Đồ án cuối kỳ của sinh viên thời trang khiến dân mạng trầm trồ: Đến các nhà thiết kế lớn cũng phải ngậm ngùi nể phục
Đồ án cuối kỳ của những sinh viên ngành thiết kế thời trang đã cho thấy sự sáng tạo là không có giới hạn!
Với mỗi sinh viên thuộc khối ngành thiết kế, mỹ thuật hay kiến trúc, thời gian thực hiện đồ án cuối kỳ luôn là những giây phút khó quên, vì đằng sau những tháng ngày thức trắng đêm, ăn uống thất thường và làm việc đến mệt nhoài lại là những thành phẩm khiến họ tự hào và sẽ nhớ mãi sau khi bước chân ra khỏi cánh cửa đại học.
Mới đây, sinh viên ngành Thiết kế thời trang thuộc khoa Mỹ thuật công nghiệp, trường Đại học Văn Lang cũng vừa hoàn thành xong những đồ án thiết kế phụ trang của mình. Để nhìn lại thành quả học tập, lao động và sáng tạo của mình, thầy cô cùng các sinh viên đã tổ chức một fashion show nho nhỏ và thu hút nhiều sự chú ý. Đặc biệt, những tác phẩm mà các sinh viên mang đến khiến ai nấy cũng đều ngỡ ngàng và thán phục vì những ý tưởng vô cùng táo bạo cùng chất lượng không thua kém gì những trang phục được biểu diễn trong các sự kiện thời trang lớn.
Tác phẩm Innervisions của sinh viên Nguyễn Quỳnh Anh được lay y tuong tu benh đuc thuy tinh the voi 8 loai đuc thuy tinh the đac trung.
Sinh viên Thanh Nhàn với sáng tạo của mình mang tên “SAVE THEM BEFORE ITS TOO LATE” cùng thông điệp kêu gọi sự quan tâm của con người đến động vật chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thay đổi khí hậu trên trái đất.
Được biết, người phụ trách bộ môn này và trực tiếp hướng dẫn sinh viên thực hiện đồ án là nhà thiết kế tài năng Ngô Mạnh Đông Đông, người đứng đằng sau những bộ trang phục dân tộc hút mắt của những người đẹp Việt Nam trong các cuộc thi nhan sắc quốc tê. Anh chia sẻ, Đồ Án Phụ Trang là một môn học giúp các sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của phụ trang vì trong thời trang không chỉ có quần áo, mà còn có phụ trang, nghệ thuật sắp đặt, món ăn, phong cách con người,…
Với đề bài lần này là “DISEASE AND PROTECTION” tức là “Đại dịch và sự sinh tồn”, những nhà thiết kế tương lai đã thỏa sức sáng tạo và lồng ghép những chi tiết tưởng chừng như chẳng có gì liên quan đến thời trang vào chính sản phẩm của mình. Những hiện tượng khoa học, hiện tượng thiên nhiên hay những yếu tố mang tính tâm linh, truyền thuyết được những sinh viên trường Đại học Văn Lang thời trang hóa một cách khéo léo và vô cùng ấn tượng.
Lấy ý tưởng từ đại dịch đang hoành hành toàn cầu Covid-19, nam sinh Tạ Đức Tuấn Kiệt muốn mang đen tinh than chien đau dịch bệnh quái ác này thông qua ngon ngu thoi trang. Su gai goc cua chiec long kim loai tron nhot tron nhung tinh the phan tu Corona virus, tuong trung cho ca qua đia cau nay cung chung tay chong dich – STOP COVID-19!
Lay cam hung từ nhung nan nhan chat đoc mau da cam, hau qua tan đoc cua chien tranh đe lai, sinh viên Trần Công Minh đã su dung chat lieu chinh la bong gon, đat set va nhua để thông qua thời trang, giới mộ điệu hình dung rõ nét về những hậu quả mà loại chất độc này gây ra cho con người.
Bạn Nguyễn Thảo Vy lại mang đến tác phẩm gọi nhớ ve đep xanh tuoi cua rung núi, nhung quan sát kỹ sẽ thấy khu rung đang xảy ra hỏa hoạn, một trong những thiên tai gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khỏe của con người, động vật,…
Lay cam hung tu su đot bien gen do cac khi đoc thải ra sau những cuộc chien tranh tàn kho, Nguyễn Vũ Thuần đã hoàn thành xuất sắc bài thi của mình.
Đang Tran Tri là chủ nhân của tác phẩm I was abandoned . Lay y tuong từ những câu chuyện tâm linh về búp bê kumathong của Thái Lan, chàng trai này đã lồng ghép thông điệp bao ve nhung đua tre so sinh vo toi, chống lại nạn phá thai.
“The Earth does not belong to us, we belong to the Earth – Nguoi tien phong la nguoi hanh đong tao nguon cam hung cho cong đong, mot hanh đong nho nhung mang lai ket qua lon. Moi ca nhan se la mot chien binh nhung neu khong nhanh chan thi se chang con co hoi đe thay đoi,” đó chính là phần thông điệp mà sinh viên Nguyễn Hùng Bảo muốn truyền tải thông qua bài thi của mình.
Một số bài dự thi ấn tượng khác của các sinh viên đã thực hiện
Thời trang luôn có tiếng nói riêng của nó trong cuộc sống, do đó những nhà thiết kế luôn muốn mang đến nhiều hơn những giá trị mang tính thẩm mỹ thông thường, đó là những tuyên ngôn, những thông điệp hay tiếng nói của ngành này lên những vấn đề xảy ra hằng ngày trên thế giới. Có thể thấy, thời trang không bao giờ đứng ngoài cuộc trước những mối lo ngại chung của con người, điều đó đã được thể hiện một cách mạnh mẽ qua những đồ án siêu chất lượng của sinh viên Mỹ thuật công nghiệp, trường Đại học Văn Lang. Có lẽ đây cũng là lời khẳng định rằng trong tương lai sẽ có nhiều nhà thiết kế tài năng và có tư duy khác biệt gia nhập vào làng thời trang đang không ngừng phát triển của Việt Nam.
9X Sài Gòn hơn 10 năm sưu tầm đồ cổ
Mới 22 tuổi nhưng chàng sinh viên mỹ thuật Nguyễn Đức Huy đã có hơn 10 năm kinh nghiệm sưu tầm, đấu xảo cổ vật cùng nhiều bài nghiên cứu kỳ công về các di sản mỹ thuật Việt Nam.
Nguyễn Đức Huy, 22 tuổi, đang là sinh viên năm cuối khoa Mỹ thuật công nghiệp, Trường đại học Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Trong giới sưu tầm đồ cổ ở TP.HCM, Nguyễn Đức Huy là một trường hợp đặc biệt. Chàng trai đã có hơn 10 năm kinh nghiệm sưu tầm, đấu xảo cổ vật cùng nhiều bài nghiên cứu kỳ công về các di sản mỹ thuật Việt Nam.
Đức Huy sưu tầm tiền cổ từ năm 12 tuổi... - Lê Nam
Từ năm học lớp 6, Đức Huy đã bắt đầu nuôi dưỡng niềm yêu thích sưu tầm đồ cổ. Gần 100 tờ tiền Đông Dương, tiền Việt Nam qua các thời kỳ; sưu tầm gốm Cây Mai - biểu tượng tay nghề tinh xảo của nghệ nhân... đến nhiều bộ ảnh quý về các loại gốm đẹp tại đền, chùa, miếu.
Vừa sưa tầm vừa trao đổi, cậu tự nhận không còn giữ quá nhiều hiện vật trong nhà. Tuy nhiên, món đồ tâm đắc nhất của Đức Huy là con Lân đứng, cậu sưu tầm được cả cặp từ một ngôi nhà Tây ở Quận 3, TP.HCM, sau khi ngôi nhà được giải tỏa.
Nguyễn Đức Huy, 22 tuổi, sinh viên năm cuối Khoa Mỹ thuật công nghiệp, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) - Lê Nam
Sau thời gian nghiên cứu, sưu tầm đổ cổ, với một nguồn kiến thức nhất định, Đức Huy được mời làm cố vấn cho những nhà sưu tầm đấu giá khác.
"Nguồn kinh phí tới từ nhiều hướng, từ những việc mình bán những món mình sưu tầm, những món nho nhỏ mình tích cóp lại dần dần, mình vừa tạo được uy tín trong giới, vừa thu được tiền mà tư vấn của những vị khách đó", đó là động lực để cậu mở rộng và phát triển thêm bộ sưu tập của mình.
Đức Huy đã có hội góp mặt trong cuốn sách "Gốm Cây Mai: Đề ngạn - Sài Gòn xưa" của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng dưới tư cách là cộng sự - Lê Nam
Mới đây, Đức Huy đã có hội góp mặt trong cuốn sách Gốm Cây Mai: Đề ngạn - Sài Gòn xưa của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng dưới tư cách là cộng sự. Sách được xuất bản lần đầu năm 1994. Sau 26 năm, NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM đã tiến hành chỉnh lý và bổ sung thêm nhiều lập luận và hình ảnh sinh động minh chứng cho bề dày nghệ thuật của dòng gốm Cây Mai.
Về dự định trong thời gian tới, Đức Huy đang ấp ủ cùng nhóm bạn của mình cho ra đời một cuốn sách riêng nói hành trình sưu tầm đồ cổ và tìm hiểu về loại hình tranh kiếng xưa: "Mình muốn tập trung hết kỳ này cho tranh kiếng để có được một tác phẩm khác giúp cho giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn tới nguồn tư liệu của vùng Sài Gòn - Chợ Lớn".
Lê Nam
Muốn xin thực tập sau Tết nhưng sợ... lao lực, cô gái trẻ mếu máo khi được dân mạng nhắc nhở đôi điều "Đi làm mà đòi nhàn nhã thì bảo bố mẹ mở công ty cho mà vào làm". Thực tập là một giai đoạn không thể thiếu đối với mọi sinh viên trước khi bước ra khỏi giảng đường đại học, tuy nhiên, đáng buồn là ngày nay, thay vì tìm môi trường thực tập giúp mình tích lũy thật nhiều kinh nghiệm thì...