế Giới Di Động tham vọng tăng gấp 5 lần doanh số
6 tháng đầu năm kinh doanh trong bối cảnh giãn cách xã hội, Thế Giới Di Động vẫn "chốt sale" tới 423.000 chiếc đồng hồ, vượt doanh số cả năm trước cộng lại.
Bán đồng hồ '6 tháng mùa dịch bằng cả năm'
Mùa dịch covid-19 là thời điểm khó khăn của tất cả các ngành hàng không thiết yếu, song đồng hồ lại cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác ở Thế Giới Di Động. Nhà bán lẻ bắt đầu công bố "bán những sản phẩm chưa từng bán" và thử nghiệm mô hình kinh doanh đồng hồ "shop-in-shop" (cửa hàng đồng hồ bên trong cửa hàng bán điện thoại) từ tháng 3/2019.
Đến cuối năm 2019, chuỗi bán ra hơn 400.000 sản phẩm và thu về lợi nhuận gần 800 tỷ đồng. Nửa đầu năm nay, trái ngược với dự đoán suy giảm của thị trường, Thế Giới Di Động đã lội ngược dòng với doanh số vượt cả năm trước cộng lại. Doanh thu đạt gần 650 tỷ đồng, tăng trưởng ngoạn mục gấp 350% cùng kỳ năm ngoái.
Mảng đồng hồ của Thế Giới Di Động tăng trưởng ngoạn mục bất chấp dịch bệnh
Tham vọng tăng gấp 5 doanh số đến cuối năm
"Thừa thắng xông lên" với gần nửa triệu chiếc đồng hồ bán ra, Thế Giới Di Động đặt tham vọng tăng trưởng ngoạn mục gấp 5 lần đến cuối năm. Mục tiêu của chuỗi là chinh phục cột mốc 2 triệu sản phẩm, đưa mảng bán đồng hồ trở thành một trong những động lực tăng trưởng mới cho chuỗi di động và điện máy.
Để đạt được điều này, CEO Thế Giới Di Động Đoàn Văn Hiểu Em cho biết sẽ dồn lực mở thêm các cửa hàng mới. Năm ngoái, chuỗi ghi dấu ấn với tốc độ mở shop nhanh chóng, đỉnh điểm có tháng gấp rút tăng đến 49 cửa hàng quy mô lớn, vị trí đẹp. Dự kiến cuối tháng 6 này, doanh nghiệp sẽ hoàn thiện 500 shop đồng hồ, trở thành nhà bán lẻ có số cửa hàng đồng hồ nhiều nhất sau 15 tháng gia nhập thị trường. Đặc biệt, tăng trưởng quy mô vẫn còn nhiều dư địa, bởi chuỗi sẵn có 2.000 cửa hàng để đưa đồng hồ lên kệ ngay tức thời.
Thế Giới Di Động chủ yếu bán đồng hồ giá dưới 6 triệu đồng.
Thế Giới Di Động hiện sở hữu danh mục "khủng" hơn 4.000 mẫu đồng hồ đến từ 40 thương hiệu, trong đó có cả những thương hiệu độc quyền chỉ Thế Giới Di Động mới có và những nhãn hiệu riêng của nhà bán lẻ.
Đại diện chuỗi cho biết sẽ không ngừng đa dạng sản phẩm và đàm phán với các nhà cung cấp thân thiết nhằm mang đến mức giá tốt nhất cho người dùng. Công ty tập trung phục vụ nhóm khách hàng phổ thông và trung cấp với giá sản phẩm dao động từ 500.000 đồng đến 6 triệu đồng. Mục tiêu là đưa đến tay khách hàng sản phẩm đồng hồ chính hãng với giá thực nhất. Đơn cử, chiếc đồng hồ thời thượng đắt nhất của Citizen, sau khi lên kệ giảm chỉ còn 10,1 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với giá thị trường.
Hậu covid-19, Thế Giới Di Động còn tiếp tục triển khai nhiều chương trình ưu đãi "sốc" nửa cuối năm. Đại diện chuỗi kỳ vọng, người tiêu dùng sẽ có được trải nghiệm hoàn hảo khi mua đồng hồ chính hãng, giá tốt, ưu đãi hời, bảo hành trọn gói... và mang theo 2 triệu chiếc đồng hồ ra khỏi cửa hàng.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/6 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/6 của các công ty chứng khoán. HT1 có sự tiếp xúc tốt nhất đối với việc thị trường xi măng phục hồi CTCK Bảo Việt (BVSC) Giả định rằng CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm...