DN rất khó tiếp cận các nguồn vốn
Gần 200 DN thuộc nhiều lĩnh vực và 17 tổ chức tài chính trong và ngoài nước đã tham dự hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn đầu tư phục hồi sản xuất, kinh doanh hậu Covid-19″ do Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức.
Theo điều tra PCI 2019 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của USAID, có tới 35% DN cho rằng khó khăn lớn nhất là tiếp cận nguồn vốn. Có một tỷ lệ lớn DN khó tiếp cận nguồn vốn vay chính thống, chỉ có thể tiếp cận những khoản vay ngắn hạn. Tỷ lệ DN tiếp cận được khoản vay trung và dài hạn rất hạn chế.
Các DN nhỏ hay siêu nhỏ thường phải chịu chi phí vay đắt đỏ hơn so các DN vừa và lớn. Đáng lưu ý là DN sẽ không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp dù có ý tưởng, kế hoạch kinh doanh tốt, bài bản.
Để gỡ khó cho DN, ông Bùi Hữu Thêm, Phó Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM kiến nghị, hiện nay, rất cần vai trò hỗ trợ từ nhà nước, làm “bà đỡ” cho các DN trong quá trình tiếp cận các nguồn vốn. Với những DN có tài sản thế chấp để vay vốn nhưng vẫn bị vướng thủ tục, nhà nước có thể đứng ra bảo lãnh hoặc hợp thức hóa để đưa vào thế chấp.
Video đang HOT
Còn với DN có dự án tốt, nhất là các DN khởi nghiệp thì nhà nước có thể kết nối với ngân hàng để thẩm định các dự án tiềm năng nhằm giúp DN nhanh chóng có được nguồn vốn đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là cách để TPHCM tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp nhanh và bền vững”.
MSB lãi hơn 1.666 tỷ đồng trong 9 tháng
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020 vừa công bố, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) cán mốc trên 1.666 tỷ đồng - đạt gần 116% kế hoạch năm.
Giao dịch tại MSB.
Cụ thể, kết thúc quý III/2020, tổng tài sản của MSB đạt gần 166.500 tỷ, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế tăng mạnh, đạt trên 1.666 tỷ, bằng 156,6% cùng kỳ 2019.
Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.327 tỷ, tăng xấp xỉ 53%. Tổng cho vay khách hàng đạt gần 73.500 tỷ, tăng gần 27% so với cùng kỳ và gần 15,5% so với cuối 2019.
Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng tiếp tục ghi nhận tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng 29% so với cùng kỳ năm trước và 15% so với số cuối năm 2019. Tỷ trọng CASA trên tổng tiền gửi khách hàng đạt gần 23%.
Lũy kế 9 tháng, tổng thu nhập thuần ghi nhận đạt trên 4.805 tỷ, trong đó thu nhập lãi thuần đạt trên 3.287 tỷ, thu nhập từ phí đạt hơn 497 tỷ, tăng lần lượt 61% và gần 42% so với cùng kỳ 2019.
Với diễn biến khó lường của dịch Covid-19 và sự biến động của nền kinh tế, hoạt động tài chính của MSB vẫn đảm bảo tính an toàn, lành mạnh.
Tính riêng cho mảng ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn CAR tính theo Thông tư 41 đạt 10,61%, tỷ lệ nợ xấu ghi nhận ở mức 2,34%. MSB cũng đã tất toán toàn bộ trái phiếu đặc biệt VAMC hồi cuối tháng 9.
Liên quan tới cổ phiếu, ngân hàng vẫn đang triển khai kế hoạch niêm yết. Đầu tháng 10/2020, Sở giao dịch Chứng khoán Hồ Chi Minh đã chính thức thông báo tiếp nhận hồ sơ niêm yết của ngân hàng, MSB đăng ký niêm yết 1.175 triệu cổ phiếu, tương đương với vốn điều lệ là 11.750 tỷ đồng.
Agribank - Top 3 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam năm 2019 Với kết quả kinh doanh cao nhất từ trước tới nay, năm 2019 Agribank xuất sắc vươn lên vị trí thứ 3 trong danh sách xếp hạng V1000 - 1000 Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam năm 2019. Từ năm 2016 đến nay, đây là năm thứ 4 Tổng cục Thuế công bố các doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất trong...