Đổ 1,5 triệu m3 chất thải vào biển Bình Thuận?
Ngày 2-11, ông Hồ Lâm, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận, cho biết vừa ký văn bản gửi Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam liên quan đến việc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 (Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong) xin phép “nhấn chìm” hơn 1,5 triệu m3 chất thải xuống biển.
Điều khó hiểu là do sợ đổ chất thải trên đất liền gây ô nhiễm song Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 lại xin “nhấn chìm” xuống biển (?!).
Theo nguồn tin của chúng tôi, khối lượng chất thải “khủng” trên được Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nạo vét luồng hàng hải, vũng quay tàu, khu nước trước bến chuyên dụng phục vụ cho Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Ông Hồ Lâm cho biết lượng chất thải này gồm bùn, đất, cát trong quá trình nạo vét.
Theo hồ sơ xin phép Bộ TN&MT của công ty này thì khối lượng nạo vét đổ thải lớn. Nếu đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền thì phải có diện tích lớn nhưng địa hình tại huyện Tuy Phong phức tạp, không có mặt bằng để thực hiện. Đồng thời việc đổ thải trên đất liền có khả năng nhiễm mặn, gây ô nhiễm môi trường. Do đó việc đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền không đạt hiệu quả về kinh tế- xã hội.
Video đang HOT
Điều khó hiểu là do sợ đổ chất thải trên đất liền gây ô nhiễm song Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 lại xin “nhấn chìm” xuống biển (?!). Theo ước tính, diện tích biển chứa lượng chất thải này khoảng 30 ha, cách đất liền khoảng ba hải lý và khá gần với Khu bảo tồn biển Hòn Cau (một trong 16 khu bảo tồn biển của Việt Nam). “Những tác động của việc đổ thải đối với Khu bảo tồn biển Hòn Cau là có thể xảy ra nên Sở đề nghị chủ đầu tư nghiên cứu tận dụng vật liệu nạo vét để san lấp các khu vực lấn biển” – Sở TN&MT nêu quan điểm.
Theo ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, Hòn Cau là một đảo nhỏ, cách đất liền chưa đầy 10 km. Toàn bộ diện tích của Khu bảo tồn biển Hòn Cau rộng khoảng 12.500 ha.
Thế nhưng Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, cảng chuyên dùng Vĩnh Tân (tiếp nhận tàu chở hàng trọng tải 30.000-200.000 tấn) xây khu lấn biển thì diện tích chồng lấn lên khu bảo tồn biển quá lớn. Mặc dù Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân có sau khu bảo tồn nhưng trung tâm này được chồng lấn đến hơn 1.000 ha khu bảo tồn… Vì vậy, tháng 9-2016, UBND tỉnh Bình Thuận phải đề nghị Bộ NN&PTNT giảm diện tích của khu bảo tồn biển hơn 1.000 ha.
Trước thông tin “nhấn chìm” lượng chất thải “khủng” trên, ông Huy rất bất ngờ. Ông Huy nói: “Việc đổ thải với số lượng lớn cách đất liền chỉ ba hải lý sẽ gây chết san hô và các loại thủy sinh khác sẽ bị diệt vong. Hệ quả là Khu bảo tồn biển Hòn Cau sẽ bị xóa sổ. Lẽ ra việc đổ chất thải Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận phải được biết bởi ảnh hưởng trực tiếp đến Khu bảo tồn biển Hòn Cau nhưng đến nay chúng tôi chưa nhận được thông tin nào”.
Vị trí “nhấn chìm” nằm trên tuyến vận tải ven biển sẽ làm ảnh hưởng đến tuyến vận tải biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận đã được Bộ GTVT công bố quyết định vào tháng 10-2014. Chiều 2-11, ông Nguyễn Anh Hữu, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Bình Thuận, cho biết ông vẫn chưa nghe thông tin gì về việc này. “Cảng vụ hàng hải Bình Thuận sẽ cho kiểm tra và có ý kiến nếu vị trí “nhấn chìm” chất thải nằm trên tuyến vận tải ven biển đã được Bộ GTVT phê duyệt” – ông Hữu nhấn mạnh.
Theo Phương Nam ( Pháp Luật TPHCM)
TP HCM thí điểm sản xuất điện từ rác
Nhà máy đặt tại bãi chôn lấp Phước Hiệp (Củ Chi) có công suất 200 kg mỗi ngày, sử dụng chất thải thực phẩm lấy từ chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn
UBND TP HCM vừa đồng ý cho một công ty của Nhật Bản hợp tác với Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị thành phố (Citenco) triển khai Mô hình thử nghiệm nhà máy xử lý chất thải hữu cơ dễ phân huỷ sinh học tái sinh năng lượng phát điện.
Nhà máy có công suất 200 kg mỗi ngày, sử dụng chất thải thực phẩm được lấy từ chương trình Phân loại chất thải rắn tại phường Bến Nghé, quận 1. Mô hình thử nghiệm được đặt tại bãi chôn lấp Phước Hiệp do Citenco quản lý (thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi) với diện tích khoảng 300 m2.
Mỗi ngày TP HCM phát sinh 7.600 tấn rác nhưng việc phân loại rác tại nguồn còn rất hạn chế. Ảnh: Hữu Nguyên
Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu 2 công ty này phải thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, trả lại mặt bằng sạch sau khi kết thúc thời gian thử nghiệm. Các bên phải cam kết hợp tác triển khai mô hình thử nghiệm không liên quan đến việc thực hiện dự án sau này (nếu có).
Trong quá trình thử nghiệm, nếu phát sinh ô nhiễm môi trường thì phải ngừng, chịu trách nhiệm khắc phục ô nhiễm. Thời gian thử nghiệm là 8 tháng kể từ tháng 10.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, mỗi ngày thành phố phát sinh khoảng 7.600 tấn rác và hiện có 75% lượng rác được xử lý theo công nghệ chôn lấp tại bãi rác Đa Phước (huyện Bình Chánh).
Việc phân loại rác tại nguồn còn rất hạn chế, dù đã được thí điểm nhiều lần nhưng hiện chỉ có một số phường đang thực hiện. Nguyên nhân do thiếu đầu tư hệ thống phân loại một cách đồng bộ, từ thùng rác tại mỗi gia đình, phương tiện vận chuyển có ngăn riêng và các bãi rác phải phân loại, tái chế đúng yêu cầu.
Theo Vnexpress
Người dân chặn cửa khu công nghiệp, quốc lộ 5 tê liệt nhiều giờ Hàng chục hộ dân ở Kim Thành, Hải Dương mang chất thải đổ ra cổng khu công nghiệp Lai Vu khiến giao thông trên quốc lộ 5 bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Khoảng 6.000 công nhân không vào được nhà máy tại khu công nghiệp Lai Vu sáng nay. Ảnh: CTV 6h sáng nay gần 50 người dân huyện Kim Thành (Hải Dương)...