DNP “hụt hơi”
Việc đẩy mạnh thâu tóm trong lĩnh vực nước sạch đã giúp quy mô và doanh thu của Công ty CP Nhựa Đồng Nai (HNX: DNP) không ngừng tăng.
Tuy nhiên do đầu tư kém hiệu quả nên lợi nhuận của doanh nghiệp này ngày càng “teo tóp”.
Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của DNP
Không chỉ lợi nhuận sụt giảm mạnh, mà tình hình tài chính của DNP cũng kém sắc khi áp lực nợ phải trả ngày càng lớn.
Tăng trưởng chững lại
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất nhựa, nhưng từ đến giai đoạn 2013-2014, DNP bắt đầu chuyển hướng sang sản xuất, cung ứng nước sạch sau thương vụ đầu tư vào Tổng công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam (Viwaseen) và Công ty CP Bình Hiệp.
Hiện DNP sở hữu 10 công ty con và công ty liên kết trong lĩnh vực nước sạch, bao gồm: CTCP Bình Hiệp (86,36%%), Nhà máy nước Đồng Tâm (52,68%), Công ty Cấp thoát nước Bình Thuận (57,26%), CTCP Sản xuất kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội (86,36%)… với tổng công suất thiết kế lên đến 1 triệu m3/ngày đêm. Ngoài ra, DNP cũng đầu tư 2 dự án nhà máy nước sạch có tổng công suất 160.000 m3/ngày đêm tại Bắc Giang và Long An.
Do liên tục tăng vốn để thực hiện M&A, nên tính đến cuối tháng 6/2019, vốn điều lệ của DNP đạt hơn 1.000 tỷ, gấp hơn 30 lần vốn chủ hữu năm 2013.
Video đang HOT
Chưa dừng lại, mới đây DNP tiếp tục phát hành gần 457 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo cho đối tác ngoại- Aep II Holdings Pte. Ltd, với lãi suất chi trả 5%/năm, có kỳ hạn 3 năm, có thể gia hạn một năm theo đề nghị của trái chủ.
Do đẩy mạnh đầu tư vào ngành nước, nên quy mô vốn và doanh thu của DNP đã tăng trưởng đột biến. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, tốc độ tăng trưởng của DNP có dấu hiệu chững lại.
Nợ “ngập đầu”
Cùng với sự chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực nước sạch, cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của DNP cũng thay đổi đáng kể. Tỷ trọng doanh thu mảng nước sạch từ 4,4% năm 2015, 4,68% trong 2016 đã tăng lên 8% trong năm 2018. Bên cạnh đó, cơ cấu lợi nhuận gộp cũng thay đổi mạnh mẽ hơn, với mảng nước sạch từ mức 13,3% năm 2015 đã tăng lên 45% trong những năm gần đây.
Kết thúc 9 tháng đầu năm nay, DNP đạt doanh thu thuần 2.020 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái do hợp nhất kết quả kinh doanh với nhiều doanh nghiệp nước. Tuy nhiên, áp lực lãi vay lớn đã khiến lợi nhuận sau thuế của DNP chỉ đạt vỏn vẹn gần 17 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Được biết tính đến cuối quý 3/2019, nợ phải trả của DNP cao gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu (5.407/1.946 tỷ đồng).
Lợi nhuận giảm mạnh, trong khi quy mô tài sản, nguồn vốn điều lệ tăng, khiến các chỉ số sinh lời của DNP giảm đáng kể. Báo cáo mới đây của Tổng giám đốc DNP đã chỉ ra một số khó khăn mà doanh nghiệp này phải đối mặt, đó là sự bão hòa, cạnh tranh ở các mảng nhựa hạ tầng, bao bì và doanh thu từ các khoản đầu tư mảng nhựa công nghiệp, nước sạch đều giảm mạnh.
Thách thức không nhỏ
Theo Hội Cấp thoát nước Việt Nam, tại 63 tỉnh, thành, làn sóng thâu tóm các doanh nghiệp nước sạch đang diễn ra rầm rộ với sự nhập cuộc của các đại gia trong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài.
Thực tế trên đã biến thị trường nước sạch được định giá hàng chục tỷ USD bị giành giật rất khốc liệt và DNP cũng rơi vào vòng xoáy này. Điều này đã và đang tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DNP khi doanh nghiệp này đang đầu tư kém hiệu quả và gánh trên vai những khoản nợ rất lớn.
Đối với mảng nhựa, mặc dù số lượng doanh nghiệp đông đảo nhưng 80% doanh nghiệp nhựa trong nước có quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp, chủ yếu làm gia công cho nước ngoài, chưa làm chủ được thương hiệu cũng như sản phẩm.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, với tình trạng nhập siêu nguyên liệu, DNP nói riêng và các doanh nghiệp nhựa nói chung cũng phải đối mặt với rủi ro lớn trong nguyên liệu đầu vào khi mức thuế nhập khẩu nguyên liệu nhựa tăng lên 3%. Trong khi đó, nhựa PP đang được nhập khẩu tới 80%, do đó việc triển khai mức thuế quan mới ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tác động gián tiếp đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Theo đó, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam được dự báo sẽ giảm 1% khi thuế nhập khẩu nhựa tăng lên 3%. Đây cũng là một trong những thách th2ức lớn đối với DNP trong lĩnh vực nhựa.
Phương Hà
Theo Enternews.vn
SAM Holdings mua hơn 3 triệu cổ phiếu Nhựa Đồng Nai
Công ty Cổ phần SAM Holdings (HoSE:SAM) vừa công bố đã mua vào 3,37 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai (HNX:DNP), tương ứng tỷ lệ 3,37% vốn điều lệ.
Giao dịch được thực hiện trong thời gian từ 31/10 đến 15/11. Trước đó, SAM chưa sở hữu cổ phiếu DNP nào.
SAM từng là cổ đông lớn của DNP. Tuy nhiên, ngày 29/3/2019, SAM đã bán ra toàn bộ hơn 6,7 triệu cổ phiếu DNP và không còn là cổ đông lớn tại đây. Giao dịch lúc đó được thỏa thuận với giá bình quân 17.200 đồng/cổ phiếu, tương đương số tiền SAM thu về 116 tỷ đồng.
Hiện, ông Hồ Anh Dũng - Ủy viên HĐQT của SAM Holdings đồng thời là Ủy viên HĐQT của DNP.
Theo giới thiệu, DNP được thành lập từ năm 1976 và tổ chức theo mô hình công ty đầu tư, gồm nhiều đơn vị thành viên (Nhựa Đồng Nai, Nhựa Tân Phú, DNP Water...).
Sau khi tái cơ cấu năm 2012, DNP đã vươn lên chiếm thị phần số 1 trong mảng ống nhựa hạ tầng cấp nước và thoát nước.
DNP bắt đầu chuyển hướng sang sản xuất, cung ứng nước sạch từ năm 2014 với việc đầu tư vào Tổng công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam (Viwaseen) và Công ty cổ phần Bình Hiệp. Cũng từ đây, DNP liên tiếp tăng vốn điều lệ và liên tục tiến hành mua lại cổ phần của nhiều doanh nghiệp ngành nước.
Ghi nhận từ báo cáo tài chính soát xét bán niên 2019, tới cuối tháng 6/2019, sau 5 lần tăng vốn, vốn điều lệ của DNP đạt hơn 1.000 tỷ đồng, với tổng tài sản đạt hơn 7.058 tỷ đồng, gấp 25 lần năm 2013, vốn chủ sở hữu gấp hơn 30 lần.
Trong lĩnh vực sản xuất nhựa, tính tới cuối tháng 6/2019, bên cạnh Nhà máy Đồng Nai, DNP đang sở hữu 2 công ty khác là Nhựa Tân Phú (51,01%) và Nhựa Đồng Nai miền Trung (99,33%).
Còn trong ngành nước, DNP đang đầu tư và sở hữu hơn 10 công ty con và công ty liên kết như Công ty cổ phần Bình Hiệp (86,36%%), Nhà máy nước Đồng Tâm (52,68%), Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận (57,26%), Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội (86,36%), Công ty cổ phần Công trình Đô thị Châu Thành (90,28%), Công ty cổ phần Cấp thoát nước Tây Ninh (59,41%)... với tổng công suất thiết kế lên đến 1 triệu m3/ngày đêm, trải dài trên 11 địa phương, theo Báo cáo Thường niên 2018 của DNP.
Bên cạnh đi thâu tóm doanh nghiệp khác, DNP cũng trực tiếp triển khai song song 2 dự án nhà máy nước sạch có tổng công suất 160.000 m3/ngày đêm tại Bắc Giang và Long An. Công ty này đặt mục tiêu, trong 5 năm tới tăng công suất lên gấp đôi, tương đương 2 triệu m3/ngày.
Cẩm Thư
Theo vietnamfinance.vn
Nhựa Đồng Nai "sa lầy" trong nước sạch Mới bước chân vào ngành nước sạch, nhưng Công ty CP nhựa Đồng Nai (DNP) đã thâu tóm, mua lại hàng loạt công ty tại nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, "canh bạc" này lại khiến lợi nhuận sau thuế của Công ty đang giảm mạnh. Vậy điều gì đang xảy ra? Để nhảy vào sân chơi nước sạch, năm 2016,...