Đồ ăn nhanh: Ngon miệng hại thân!
Theo phát hiện của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA), khoai tây chiên, bánh mì nướng và một số thức ăn chế biến sẵn có chất acrylamide gây hại cho sức khỏe. Tại Việt Nam, mặc dù Cục An toàn thực phẩm đã công bố các mẫu khoai tây, snack được kiểm tra có kết quả an toàn, nhưng nguy cơ này có thể xảy ra ngay tại gia đình.
Những liên kết có hại
Các loại chất đạm, đường, béo khi được nấu ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra những chất gây hại cho sức khỏe. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoa – Hội Dinh dưỡng – thực phẩm TP.HCM, khi chế biến trên 200 độ C thì chất đạm trong thịt và chất đường sẽ xảy ra phản ứng maillard hay còn gọi là phản ứng tạo mùi thơm. Phản ứng này làm mất lysin trong thực phẩm. Đây là axít amin góp phần trong quá trình phát triển cơ thể, giúp bé ăn ngon. Thiếu lysin, bé chậm lớn, ăn không ngon miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhóm người ăn nhiều thịt nướng, món chiên có nguy cơ cao bị ung thư vòm họng, đại tràng.
Chất béo khi nấu ở nhiệt độ cao trong khoảng 10-15 phút sẽ có khuynh hướng bị oxy hóa, tạo ra các gốc tự do, trong đó có acrylamide. Các gốc này khi vào cơ thể sẽ trở thành tác nhân làm tổn thương tế bào, gây ra sự lão hóa và bệnh tật, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh dục nam, hệ thần kinh, thai nhi và trẻ sơ sinh.
Do vậy, những món chiên nhiệt độ cao như: khoai tây chiên, khoai môn chiên, cánh gà chiên… đều vô tình “kính biếu” cho cơ thể các tác nhân gây bệnh. Chế biến bằng cách nướng trên than cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ. Các món hấp dẫn như sườn ướp mật ong nướng, các loại hải sản nướng mỡ hành… có phần thịt vàng ruộm chắc chắn có mặt của carbuahydro vòng có mùi thơm, là một trong những tác nhân gây ung thư và nhiều bệnh khác.
Bột không bị biến đổi khi chế biến như dầu, đạm, nhưng mang “trọng tội” vì “bắc cầu” cho các tác nhân gây bệnh vào cơ thể nhiều hơn. Cụ thể, bột xù, bột chiên giòn… thường làm lớp áo bên ngoài thực phẩm nên thấm hút nhiều dầu. Các món tôm tẩm bột chiên như cánh gà tẩm bột chiên xù, khoai lang nhúng bột chiên giòn, khoai môn, khoai mỡ chiên… đều “cõng” rất nhiều dầu, dễ trở thành yếu tố gây bệnh.
Ăn sao cho khỏe?
Để chế biến các món chả giò, bánh tôm, đùi gà bọc bột chiên giòn, chuối chiên, bánh cay chiên… phải sử dụng nhiều dầu. Do thói quen tiết kiệm, một số gia đình thường có một hũ đựng dầu mỡ sau khi chiên để sử dụng lại. Các bà nội trợ còn chỉ nhau mẹo vặt làm trong dầu mỡ bằng cách bỏ khoai tây vào chiên. Thế là toàn bộ chất có hại nằm gọn trong các lát khoai tây chiên! Để giữ sức khỏe cho bé và cho gia đình, không nên chiên quá lâu và dầu mỡ chỉ dùng chiên một lần.
Không nên nướng trực tiếp trên ngọn lửa, không nên để cháy khét vì thực phẩm đã bị thay đổi cấu trúc có thể chứa chất gây bệnh. Cách tốt nhất là nhóm than, để than cháy đến khi có một lớp muội trắng bao quanh than rồi mới nướng.
Video đang HOT
Bác sĩ Đào Thị Yến Phi – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM hướng dẫn: “Hạn chế các món chiên ngập dầu. Cần ăn vừa phải, điều độ. Ăn nhiều một món sẽ có hại cho cơ thể. Ví dụ, dân Eskimo ăn nhiều cá, tốt cho sức khỏe, không bị rối loạn mỡ máu, nhưng lại dễ bị đột quỵ do mạch máu mỏng. Trong khi đó người dùng quá nhiều thịt lại bị rối loạn mỡ máu, đột quỵ do xơ cứng mạch máu”.
Theo Phương Nam
Phunuonline
Món ăn cho bé đi chơi xa
Khi cho trẻ đi du lịch cùng gia đình, bên cạnh việc sắp xếp hành lý, điều mẹ bận tâm còn là trẻ sẽ ăn gì khi đói. Sandwich, hambuger, cơm nắm, bánh mì nướng... là những món đơn giản, tiện lợi mà mẹ có thể dễ dàng chuẩn bị trước chuyến đi và cho vào hộp mang theo.
Trẻ nhỏ đi chơi thường ham vui quên ăn, vì vậy khi chuẩn bị món cho trẻ, mẹ nên làm những món nhỏ gọn để trẻ có thể tự cầm ăn, như sandwich, cơm nắm, pizza... Tuy đơn giản nhưng những món này cũng cần đủ dinh dưỡng để trẻ không thiếu chất, ngoài ra còn phải ngon thì trẻ mới thích ăn.
Pizza
Hầu như không trẻ nhỏ nào lại có thể từ chối món ăn hấp dẫn này. Pizza vừa ngon vừa có thể dùng như món chính thay cơm, với đầy đủ chất đạm, bột đường, chất béo và rau củ.
Pizza có 2 phần là đế và nhân phủ mặt. Cho 1 đế mỏng loại trung, bạn cần 180g bột mì đa dụng, 1/2 muỗng cà phê men nở, 1/2 muỗng canh dầu ăn, 150ml nước và một ít muối, đường.
Hòa men với ít nước ấm, trộn bột với nước, muối, đường, dầu ăn sau đó cho men vào trộn đều), lấy bột ra mặt phẳng sạch nhồi đến khi thấy bột không dính tay là được (nếu có máy làm pizza thì chỉ việc cho vào máy trộn). Dùng nilon đậy thực phẩm hoặc khăn ẩm ủ bột khoảng 2 giờ cho bột nở gấp đôi, lấy ra cán mỏng rồi phủ nhân lên.
Pizza- món ăn yêu thích của nhiều trẻ nhỏ
Nhân pizza rất đa dạng, tùy thích có thể cho xúc xích, thịt xông khói, hải sản, cá ngừ hộp, jambon, rau củ (bắp, cà rốt, đậu Hà Lan, ớt chuông, cà chua, hành tây, quả ô-liu...), xốt cà chua, phô-mai bào. Phủ đều nhân lên đế pizza (phô-mai cho 1/2) sau đó cho vào lò nướng từ 15-20 phút ở nhiệt độ khoảng 220 độ C. Lấy bánh ra, rắc tiếp 1/2 phô-mai còn lại lên, nướng thêm 5 phút là được. Cho pizza vào hộp, khi nào ăn thì cắt thành miếng để bé tự cầm.
Sandwich/hambuger
Là bữa sáng yêu thích của nhiều người, sandwich rất tiện dụng để mang theo trong những chuyến du lịch, dã ngoại. Nếu làm sandwich cho trẻ, bạn có thể bỏ phần rìa bánh, cắt hoặc dùng khuôn hình hoa, hình thú ấn lên để tạo hình sinh động.
Cũng như pizza, nhân sandwich có rất nhiều lựa chọn, thường là một lớp pate, bơ sau đó tùy thích trải lên thịt xông khói, jambon, cá hộp, phô-mai, xúc xích, trứng chiên, thịt nguội, thêm rau củ vào (cà chua, dưa leo, xà lách...), rắc ít muối, tiêu hoặc xốt mayonnaise, xốt cà chua rồi kẹp miếng sandwich còn lại lên.
Bên cạnh sandwich, hamburger cũng là món trẻ rất thích ăn. Ngoài nhân thịt nguội, có thể làm hamburger nhân thịt xay, dùng thịt bò (hoặc thịt heo) xay, trộn đều với trứng gà, gừng, hành băm, muối, đường, tiêu, thêm chút giò sống để tạo độ kết dính. Nhồi đều hỗn hợp sau đó vo thành từng viên, ấn dẹp, đem chiên hoặc cho vào lò nướng chín. Xẻ bánh hamburger ra, phết bơ hoặc xốt mayonnaise lên, cho nhân vào, thêm cà chua, dưa leo, xà lách.
Chỉ cần vài phút mẹ đã có món Sandwich cho các bé
Cơm nắm/cơm cuộn
Cơn nắm kiểu Việt hay onigiri kiểu Nhật đều thuận tiện để cho vào hộp mang đi. Cơm nắm Việt chỉ dùng cơm trắng, gạo nấu dẻo sau đó khi còn nóng cho vào bao vải (hoặc miếng vải trắng sạch, túm bốn góc lại), dùng tay đè xuống, nhồi đều các mặt. Đến khi cơm dính chặt lại thì cuốn cơm thành hình tròn, vuông, dài tùy thích, lấy ra khỏi bao vải. Nếu có lá chuối thì cho cơm vào lá chuối, không thì cho vào hộp, khi ăn xắt ra, dùng với muối mè, thịt chấy, chà bông...
Onigiri Nhật cũng dùng gạo dẻo nấu cơm sau đó chia thành nhiều nắm nhỏ, cho nhân vào, nắm thành hình tam giác hoặc tròn, bầu dục. Nhân trong onigiri rất đa dạng, có thể là rau củ muối, cá hồi khô, hải sản, tôm, cua, ruốc, thịt nguội... Sau khi nắm, lăn cơm qua mè rang hoặc bọc lại bằng miếng rong biển.
Cơm cuộn không chỉ dễ làm mà còn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
Ngoài cơm nắm, có thể làm cơm cuộn rong biển (kimbap) cho bé khi đi chơi xa. Nấu gạo dẻo thành cơm, trộn với ít muối và dầu mè sau đó trải đều ra miếng rong biển, cho nhân vào (củ cải vàng muối, dưa leo, cà rốt, xúc xích, thanh cua, chà bông...) cuộn chặt lại, khi ăn xắt miếng, rắc mè rang lên.
Bánh mì nướng bơ
Món này bé sẽ rất thích, lại rất dễ làm. Chỉ cần cắt lát bánh mì, cho bơ vào lò vi sóng quay trong 30-40 giây sau đó phết lên bánh, đặt vào lò nướng khoảng 8 phút ở 160-180 độ C. Khi bánh vàng thơm, lấy ra rắc đường lên (hoặc có thể rắc đường luôn khi phết bơ), đợi bánh nguội cho vào hộp, có thể để được 5-7 ngày.
Nếu bé dùng được tỏi thì sau khi làm nóng bơ, trộn tỏi giã nhuyễn với bơ, muối và rau mùi xắt thật nhuyễn rồi phết lên từng lát bánh mì, đem nướng vàng giòn. Khi bánh chín có thể rắc thêm ít phô-mai bào sợi lên, cho vào lò nướng thêm 2-3 phút.
Bánh mì nướng bơ thích hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn
Theo PNO
[Chế biến] - Bánh mì nướng Nếu không ăn hết, bạn có thể nướng lại bánh mì với phô mai cực đơn giản mà thơm ngon bất ngờ nhé! Nguyên liệu: - 1 cái bánh mì tròn - 400g phô mai cheddar, thái lát nhỏ (Đây là một loại pho mát cứng, có màu vàng nhạt ngà trắng, có nguồn gốc từ làng Cheddar, Somerset, là loại cheese phổ...